Vượt gần 2.000km đến Hà Nội nhận giải cuộc thi “Cha và con gái”
Hào hứng, vui mừng, mong chờ,…. là những cảm xúc của các độc giả khi đặt chân tới TP. Hà Nội tham dự Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi “Cha và con gái” diễn ra vào chiều ngày 28/6.
Vào 15h00 phút chiều ngày 28/6 tại TP. Hà Nội sẽ diễn ra Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết chủ đề: “Cha và con gái” do Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức.
Với sức hút của cuộc thi, không chỉ có các độc giả đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội hào hứng tham dự mà còn có rất nhiều các tác giả khác ở mọi miền Tổ quốc cũng đã có mặt tại Thủ đô từ rất sớm để tham dự Lễ tổng kết và trao giải.
Vượt gần 2.000 km từ Cần Thơ đến Hà Nội tham dự lễ trao giải, tác giả Hồ Bé Linh (Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) không giấu nổi cảm xúc vui mừng và hào hứng khi được quay lại Thủ đô Hà Nội trong thời tiết vô cùng dễ chịu, mát mẻ.
“Đây là lần thứ 4 em được đặt chân tới Hà Nội, lần gần đây nhất cách đây 2 năm trước. Mặc dù chặng đường khá dài và xa nhưng em vô cùng hào hứng khi đến Thủ đô để tham dự lễ tổng kết và trao giải. Đây là cuộc thi vô cùng ý nghĩa và có giá trị nhân văn sâu sắc nên em thực sự rất mong chờ kết quả cuộc thi”, Hồ Bé Linh hào hứng chia sẻ.
Theo Linh, dù không phải lần đầu tiên đến với Hà Nội nhưng mỗi lần tới đây, nơi này vẫn luôn mang tới cho cô gái miền Tây này những cảm xúc mới lạ, khó tả. Đặc biệt là sự trở lại lần này với một vai trò cực thú vị và hấp dẫn.
“Đã rất lâu mới được quay lại Hà Nội nên chuyến đi này em đã chủ động đến sớm hơn một ngày để có thể tham quan và khám phá được nhiều hơn mảnh đất nơi đây.
Có thể sau đại dịch Covid-19, nhịp sống ở đây thay đổi khá nhiều nhưng phải khẳng định rằng Hà Nội rất tuyệt vời, khí hậu dễ chịu và con người vô cùng thanh lịch, thân thiện, hiếu khách”, Linh nói.
Cũng vượt chặng đường xa từ Bắc Kạn đến với Thủ đô Hà Nội, chị Muồng Hoàng Yến (Giáo viên trường THCS - THPT Nà Phặc) cho biết, chị đã tới Hà Nội vào sáng nay để tham dự lễ tổng kết và trao giải cuộc thi “Cha và Con gái” diễn ra vào buổi chiều.
“Từ khi biết tin buổi lễ tổ chức vào trong tuần tôi đã chủ động sắp xếp mọi công việc và bắt xe xuống Hà Nội để tham dự.
Tôi đã đọc rất nhiều bài dự thi của các tác giả đăng trên báo, mỗi bài đều chứa đựng những câu chuyện và cảm xúc rất đặc biệt. Chính vì vậy, tôi rất hồi hộp và mong chờ để biết người đạt giải trong cuộc thi này là ai”, chị Yến bày tỏ.
Bên cạnh những háo hức cho chương trình trao giải chiều nay, tranh thủ thời gian ở Hà Nội chị Yến đã thăm thú những con đường thủ đô, đặc biệt khám phá những món ăn mà chị đã nhiều lần nghe giới thiệu.
Chính thức phát động vào ngày 19/4, chỉ sau 2 tháng BTC cuộc thi viết về chủ đề "Cha và con gái" đã nhận được hơn 800 bài dự thi.
Thực hiện theo quy chế, điều lệ cuộc thi viết về chủ đề “Cha và con gái”, BTC đã tiến hành lựa chọn các bài viết có chất lượng đăng tải hằng ngày trên Tạp chí điện tử Gia đình Việt Nam. Trên cơ sở đó, Ban biên tập Tạp chí Gia đình Việt Nam giao cho bộ phận thường trực cuộc thi lựa chọn các bài viết lọt vào vòng sơ khảo chuyển BGK chấm điểm độc lập. Các bài dự thi xuất sắc tiếp tục được lựa chọn chấm điểm xếp hạng.
Cuộc thi "Cha và con gái" sẽ trao 1 giải Nhất trị giá 15 triệu đồng, 2 giải nhì mỗi giải trị giá 5 triệu đồng, 3 giải ba mỗi giải trị giá 3 triệu đồng, 6 giải khuyến khích mỗi giải trị giá 2 triệu đồng và 5 giải phụ trị giá 1 triệu đồng mỗi giải.
Khi mẹ là cô giáo
Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.
Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc
Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.
Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách
Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?
Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?
Xu hướng trang trí lát sàn gỗ từng rất phổ biến nhưng hiện nay nhiều gia đình không còn lựa chọn. Sàn gỗ có chăng chỉ được lắp trong phòng ngủ, các phòng khác đều được lát gạch men.
Về nhà - về với yêu thương
Ðối với nhiều người, ngôi nhà không chỉ để ở mà còn mang giá trị tinh thần đặc biệt. Ðó còn là gia đình với sự bao dung, chở che, nâng đỡ và trách nhiệm dành cho nhau. Cuộc sống đôi khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách... những lúc ấy, điểm tựa lớn nhất không đâu khác mà chính là mái nhà và những người thân yêu của mình.
Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?
Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.
Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?
Một người đàn ông 69 tuổi trăn trở: “Ở tuổi già, số tiền ký gửi này giống như một chiếc chìa khóa bí ẩn trong tay. Tôi không biết có nên trao lại cho con cháu hay không”.