Cơ hội du lịch

Vĩnh Long tìm giải pháp phát triển sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm du lịch đặc trưng

Chủ nhật, 04/08/2024, 13:38 PM

(NSMT) – Hiệp hội Du lịch tỉnh Vĩnh Long vừa phối hợp Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Công ty Tân Hiệp Phát II tổ chức Hội thảo với chủ đề “Phát triển sản phẩm cho thị trường quà tặng, quà lưu niệm du lịch đặc trưng Vĩnh Long”.

Phát biểu khai mạc và đề dẫn hội thảo, Thạc sĩ Thái Văn Tào - Phó Chủ tịch Liên hiệp hiệp các hội KH&KT cho biết: Qua hội thảo này sẽ góp phần nâng cao năng lực và phát huy vai trò của các hội, các tổ chức, đơn vị, chính quyền địa phương cùng tham gia, để tuyên truyền, vận động, nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, nhằm liên kết, phối hợp các cấp, các ngành, doanh nghiệp trong tổ chức các hoạt động thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Long phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại Hội thảo “Phát triển sản phẩm cho thị trường quà tặng, quà lưu niệm du lịch đặc trưng Vĩnh Long”.

Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại Hội thảo “Phát triển sản phẩm cho thị trường quà tặng, quà lưu niệm du lịch đặc trưng Vĩnh Long”.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Quyên Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long phát biểu chỉ đạo tại hội thảo.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Quyên Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long phát biểu chỉ đạo tại hội thảo.

Thạc sĩ Nguyễn Xuân Hoanh - Phó GĐ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phát biểu tại hội thảo.

Thạc sĩ Nguyễn Xuân Hoanh - Phó GĐ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phát biểu tại hội thảo.

Tiến sĩ Nguyễn Bách Khoa - Nguyên Trưởng BTG Tỉnh ủy, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Vĩnh Long phát biểu tại hội thảo.

Tiến sĩ Nguyễn Bách Khoa - Nguyên Trưởng BTG Tỉnh ủy, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Vĩnh Long phát biểu tại hội thảo.

Thạc sĩ Thái Văn Tào - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Long phát biểu khai mạc và đề dẫn hội thảo.

Thạc sĩ Thái Văn Tào - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Long phát biểu khai mạc và đề dẫn hội thảo.

Tiến sĩ Trần Văn Thận - Trưởng phòng QLKH, Trường ĐH Cửu Long phát biểu tại hội thảo.

Tiến sĩ Trần Văn Thận - Trưởng phòng QLKH, Trường ĐH Cửu Long phát biểu tại hội thảo.

Đại diện Công Ty Du Lịch Mekong Travel phát biểu tại hội thảo.

Đại diện Công Ty Du Lịch Mekong Travel phát biểu tại hội thảo.

Chị Hồ Thanh Thảo, ngụ TP. Vĩnh Long giới thiệu sản phẩm vẽ tranh trên nền Gốm đỏ góp phần giữ gìn làng nghề truyền thống của quê hương và quảng bá các di tích lịch sử, địa điểm nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Long thông qua các sản phẩm quà tặng du lịch.

Chị Hồ Thanh Thảo, ngụ TP. Vĩnh Long giới thiệu sản phẩm vẽ tranh trên nền Gốm đỏ góp phần giữ gìn làng nghề truyền thống của quê hương và quảng bá các di tích lịch sử, địa điểm nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Long thông qua các sản phẩm quà tặng du lịch.

Tạo điều kiện thuận lợi để các hội, các tổ chức, cá nhân phát huy lợi thế, nghiên cứu, hình thành và giới thiệu các sản phẩm du lịch đặc trưng của đơn vị, địa phương và cá nhân một cách cụ thể, nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẩn du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, giao lưu văn hóa, cũng như đáp ứng nhu cầu của du khách sau khi ra về sẽ có sản phẩm, quà lưu niệm đặc trưng được mang về từ tỉnh Vĩnh Long, từ đó du khách sẽ có những quảng bá về du lịch và những đặc sản hàng hóa, sản phẩm du lịch đặc trưng, để gia tăng tính thương mại hóa các sản phẩm hàng hóa và sản phẩm du lịch của tỉnh nhà, trực tiếp góp phần vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khác, đáp ứng nhu cầu thị trường quà tặng, quà lưu niệm của sản phẩm du lịch địa phương và của tỉnh, đồng thời góp phần phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, của ngành và các địa phương trong thực tại và sắp tới.

Làng Gốm Tư Buôi, Khu dân cư Minh Linh, phường 5, TP. Vĩnh Long là địa điểm du lịch đẹp về Giới thiệu về Gốm đỏ và các sản phẩm quà tặng du lịch được làm từ Gốm đỏ.

Làng Gốm Tư Buôi, Khu dân cư Minh Linh, phường 5, TP. Vĩnh Long là địa điểm du lịch đẹp về Giới thiệu về Gốm đỏ và các sản phẩm quà tặng du lịch được làm từ Gốm đỏ.

Sản phẩm vẽ tranh trên nền Gốm đỏ góp phần giữ gìn làng nghề truyền thống của quê hương và quảng bá các di tích lịch sử, địa điểm nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Long thông qua các sản phẩm quà tặng du lịch.

Sản phẩm vẽ tranh trên nền Gốm đỏ góp phần giữ gìn làng nghề truyền thống của quê hương và quảng bá các di tích lịch sử, địa điểm nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Long thông qua các sản phẩm quà tặng du lịch.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Quyên Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long trải nghiệm vẽ tranh trên Gốm đỏ cùng học sinh.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Quyên Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long trải nghiệm vẽ tranh trên Gốm đỏ cùng học sinh.

Ông Nguyễn Văn Buôi (đứng giữa) giới thiệu các sản phẩm được làm từ Gốm đỏ.

Ông Nguyễn Văn Buôi (đứng giữa) giới thiệu các sản phẩm được làm từ Gốm đỏ.

Empty
Empty
Empty

“Và sau hội thảo này, Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Hiệp Hội Du lịch sẽ phối hợp các ngành, các tổ chức, cá nhân có liên quan đề xuất bước đầu với Bí thư  Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về lựa chọn quà tặng và quà lưu niệm, và cũng sẽ tiếp tục xây dựng các mối liên kết với các tổ chức, các cá nhân để mở rộng hoạt động nghiên cứu và ứng dụng, phát triển sản phẩm du lịch, phục vụ phát triển ngành du lịch của tỉnh, du lịch ở các địa phương, cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nói chung và hội viên HHDL nói riêng, để không ngừng phát triển trong thời gian tới.” Thạc sĩ Thái Văn Tào nhấn mạnh.

Phát biểu tham luận tại hội thảo, Tiến sĩ Phan Văn Phùng - Phó Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Cửu Long chia sẻ: "Cần phải tìm ra các yếu tố tác động đến mức chi tiêu của du khách, để từ đó phát triển thị trường quà lưu niệm theo nhu cầu cũng như thị hiếu của du khách và khai thác tốt nhất nguồn thu từ các mặt hàng quà lưu niệm. Ngoài ra, muốn xây dựng và phát triển sản phẩm quà tặng lưu niệm phải có một ban ngành riêng biệt, cụ thể để quản lý hệ thống các sản phẩm quà tặng lưu niệm trên cả hai phương diện Kinh tế và du lịch. Cơ quan ban ngành cần quy hoạch phát triển quà tặng lưu niệm đặc trưng và thể hiện tính thương hiệu theo từng địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Đầu tư và phát triển quà lưu niệm đặc trưng của từng địa phương bằng cách tăng cường khai thác, kết hợp các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm từ các làng nghề truyền thống nhằm khôi phục và phát huy các làng nghề truyền thống; đồng thời, đa dạng nhiều sản phẩm quà tặng lưu niệm của địa phương.

Tổ chức thiết kế sản phẩm quà lưu niệm và quà tặng là những thiết kế sản phẩm mô phỏng, cách điệu theo các sản phẩm văn hóa đặc trưng, các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh,... của địa phương để ứng dụng vào sản xuất sản phẩm trên các chất liệu đa dạng và kích cở khác nhau phục vụ nhu cầu quà tặng của du khách. Bên cạnh đó, người dân địa phương cần có ý thức tự giác, tham gia các buổi họp của cơ quan địa phương để nắm bắt thông tin, chính sách, chiến lược phát triển du lịch được áp dụng. Mọi người dân cần phải chung tay giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa địa phương trong con người, trong sự thân thiện của hoạt động buôn bán để xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt du khách."

Ngoài ra tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận, giới thiệu các tiềm năng, những sản phẩm quà tặng lưu niệm du lịch đặc trưng của tỉnh cùng những giải pháp phù hợp để các sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm thật sự thu hút du khách khi đến tham quan du lịch tại Vĩnh Long. Đồng thời, đưa ra nhiều giải pháp gắn kết hiệu quả chuỗi giá trị du lịch, góp phần tăng chi tiêu du khách khi đến địa phương, quảng bá nét văn hoá truyền thống của quê hương Vĩnh Long đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Thị Quyên Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đánh giá cao việc tổ chức hội thảo và các tham luận  trình bày tại hội thảo rất tâm huyết, chất lượng, sáng tạo, mới mẻ của các diễn giả là các nhà khoa học, các nhà quản lý, doanh nghiệp và cá nhân khởi nghiệp. Qua các ý kiến đã cho thấy được thực trạng về sản phẩm, sự quan tâm đối với sản phẩm quà tặng. Đề án phát triển du lịch đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Vĩnh Long xác định và tập trung sản phẩm du lịch gồm sản phẩm đặc sắc, dịch vụ chuyên nghiệp, môi trường vệ sinh xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện. Việc phát triển sản phẩm du lịch cần mang tính đặc thù, tạo điểm nhấn đặc trưng của từng địa phương và có tính liên kết cao; ưu tiên các ý tưởng phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với thị trường và du khách.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị thời gian tới, các cấp, các ngành và địa phương trong tỉnh cần quan tâm, hỗ trợ phát triển và quy hoạch vùng nguyên liệu sản phẩm du lịch; hỗ trợ quảng bá và xúc tiến sản phẩm làng nghề trên các kênh thương mại điện tử; cần có cơ chế, chính sách cho nghệ nhân làng nghề truyền thống.

---> Cần Thơ: Khai mạc diễn tập khu vực phòng thủ huyện Phong Điền năm 2024

Trung Phạm  
“Những dòng sông nhớ” giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hoá, du lịch đặc trưng của TP Ngã Bảy

“Những dòng sông nhớ” giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hoá, du lịch đặc trưng của TP Ngã Bảy

(NSMT) - Tối 28/6, Ủy ban nhân dân TP. Ngã Bảy đã tổ chức lễ khai mạc Ngày hội du lịch và xúc tiến đầu tư TP. Ngã Bảy năm 2024 với chủ đề “Những dòng sông nhớ”. Ngày hội diễn ra trong 2 ngày 28 – 29/6 tại khuôn viên bờ hồ Ngã Bảy (khu vực VI, phường Ngã Bảy, TP Ngã Bảy).

Cù lao Tân Lộc điểm du lịch miệt vườn lý tưởng xứ Tây Đô

Cù lao Tân Lộc điểm du lịch miệt vườn lý tưởng xứ Tây Đô

(NSMT) - Chiều 7/6, tại phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, Ủy ban nhân dân quận Thốt Nốt phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ long trọng tổ chức khai mạc Ngày hội Vườn trái cây Tân Lộc năm 2024. Ngày hội diễn ra từ ngày 7/6 - 10/6/2024 (nhằm ngày 2/5 đến 05/5 âm lịch) với nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn.

Đề xuất sản phẩm du lịch lễ hội văn hoá sông nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Đề xuất sản phẩm du lịch lễ hội văn hoá sông nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Xây dựng sản phẩm lễ hội văn hóa sông nước là một hướng đi khai thác tiềm năng văn hóa đặc sắc của tỉnh Sóc Trăng. Trên sông Maspero có thể xây dựng sản phẩm Lễ hội Sông Trăng hàng năm. Giai đoạn 2026-2030 sẽ liên tiếp tổ chức 5 lễ hội, mỗi năm có một chủ đề riêng để giới thiệu về tiềm năng, sản phẩm du lịch và các giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc, của 3 dân tộc Kinh-Khmer-Hoa. Mỗi lễ hội sẽ có nhiều tiểu đề tích hợp các tiềm năng, sản phẩm và dịch vụ du lịch nhất định, vừa mang tính truyền thông, vừa kích cầu du lịch Sóc Trăng.

Caravan Farmtrip: Hành trình khám phá và phát triển du lịch Cần Thơ – Hậu Giang

Caravan Farmtrip: Hành trình khám phá và phát triển du lịch Cần Thơ – Hậu Giang

(NSMT) - Trong 3 ngày 29 - 31/3, Công ty TNHH Travel và Caravan, Công ty Cổ phần Nam Quốc Group phối hợp cùng Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ và Du lịch Khang Anh, Công ty Du lịch Thám hiểm và Sự kiện Đồng bằng Mekong tổ chức “Caravan Farmtrip” – một chương trình nhằm khảo sát và phát triển du lịch bền vững tại khu vực ĐBSCL.

Trà Vinh có thêm 2 điểm du lịch tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu Long

Trà Vinh có thêm 2 điểm du lịch tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu Long

(NSMT) - Nằm trong khuôn khổ Hội thảo “Xây dựng, phát triển tour - tuyến và các sản phẩm đặc thù của du lịch Đồng bằng sông Cửu Long”, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã trao quyết định công nhận tỉnh Trà Vinh có 2 điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL gồm Điểm du lịch sinh thái dựa vào Cộng đồng Cồn Hô; Bảo tàng văn hóa Dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh.

Về 9 cửa sông

Về 9 cửa sông

Mekong chảy qua lãnh thổ 6 nước, trong đó có Việt Nam. Khi vào địa phận nước ta, sông có tên gọi Cửu Long, phân 2 nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu, đổ ra biển qua 9 cửa: Tiểu, Ðại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Ðịnh An, Ba Thắc (Bassac) và Trần Ðề. Hành trình du ngoạn tìm về 9 cửa sông là trải nghiệm đầy ấn tượng.