Văn hóa

Vĩnh Long tổ chức lễ giỗ Quan Tiền tướng quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn

Thứ tư, 14/02/2024, 09:16 AM

(NSMT) – Trong 2 ngày, 12 – 13/2 (nhằm mùng 3 và mùng 4 Tết), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn đã tổ chức Lễ giỗ lần thứ 204 Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn (1820-2024), tại ấp Giồng Thanh Bạch, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn.

Trong 2 ngày diễn ra lễ giỗ đã có hàng ngàn người dân tại Vĩnh Long, Trà Vinh và các địa phương khác lại tề tựu về Lăng ông Tiền quân Thống chế Điều bát để thắp hương, cúng bái, tưởng nhớ vị tiền nhân đã mở cõi vùng đất này.

Theo cuốn "Di tích lịch sử – văn hóa tỉnh Vĩnh Long", ông Nguyễn Văn Tồn (tên thật Thạch Duồng) là người Khmer, quê làng Nguyệt Lãng, xã Bình Phú, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh; dưới thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát. Thuở nhỏ, ông theo Chúa Nguyễn, hết lòng tận tụy trung thành nên được cho làm Cai Đội và cho phép chuyển sang mang "quốc thích". Từ năm 1786-1789, ông theo Chúa Nguyễn chạy sang Vọng Các (Bangkok - Thái Lan). Khi Nguyễn Ánh khá mạnh, trở về nước, ông được phân công đi chiêu mộ thành lập một đội quân người Khmer và lãnh nhiệm vụ thống quản đội quân đó. Ông lại được lệnh theo Võ Tánh giữ thành Bình Định, bị Tây Sơn bắt. Ông hết dạ trung thành với chúa Nguyễn, tìm cách trốn về Nam.

Bàn thờ Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn trong gian chánh điện.

Bàn thờ Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn trong gian chánh điện.

Phần mộ Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn và phu nhân.

Phần mộ Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn và phu nhân.

Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đến viếng, thắp hương Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn.

Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đến viếng, thắp hương Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn.

Các đoàn chuẩn bị lễ vật vào dâng cúng Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn.

Các đoàn chuẩn bị lễ vật vào dâng cúng Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn.

Gia đình nhiều thế hệ cùng nhau đến thắp hương Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn để cùng nhau giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa địa phương.

Gia đình nhiều thế hệ cùng nhau đến thắp hương Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn để cùng nhau giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa địa phương.

Sách ghi chép lại rằng ông có tướng mạo khôi ngô, võ nghệ cao cường, tính tình cương trực. Năm Gia Long thứ nhất (1802), ông được thăng Cai Cơ, trấn giữ đồn Trà Ôn (thuộc Trấn Giang) kiêm quản phủ Trà Vinh và Mân Thít (thuộc Vĩnh Trấn). Ông có công giúp nhà Nguyễn dẹp loạn ở biên giới Tây Nam. Năm 1810, Cao Miên xảy ra nội chiến, quân Xiêm nhân cơ hội xâm lấn bờ cõi xứ này. Ông phụng lệnh triều đình theo đại quân Thoại Ngọc Hầu sang chiến đấu với quân Xiêm ở thành Lavek (Cao Miên). Thắng trận, uy danh ông vang lừng và được ban ở lại trấn thủ thành Nam Vang với trọng trách bảo hộ xứ Cao Miên. Một thời gian sau, ông được trở về trấn thủ Trà Ôn, Cầu Kè. Dịp này, ông cùng dân binh ra sức khai hoang mở đất, trồng trọt hoa màu và thành lập xóm làng.

Đông đảo người dân từ khắp nơi đến viếng Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn.

Đông đảo người dân từ khắp nơi đến viếng Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn.

Đại diện các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long thắp hương Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn.

Đại diện các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long thắp hương Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn.

Gia đình chị Tăng Mỹ Hạnh, quê huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long hiện đang sinh sống tại TP. Cần Thơ nhưng hàng năm gia đình đều dành thời gian đến viếng, dâng hương Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn.

Gia đình chị Tăng Mỹ Hạnh, quê huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long hiện đang sinh sống tại TP. Cần Thơ nhưng hàng năm gia đình đều dành thời gian đến viếng, dâng hương Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn.

Múa lân là nội dung không thể thiếu trong lễ giỗ Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn.

Múa lân là nội dung không thể thiếu trong lễ giỗ Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn.

Dịp này, ông cùng dân binh ra sức khai hoang mở đất, trồng trọt hoa màu và thành lập xóm làng. Sau khi ông mất, mộ được xây ở Trà Ôn, người dân đổ xô đến thắp hương. Kể từ đó, tín ngưỡng thờ ông Thống chế Điều bát xuất hiện và ngày càng phổ biến.

Dàn nhạc Tùa lầu cấu biểu diễn tại buổi lễ.

Dàn nhạc Tùa lầu cấu biểu diễn tại buổi lễ.

Biểu diễn nhạc ngũ âm của đồng bào Khmer tại buổi lễ.

Biểu diễn nhạc ngũ âm của đồng bào Khmer tại buổi lễ.

Múa Sa – dăm, múa dân gian Khmerphục vụ người dân tại buổi lễ.

Múa Sa – dăm, múa dân gian Khmerphục vụ người dân tại buổi lễ.

Hát bội phục vụ người dân tại buổi lễ.

Hát bội phục vụ người dân tại buổi lễ.

Đồng diễn dưỡng sinh tập thể của người dân địa phương.

Đồng diễn dưỡng sinh tập thể của người dân địa phương.

Suốt hàng trăm năm qua, người dân Trà Ôn vẫn giữ lệ tổ chức Lễ hội Lăng Ông vào mùng 3 và mùng 4 Tết Nguyên đán hằng năm mang ý nghĩa cầu phước vào những ngày xuân và quan Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn trở thành vị phúc thần của bà con 3 dân tộc Kinh, Khmer,  Hoa. Trong các ngày này, hàng ngàn người Việt, Hoa, Khmer ở vùng Trà Ôn, Cầu Kè,Trà Vinh, Sóc Trăng… về tham dự. Lễ giỗ quan Thống chế mang ý nghĩa là lễ cầu phước vào những ngày đầu xuân. Ngoài ra, người dân đến lễ bái còn có ý nghĩa uống nước nhớ nguồn. Do đó, tuy là lễ giỗ, nhưng cũng có đầy đủ nghi tiết như Túc yết, Chánh tế, tế Tiền hiền, Hậu hiền, xây chầu, Đại bội và Hát bội. Ngoài ra, vì đây là những ngày đầu xuân nên bà con người Hoa thường tổ chức múa lân, nhạc Tùa Lầu Cấu, bà con người Khmer trình diễn nhạc ngũ âm, múa Sa – dăm, múa dân gian Khmer, bà con người Kinh thì tổ chức hát bội… đã tái hiện được những nét sinh hoạt văn hoá cổ xưa của người dân vùng Trà Ôn. Quan Thống chế điều bát Nguyễn Văn Tồn trở thành vị phúc thần của ba dân tộc Việt, Hoa và Khmer tại Trà Ôn.

Lễ hội Lăng Ông Trà Ôn thể hiện lòng tri ân sâu sắc của nhân dân các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer đối với vị tướng có công với dân, với nước. Đồng thời thông qua lễ hội khơi dậy tinh thần đoàn kết, tình yêu thương gắn bó của dân tộc Kinh, Hoa, Khmer trong cộng đồng để cùng nhau xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp. Lễ hội Lăng Ông Trà Ôn là sự tổng hòa, thống nhất trong đa dạng về loại hình nghệ thuật dân gian nhưng lại mang những nét độc đáo riêng biệt của từng dân tộc Kinh, Hoa, Khmer sinh sống tại vùng đất Trà Ôn. Với giá trị tiêu biểu, Lễ hội Lăng Ông Trà Ôn được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 261/QĐ-BVHTTDL ngày 22/01/2020.

Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết: “Hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có 69 di tích được xếp hạng, trong đó có 13 di tích cấp quốc gia và 56 di tích cấp tỉnh. Tỉnh ủy và Lãnh đạo UBND tỉnh luôn chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa đã được công nhận và được xếp hạng, trong thời gian vừa qua nhiều giải pháp đã được triển khai thực hiện. Lễ hội Lăng ông Thống chế Điều Bát Nguyễn Văn Tồn là một trong những di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và đây cũng là một nét đẹp đầu xuân của tỉnh Vĩnh Long đã thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài tỉnh nhân dịp Tết đến xuân về.

Với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, trong thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư để làm sao cho văn hóa xứng đáng với giá trị vật chất tinh thần, phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Tiếp tục đầu tư để nâng cấp, đặc biệt là cơ sở hạ tầng để tạo thuận tiện cho người dân cũng như du khách có thể đến tham quan du lịch và trải nghiệm. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thuyết minh, giới thiệu, quảng bá để du khách có trải nghiệm và có hoạt động thu hút người dân trong và ngoài tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động gắn kết với du lịch cộng đồng để tăng cường giá trị di sản, quảng bá và thu hút được nhiều người đến tỉnh Vĩnh Long thông qua các hoạt động mang tính chất truyền thống dân gian.”

Lễ hội đã có sức sống mạnh mẽ, tầm ảnh hưởng không chỉ trong phạm vi ở vùng Trà Ôn mà còn lan rộng ra cả tỉnh Vĩnh Long và các địa phương khác, thu hút số lượng lớn người tham gia. Trong tâm thức của nhân dân huyện Trà Ôn, Đức Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn là đấng linh thiêng, bởi thế cầu phước trong ngày giỗ của Đức ông sẽ giúp nhân dân trong vùng có được mùa màng bội thu, hoa quả tươi tốt, làm ăn phát đạt, gia đình yên vui và xóm ấp bình an. 

Đây cũng là một địa điểm du lịch Vĩnh Long hấp dẫn được du khách thập phương ghé thăm thưởng ngoạn phong cảnh, thắp hương cầu may đầu năm và xem các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian. Qua đó làm phong phú thêm những nhu cầu tâm thức, tâm linh và nâng cao thêm vốn hiểu biết về văn hóa các vùng quê thuộc miệt vuờn Nam bộ.

- Một số hình ảnh tại lễ giỗ Quan Tiền tướng quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn

Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Trung Phạm  
Bệnh tiểu đường và các nguy cơ khôn lường với sức khoẻ

Bệnh tiểu đường và các nguy cơ khôn lường với sức khoẻ

(NSMT) - Vừa qua, Hội LHPN quận Ninh Kiều phối hợp Công ty bảo hiểm Dai-ichi Life Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình sức khỏe và hạnh phúc" cho gần 120 cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn quận Ninh Kiều.

"Thủ lĩnh" Misa: "Cha dạy tôi đừng bao giờ giúp đỡ người khác mà trông chờ trả ơn"

“Con giúp người này thì người khác sẽ giúp con, đừng bao giờ giúp đỡ ai mà trông chờ người đó phải trả ơn con” – Đó là bài học của cha đã theo chị Đinh Thị Thúy - Tổng giám đốc công ty phần mềm MISA suốt chặng đường thành công của mình.

Bố đơn thân và hành trình nuôi con gái mắc bệnh Down

Bố đơn thân và hành trình nuôi con gái mắc bệnh Down

Trở thành cha mẹ luôn là hành trình thật thiêng liêng, hạnh phúc nhưng cũng đầy gian nan. Khoảnh khắc con đến thế gian, niềm hy vọng lớn nhất của cha mẹ là con cái thật khỏe mạnh, bình an. Thế nhưng với nhiều bậc làm cha mẹ, điều đó lại trở thành mong ước không hề đơn giản.

“Nữ tướng” trong mắt bố

“Nữ tướng” trong mắt bố

Niềm vui và tự hào trào dâng trong lòng tôi khi nghĩ về hai con gái Thuý và Vân. Các con đã không chỉ thành đạt trong sự nghiệp mà còn giữ tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ.

Cổ nhân khuyên gì từ câu nói “nghèo củi, giàu bể nước”?

Cổ nhân khuyên gì từ câu nói “nghèo củi, giàu bể nước”?

Cổ nhân dạy “Nghèo củi, giàu bể nước”. Ý nghĩa câu nói này có thể giúp chúng ta khám phá ra cách tích lũy tài lộc trong gia đình.

Cha nghèo lo sợ con gái học nhiều... ế chồng

Cha nghèo lo sợ con gái học nhiều... ế chồng

Tác giả Nguyễn Thị Thương kể, cha cô sợ con gái học nhiều ế chồng nhưng kỳ thực trên chiếc xe đạp cà tàng ông đã mang cho con gái từng cơm nắm, bơ gạo, dăm ba quả trứng và "không cho phép" con được bỏ bất cứ cuộc thi nào.

“Đồng vợ, đồng chồng...”

“Đồng vợ, đồng chồng...”

(NSMT) - Ðể xây dựng gia đình hạnh phúc, cần có sự vun đắp, phối hợp ăn ý của các thành viên trong nhà. Ði làm kiếm tiền, tạo dựng kinh tế hay ở nhà nội trợ, nuôi dạy con cái… đều quan trọng như nhau. Nhiều cặp vợ chồng thấu hiểu vai trò của bạn đời nên cư xử khéo léo, trân trọng, song cũng không ít trường hợp xem nhẹ “người ở nhà”, dẫn đến sứt mẻ tình cảm…