Phòng mạch

2 tháng chiến đấu với tử thần, đem lại Tết sum vầy cho bệnh nhân COVID - 19

Thứ hai, 31/01/2022, 19:35 PM

(NSMT) - Ngày 31/1, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, sau 2 tháng chiến đấu với tử thần, các bác sĩ đã giành giật lại sự sống cho nam bệnh nhân; đến nay bệnh nhân đã xuất viện về đoàn viên cùng gia đình trong dịp Tết Nguyên đán.

Theo đó, bệnh nhân P.M.T., (sinh năm 1968, trú tại Ô Môn, Cần Thơ) mắc COVID-19 được tuyến trước chuyển đến Trung tâm Hồi sức tích cực quốc gia điều trị COVID-19 vào ngày 4/12/2021.

Bệnh nhân vào viện trong tình trạng suy hô hấp nặng do tổn thương phổi lan tỏa hai bên, kèm theo các bệnh lý nền: đái tháo đường type 2 kiểm soát kém và tăng huyết áp có điều trị không liên tục.

Sau 2 tháng chiến đấu với tử thần, các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã cứu sống nam bệnh nhân mắc COVID - 19. Ảnh: BVCC

Sau 2 tháng chiến đấu với tử thần, các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã cứu sống nam bệnh nhân mắc COVID - 19. Ảnh: BVCC

Ngay từ ban đầu tiếp nhận, nhận định đây là trường hợp bệnh nhân có nguy cơ chuyển độ nặng hơn, thậm chí có nguy cơ tử vong. Vì vậy, các bác sĩ đã hội chẩn với lãnh đạo Trung tâm định hướng điều trị và lên kế hoạch theo dõi chặt chẽ, xử trí bằng các biện pháp như thở máy oxy lưu lượng cao, lọc máu sử dụng quả lọc hấp phụ cytokine, thuốc kháng virus và các phác đồ điều trị nội khoa tích cực khác.

Tuy nhiên, mức độ khó thở của bệnh nhân ngày càng nặng nề hơn, bắt buộc phải đặt nội khí quản và gắn máy trợ thở thông số cao mới có thể đảm bảo tính mạng của bệnh nhân.

Trước tình hình nguy kịch, các bác sĩ điều trị của Trung tâm đã tiến hành hội chẩn thống nhất chẩn đoán: nhiễm SARS-CoV-2 mức độ nguy kịch, viêm phổi biến chứng ARDS mức độ nặng, bão cytokine, đái tháo đường type 2, tăng huyết áp thất bại với điều trị hiện tại.

Ngay sau đó, ê-kíp ECMO (oxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể) của Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc lập tức được điều động để can thiệp cấp cứu cho bệnh nhân. Trong quá trình thực hiện ECMO, các y bác sĩ phải luôn túc trực 24/24 và lên kế hoạch theo dõi cụ thể từng giờ các dấu hiệu sinh tồn, các kết quả xét nghiệm để thực hiện các điều chỉnh thích hợp nhằm đảm bảo kĩ thuật ECMO được tiến hành thuận lợi và chính xác nhất có thể.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng phải được can thiệp lọc máu liên tục nhiều đợt, kháng sinh phổ rộng, thuốc an thần liều cao kết hợp với các phương pháp điều trị nội khoa tích cực khác theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế.

Đáp lại những nỗ lực không ngừng của y bác sĩ điều trị, đến ngày thứ 25 của can thiệp ECMO (ngày 2/1/2022), bệnh nhân đã có thể mở mắt, gọi biết, cai được hệ thống ECMO. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn còn tổn thương phổi nặng vẫn cần phải thở máy và điều trị nội khoa tích cực.

Ngày 5/1/2022, sau gần 1 tháng điều trị tích cực, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm Realtime PCR SARS-CoV-2 âm tính, bệnh nhân vẫn phải thở máy và điều trị nhiều thuốc kháng sinh phối hợp nên đã được chuyển sang Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc để tiếp tục điều trị.

Trong quá trình điều trị hậu COVID-19, bệnh nhân vẫn phải thở máy, tổng trạng suy kiệt, phổi còn tổn thương và nhiều hình ảnh xơ hoá. Bệnh nhân sốt cao liên tục phải sử dụng nhiều kháng sinh phối hợp, dinh dưỡng tích cực và mở khí quản để đảm bảo an toàn đường hô hấp.

Sau bao nỗ lực, tổng trạng bệnh nhân khá dần, tỉnh táo, tiếp xúc tốt, sức cơ hồi phục và bệnh nhân đã có thể tự thở qua mở khí quản mà không cần đến máy trợ thở. Ngày 20/1/2022, bệnh nhân ổn định được chuyển Khoa Nội Hô hấp theo dõi và điều trị, lần đầu tiên được đón nhận sự chăm sóc của người thân, được nắm bàn tay gầy gò sau những ngày dài cùng nhân viên y tế đấu tranh với bệnh tật.

Đến ngày 31/1/2022 (nhằm ngày 29 Tết), sau 2 tháng điều trị tích cực, bệnh nhân đã được xuất viện về gia đình với tình trạng sức khỏe ổn định, thở đều, phổi thông khí tốt.

BSCK2. Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết: Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đã có hàng trăm ca COVID-19 nguy kịch từ các tỉnh, thành trong khu vực chuyển về được các bác sĩ của bệnh viện nỗ lực cứu sống. Tính đến nay, đã có 12 ca được điều trị bằng kỹ thuật ECMO, trong đó phần lớn là những trường hợp sản khoa rất nặng.Riêng trong những ngày Tết này, bệnh viện vẫn đang cùng lúc điều trị bằng kỹ thuật ECMO cho 3 bệnh nhân, trong đó có 2 ca sản khoa nặng.

Hồng Thắm  
3 quy tắc

3 quy tắc "vàng" giúp tập thể dục thể thao đạt hiệu quả

Chìa khóa để giảm cân lành mạnh là tập thể dục chăm chỉ và đều đặn. Biết những gì tốt nhất cho cơ thể và thực hiện kết hợp các bài tập một cách nghiêm túc.

Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?

Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?

Tình trạng nắng nóng kéo dài có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có thể dẫn tới tử vong, trong khi đó, giới hạn chịu nhiệt của con người không cao.

Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật

Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật

Phụ nữ sau 30 tuổi bắt đầu có những thay đổi về cả thể chất khi nồng độ hormone suy giảm, quá trình mất xương dần bắt đầu, nguy cơ ung thư vú cũng tăng lên. Chính vì vậy, bên cạnh chế độ ăn uống và lối sống khoa học, phụ nữ ở độ tuổi này nên chú ý thực hiện các xét nghiệm định kỳ để đề phòng nguy cơ bệnh tật.

Cho trẻ học bơi ở độ tuổi nào?

Cho trẻ học bơi ở độ tuổi nào?

Thời điểm vào hè, không ít phụ huynh lên kế hoạch cho con cái đi học bơi. Tuy nhiên, trẻ từ mấy tuổi nên bắt đầu học bơi là thắc mắc của không ít cha mẹ.

Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?

Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?

Thời tiết nắng nóng, cơ thể dễ ra mồ hôi khiến nhiều người có thói quen tắm liên tục để giải nhiệt. Thói quen này liệu có tốt?

Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ

Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ

Vào những ngày thời tiết nóng bức, quạt điện trở thành vật dụng không thể thiếu trong các gia đình. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn đang sử dụng quạt sai cách gây ảnh hưởng đến sức khỏe như dị ứng, cảm lạnh, thậm chí đột quỵ.

Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm

Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm

Các nhà nghiên cứu nhận định hoạt động thể chất đi bộ nhanh 11 phút mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như tim, đột quỵ và một số bệnh ung thư.