Dinh dưỡng

Xử lý như thế nào sau khi bị sốt vì tiêm vaccine phòng COVID-19?

Thứ sáu, 08/10/2021, 14:57 PM

Sốt là một trong những tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vaccine COVID-19. Thậm chí, theo một số chuyên gia, việc này có lợi vì đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã có đáp ứng miễn dịch đối với vaccine. Tuy không đáng lo, nhưng bạn nên làm gì để đối phó với cơn sốt sau tiêm chủng?

Vaccine COVID-19 nhằm ngăn ngừa sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2. Nhiều nghiên cứu chứng minh, việc tiêm chủng vaccine ngoài phòng bệnh COVID-19, còn giúp làm giảm triệu chứng nặng, giảm tỷ lệ biến chứng cũng như làm giảm tỉ lệ tử vong nếu mắc COVID-19 nhờ vaccine giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại SAR-CoV-2.

Sau khi tiêm cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng sốt và sốt khá phổ biến trong các phản ứng sau tiêm. Sốt thường đi kèm với đau mỏi, buồn nôn, ớn lạnh, đau cơ và ngứa, sưng đỏ chỗ tiêm. Đây là cách cơ thể phản ứng với vaccine và thường tự khỏi sau tiêm vài ngày.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, có thể dùng paracetamol hoặc các loại thuốc giảm đau, hạ sốt khác trừ khi bạn có bất kỳ chống chỉ định cụ thể nào nếu phát triển các tác dụng phụ như đau, sốt, nhức đầu hoặc đau cơ sau khi tiêm. Ảnh: VGP

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, có thể dùng paracetamol hoặc các loại thuốc giảm đau, hạ sốt khác trừ khi bạn có bất kỳ chống chỉ định cụ thể nào nếu phát triển các tác dụng phụ như đau, sốt, nhức đầu hoặc đau cơ sau khi tiêm. Ảnh: VGP

Hãy tham khảo các cách xử lý sốt sau tiêm vaccine dưới đây:

Uống thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5°C

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, không nên dùng thuốc hạ sốt trước khi tiêm vaccine COVID-19 để ngăn ngừa các tác dụng phụ tiềm ẩn, vì việc làm này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine. Tuy nhiên, có thể dùng paracetamol hoặc các loại thuốc giảm đau, hạ sốt khác trừ khi bạn có bất kỳ chống chỉ định cụ thể nào nếu phát triển các tác dụng phụ như đau, sốt, nhức đầu hoặc đau cơ sau khi tiêm.

Các cơ quan y tế cũng khuyến nghị việc sử dụng thích hợp các loại thuốc giảm đau, hạ sốt sau tiêm để điều trị các triệu chứng này sau khi tiêm chủng vaccine COVID-19. Ảnh minh họa

Các cơ quan y tế cũng khuyến nghị việc sử dụng thích hợp các loại thuốc giảm đau, hạ sốt sau tiêm để điều trị các triệu chứng này sau khi tiêm chủng vaccine COVID-19. Ảnh minh họa

Vì vậy, nếu có biểu hiện sốt trên 38.5 độ C, có thể dùng thuốc hạ sốt nhưng cần tuân thủ liều lượng thuốc được khuyến cáo.

Uống nhiều nước

Thân nhiệt tăng cao sẽ làm tăng nhịp tim và nhịp thở kèm phản ứng thải nhiệt của cơ thể qua hiện tượng bốc hơi làm cơ thể dễ mất nước. Ảnh satu

Thân nhiệt tăng cao sẽ làm tăng nhịp tim và nhịp thở kèm phản ứng thải nhiệt của cơ thể qua hiện tượng bốc hơi làm cơ thể dễ mất nước. Ảnh satu

Trẻ em và người già dễ mất nước. Đặc biệt là người già da nhăn nheo và trung tâm khát trên não bị lão hóa nên thường ít có cảm giác khát hơn, dấu hiệu mất nước ít nhận thấy hơn trẻ em.

Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Khi sốt thường cảm thấy ớn lạnh. Nhiều người thường lầm tưởng đắp thêm mền và giữ ấm cho người sốt. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyên rằng, người bệnh cần mặc đồ rộng rãi, thoáng mát để cơ thể tỏa nhiệt nhanh, làm hạ sốt.

Bổ sung dinh dưỡng

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ. Có thể bổ sung nước hoa quả như nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, A. Cùng đó, nên ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm, đủ các nhóm chất thịt, cá, trứng, sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.

Chườm nóng

Đa số mọi người khi sốt thì tiến hành chườm lạnh nhưng đây là việc làm sai lầm. Để biết khi bị sốt nên chườm ấm hay chườm lạnh thì bạn cần hiểu bản chất, sự khác nhau giữa chườm nóng và chườm lạnh.

-Chườm lạnh: Chườm lạnh có tác dụng giảm lưu thông máu, se các lỗ chân lông, từ đó ngăn chặn tình trạng thoát nhiệt khỏi cơ thể.

-Chườm nóng: Có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng sự lưu thông tuần hoàn máu. Thường được áp dụng trong trường hợp hạ sốt.

Một trong những nguyên nhân khiến người bị sốt là do lạnh đột ngột, các mạch máu co lại khiến lưu lượng máu lưu thông giảm. Chườm nóng sẽ khiến lỗ chân lông trên cơ thể giãn nở, giãn các mạch máu ngoại vi, tăng khả năng tản nhiệt, từ đó hạ sốt. Ảnh st

Một trong những nguyên nhân khiến người bị sốt là do lạnh đột ngột, các mạch máu co lại khiến lưu lượng máu lưu thông giảm. Chườm nóng sẽ khiến lỗ chân lông trên cơ thể giãn nở, giãn các mạch máu ngoại vi, tăng khả năng tản nhiệt, từ đó hạ sốt. Ảnh st

Khi bị sốt mà chườm lạnh sẽ chỉ khiến bạn khó chịu hơn. Một số trường hợp còn lấy nước đá cho vào khăn khô chườm lên người, việc này có thể gây bỏng lạnh, suy hô hấp, rất nguy hiểm cho người sốt

Thảo Nguyên (t/h)  
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?

Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?

Dưa hấu và dưa lưới ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ khi một số lợi ích của 2 loại dưa này có thể kể đến như cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường miễn dịch,... và cả 2 cùng được nhiều người lựa chọn trong mùa hè.

6 hoạt động tưởng không liên quan nhưng giúp bạn giảm cân thần kỳ

6 hoạt động tưởng không liên quan nhưng giúp bạn giảm cân thần kỳ

Dưới đây là một số hoạt động tưởng không liên quan mà lại có tác dụng giúp bạn giảm cân hiệu quả, bạn nên lưu tâm vào việc giảm cân ngẫu nhiên của mình.

4 bữa sáng giàu protein giúp xây dựng cơ bắp cho người tập gym

4 bữa sáng giàu protein giúp xây dựng cơ bắp cho người tập gym

Khám phá những ý tưởng bữa sáng ngon miệng giàu protein để thúc đẩy tăng trưởng cho hành trình xây dựng cơ bắp trong quá trình tập luyện.

Mỗi tối ăn 1 tép tỏi, điều kỳ diệu gì xảy ra với cơ thể bạn?

Mỗi tối ăn 1 tép tỏi, điều kỳ diệu gì xảy ra với cơ thể bạn?

Buổi tối là "thời điểm vàng" để ăn tỏi, bởi lúc này tỏi sẽ phát huy tác dụng tốt nhất giúp tăng sức đề kháng và đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút

Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút

Chất xơ rất cần thiết cho cơ thể nhưng bổ sung như thế nào, hàm lượng bao nhiêu để tránh đầy hơi, chuột rút thì không phải ai cũng biết.

Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn

Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn

Thịt gà chứa nguồn protein dồi dào, tuy nhiên nếu không biết bảo quản đúng cách sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Do đó, việc chuẩn bị, bảo quản và nấu đúng cách là rất quan trọng nếu không nó có thể trở thành nguồn gây bệnh.

Rối loạn tiêu hóa do thói quen... ăn salad

Rối loạn tiêu hóa do thói quen... ăn salad

Nhiều người ăn salad với mong muốn giảm cân, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số người khi ăn nhiều salad có thể gặp tình trạng đầy hơi, khó chịu. Đây là điều bình thường và không có gì đáng ngại.