Ý nghĩa của ngày lễ Giáng sinh
(NSMT) - Giáng sinh là ngày lễ lớn đối với văn hóa của các nước phương Tây. Từ khi du nhập về Việt Nam, ngày lễ này trở thành một trong những ngày lễ lớn trong năm và được nhiều người quan tâm, đặc biệt trong đó là giới trẻ.
Theo phần lớn các tín hữu Kitô giáo, ngày lễ Giáng Sinh (còn được gọi là lễ Noel, lễ Thiên Chúa Giáng Sinh, Christmas hay X-mas) là ngày kỉ niệm Chúa Jesus (Giê-su) ra đời.
Họ luôn tin rằng Chúa Giê-su được sinh tại Bethlehem thuộc xứ Judea nước Do Thái (ngày nay là 1 thành phố của Palestine), lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã, khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2.
Thông thường, lễ Giáng Sinh được cử hành chính thức vào ngày 25/12 thế nhưng từ tối 24/12 đã diễn ra nhiều hoạt động bởi theo lịch Do Thái, hoàng hôn chính là lúc bắt đầu một ngày mới chứ không phải nửa đêm như nhiều người vẫn nghĩ.
Ngày 25/12 thường được gọi là lễ chính ngày còn lễ đêm 24/12 được gọi là lễ vọng và đêm lễ này thường thu hút được nhiều người tham dự hơn.
Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về ngày lễ lớn này và dù cách giải thích thế nào đi chăng nữa thì ngày Giáng sinh cũng được cả thế giới thống nhất là ngày 25/12 và nó có sự liên quan mật thiết đến sự ra đời của Chúa Giê-su.
Các phong tục ăn mừng liên quan đến lễ Giáng sinh ở các quốc gia khác nhau có sự pha trộn giữa các chủ đề và nguồn gốc tiền Thiên chúa giáo, Thiên chúa giáo và thế tục.
Phong tục hiện đại phổ biến của ngày lễ bao gồm tặng quà; mở nhạc Giáng sinh và hát mừng; xem vở kịch Chúa giáng sinh; trao đổi thiệp Giáng sinh; vui chơi nhà thờ; một bữa ăn đặc biệt; và trưng bày các đồ trang trí Giáng sinh khác nhau, bao gồm cây thông Noel, đèn Giáng sinh, cảnh Chúa giáng sinh, vòng hoa, vòng hoa, cây tầm gửi...
Ngoài ra, một số nhân vật có liên quan chặt chẽ và thường thay thế cho nhau, được gọi là Ông già Noel, Cha Giáng sinh, Thánh Nicholas và Christkind, có liên quan đến việc mang quà cho trẻ em trong mùa Giáng sinh và có truyền thống và truyền thuyết riêng của họ.
Ngoài ý nghĩa ngày Giáng sinh theo đạo Thiên Chúa thì Giáng sinh là ngày lễ của gia đình, ngày để mọi người quây quần, tụ tập bên nhau, tạo kỷ niệm chung và duy trì tình cảm giữa mọi người trong gia đình
Bên cạnh đó, Giáng Sinh cũng là một ngày để những thông điệp của hòa bình được lan tỏa. Đồng thời cũng là dịp để mỗi chúng ta sẻ chia với những người kém may mắn hơn; những người vô gia cư, bị bỏ rơi, cô đơn, già yếu hay bệnh tật,…
Tại Việt Nam, trong lễ Giáng sinh cây thông Noel được trang trí ở nhiều nơi, những ca khúc về Giáng sinh vang lên rộn rã trên nhiều tuyến phố. Mọi người, đặc biệt là các cặp đôi trẻ sẽ dành tặng cho nhau những món quà và tặng nhau những câu chúc ngọt ngào. Các bạn nhỏ cũng sẽ được bố mẹ tặng cho những món quà ý nghĩa...
Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn biết nguồn gốc của Giáng sinh cũng như ý nghĩa của ngày lễ này. Một mùa Giáng sinh nữa sắp đến, tuy năm nay ngày lễ diễn ra trong tình hình dịch bệnh phức tạp nhưng chúc các độc giả tận hưởng được những khoảnh khắc vui vẻ cùng gia đình và bạn bè.
Giáng sinh vui vẻ và an lành. Merry Christmas!
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.
Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ
(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.
Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau
(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.
Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng
(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.
Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?
Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.
Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế
(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.
Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024"
(NSMT) - Cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024" là hoạt động nằm trong khuôn khổ Đêm hội trăng rằm - San sẻ yêu thương do Văn phòng đại diện Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức vào ngày 15/9 sắp tới tại Công viên Lưu Hữu Phước (TP Cần Thơ).