Yêu có nên ghen?
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, ở đâu có tình yêu thì ở đó có ghen. Hai thứ này luôn đi liền với nhau như hình với bóng.
Mặc dù người ta vẫn nói: “Tôi không bao giờ ghen” cũng chẳng ai thừa nhận “Tôi đang ghen đây” nhưng ai đã yêu cũng đều ghen hết. Vì chẳng có ai không từng ngờ vực vì nghĩ rằng tình yêu của mình bị chia sẻ.
Nếu có người nói tôi không biết ghen là gì thì cũng giống như họ nói tôi không biết buồn là gì. Bởi đó là những cảm xúc bản năng của con người mà ai cũng có.
Sức mạnh của ghen có thể như một thứ hóa chất ăn mòn tâm hồn con người hoặc như cơn bão ập đến làm tan hoang tất cả, tàn phá cuộc sống của họ.
Triết gia Lope de Vega từng viết: "Thượng đế ban thưởng cho loài người phần thưởng lớn nhất là tình yêu và cũng trừng phạt con người hình phạt khủng khiếp nhất là ghen".
Nhưng đâu phải ghen không có mặt tích cực của nó. Nhà nhân loại học David Buss cho rằng, cảm giác ghen là cần thiết trong tình yêu và nhất là tình dục. Nó làm cho những hoạt động này nồng nhiệt hẳn lên.
Từ thời thượng cổ người đàn ông đã giữ “nửa kia” của mình luôn ở bên cạnh, đi đâu cũng dắt vợ theo để đảm bảo rằng đứa trẻ sinh ra từ anh ta chứ không phải từ một gã nào khác. Phụ nữ cũng đòi hỏi người đàn ông của họ chỉ dành sự quan tâm âu yếm cho riêng mình và đứa con của mình chứ không đem những thứ anh ta săn bắt được cho các cô gái khác.
Từ hàng triệu năm nay nhân loại vẫn yêu và vẫn ghen, không có gì thay đổi. Người đàn ông cho dù là anh hùng hảo hán vẫn có thể trở thành một gã điên khùng như dũng tướng Ô-ten-lô khi nghi bị vợ “cắm sừng” đã bóp cổ người vợ yêu quý Detsdemona đến chết và người đàn bà hiền hậu nhất cũng có thể trở nên hung tợn khi có kẻ thứ ba chen vào hạnh phúc của mình. Cho dù vật đổi sao dời thì máu ghen tuông đời đời vẫn thế. Và chắc là nó sẽ đồng hành với chúng ta cho đến ngày tận thế.
Đáng chú ý, hàng trăm năm nay, các nhà nghiên cứu đã đổ không biết bao nhiêu giấy mực vì thứ tình cảm oái oăm này nhưng vẫn chưa biết chắc nguồn gốc của nó từ đâu. Thậm chí có người cho là ai cũng có một “cục ghen” trong não bộ. Muốn không ghen tuông gì hết chỉ có cắt bỏ cái “cục” ấy đi.
Chỉ biết ai đã yêu đều ghen tuy mỗi người có cách ghen khác nhau. Kẻ hung hăng xông vào tấn công tình địch, người thì hậm hực về đánh vợ hoặc đay nghiến chồng thâu đêm suốt sáng. Kẻ làm ầm ĩ lên cho cả làng biết. Người lại bí mật giả vờ mất cảnh giác để gài bẫy bắt quả tang. Ghen tuông mang dấu ấn cá nhân và trình độ văn hóa của mỗi người..
Khi máu ghen nổi lên, cái nhìn của chúng ta trở nên không bình thường. Đó là cái nhìn của “con quỷ mắt xanh”. Có thể phóng đại lên nhiều lần, con kiến có thể thành con voi. Nếu không có bằng chứng, họ sẽ tưởng tượng ra bằng chứng.
Thế nhưng trong thực tế chẳng ai thừa nhận :”Tôi đang ghen đây!”. Trái lại người ta còn huênh hoang: “Tôi không biết ghen là gì!”. Hóa ra ai cũng biết chẳng hay ho gì cái thói ghen tuông, nó làm cho mình trở nên nhỏ nhen, hèn mọn.
Nếu bạn cũng có máu ghen như tất cả mọi người thì bạn cứ ghen nhưng hãy ghen thế nào để người bị ghen chấp nhận được, có khi còn hơi thích là khác. Vì như thế là được họ đánh giá cao mình. Chả hơn có anh chia sẻ rằng: “Vợ em chẳng ghen gì cả”, thậm chí còn bảo “vứt ngoài đường bảy ngày không ai nhặt”.
Lại có một chị than thở với chuyên gia: “Chồng em bảo cô mà có bồ, tôi cho luôn cái ô-tô này chở nhau đi chơi thoải mái”. Em nghe mà tức ứa máu.
Thế mới biết cái “món” tình yêu hay hôn nhân mà có chút gia vị ghen vào có khi lại dậy mùi làm cho người ta thích ăn hơn. Nhưng nếu “tương” cả muỗng hạt tiêu vào thì có khi phải đổ đi vì không thể nào nuốt được.
Nỗi khổ tâm của người chồng gặp chuyện "khó nói"
Người đàn ông từng có một cuộc hôn nhân đổ vỡ đang đứng trước lo sợ về cuộc hôn nhân hiện tại do chuyện "khó nói".
Chồng ngoại tình, tôi làm đơn ly hôn nhưng rồi xé vội
Chồng ngoại tình, tôi làm đơn ly hôn nhưng rồi xé vội sau câu trách móc từ anh ta tôi đau khổ và dằn vặt khi mình cũng là nguyên nhân trong đó.
“Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”
Người xưa thường nói “Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”, ý nói người cha phải dạy dỗ con cái từ khi còn nhỏ, và người chồng có trách nhiệm hướng dẫn và chỉ bảo khi vợ mới vào gia đình. Tuy nhiên, thời nay, chuyện “dạy vợ” đã khác xưa và cách “dạy vợ” như thế nào cho phù hợp mới là quan trọng.
“Vỏ bọc” hôn nhân
(NSMT) - Nhiều cặp đôi không còn tình cảm nhưng vì một số lý do nên chưa chọn giải pháp chia tay. Chung nhà nhưng vợ chồng cư xử như người xa lạ, chỉ còn ràng buộc trên danh nghĩa về con cái, tài sản, sự nghiệp... Cuộc sống thiếu sự cảm thông, chia sẻ, không chỉ gây tổn thương cho đôi bên mà còn tác động tiêu cực đến người thân.
Top 5 món quà làm đẹp hoàn hảo cho phụ nữ ngày 20/10
Món quà làm đẹp hoàn hảo cho phụ nữ ngày 20/10 sẽ giúp "đấng mày râu" thể hiện tấm lòng một cách chân thành. Vậy nên tặng gì cho ý nghĩa, thiết thực?
Nở rộ xu hướng chạy bộ để tìm bạn đời
Mệt mỏi khi phải dành thời gian lướt tìm đối tượng phù hợp trên các ứng dụng hẹn hò, nhiều người độc thân trên khắp nước Mỹ đang tham gia các nhóm chạy bộ để tìm người yêu.
Nàng dâu Gen Z dễ cãi nhau với mẹ chồng
Gen Z được coi là thế hệ "đặc biệt" bởi lối suy nghĩ mới mẻ, sáng tạo trong cuộc sống và trong cả tình yêu, hôn nhân. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, đây cũng là thế hệ dễ "mắc cạn" với những mâu thuẫn trong mối quan hệ với gia đình bạn đời.