Nuôi con

4 điều khác biệt của mẹ Nhật giúp con trở thành những đứa trẻ khỏe mạnh nhất thế giới

Thứ hai, 30/10/2023, 10:10 AM

Phương châm của các bà mẹ Nhật là giúp cho trẻ có kiến thức rõ ràng về dinh dưỡng và thực phẩm để chúng có sự lựa chọn ăn uống đúng trong tương lai và suốt cuộc đời.

Năm 1896, bác sĩ và dược sĩ tiên phong Sagen Ishizuka đã đặt ra một triết lý Nhật Bản gọi là “shokuiku”. Nó có nguồn gốc từ hai từ có nghĩa là ”ăn” và “phát triển”.

Shokuiku khuyến khích phụ huynh và nhà trường dạy cho trẻ biết nguồn gốc thực phẩm của chúng và ảnh hưởng của nó đến tâm trí và cơ thể chúng ta như thế nào. Khái niệm này đã là một phần không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản và đó là lý do chính khiến quốc gia này trở thành ngôi nhà của những đứa trẻ khỏe mạnh nhất thế giới.

Theo UNICEF, trong số 41 quốc gia phát triển ở Liên minh châu Âu và OECD, Nhật Bản là quốc gia duy nhất có ít hơn 1/5 trẻ em bị thừa cân.

Yuko Tamura là dịch giả văn hóa, tổng biên tập của tờ Japonica cho biết: "Là một người mẹ đang nuôi dạy con gái nhỏ ở Nhật Bản, đây là những điều cha mẹ Nhật làm để nuôi dạy những đứa trẻ thích ăn uống vui vẻ và thích phiêu lưu, có sức khỏe tốt"

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Dạy con thực hiện shokuiku sớm

Các bác sĩ Nhật Bản thường khuyến khích các bà mẹ tương lai nên tuân theo phong cách bữa ăn cân bằng được gọi là “ichijū-sansai”, nghĩa là một canh và ba món, bao gồm 4 yếu tố: Gohan (một bát cơm trắng - có thể nấu chung với đỗ đỏ hoặc vừng); Shiru (một bát súp, có thể có rau hoặc đậu phụ); Okazu (một món chính và 2 món phụ gồm rau, đậu phụ, cá hoặc thịt); Kouno mono (một đĩa nhỏ rau muối chua theo mùa). Một bữa ăn như vậy sẽ cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Khi trẻ lớn hơn, chúng bắt đầu được tìm hiểu về thói quen ăn uống lành mạnh. Năm 2005, chính phủ đã thông qua Đạo luật cơ bản về Shokuiku để quảng bá shokuiku (giáo dục thực phẩm). Theo luật, Shokuiku được định nghĩa là thu thập kiến thức về thực phẩm và dinh dưỡng cũng như khả năng đưa ra các quyết định phù hợp thông qua kinh nghiệm thực tiễn đối với thực phẩm, nhằm mục đích giúp cho người dân sống theo một chế độ ăn uống lành mạnh, có lợi cho sức khỏe.

Một số trường mầm non cho trẻ thu hoạch rau để ăn trưa, trong khi ở trường tiểu học, trẻ tìm hiểu về các trang trại sản xuất rau, cá và các thực phẩm khác.

Bữa trưa bento thay vì đồ ăn nhanh

Hơn 95% trường tiểu học và trung học cơ sở ở Nhật Bản có hệ thống bữa trưa học đường. Các bữa ăn được các chuyên gia dinh dưỡng lên kế hoạch và học sinh tham gia tích cực vào quá trình phục vụ bữa trưa.

Trong khi nhiều trường mầm non cũng cung cấp bữa trưa, bữa trưa bento tự làm có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc quảng bá shokuiku.

Giáo viên mẫu giáo yêu cầu học sinh nói về những gì có trong hộp cơm trưa của nhau. Nó làm cho giờ ăn trưa trở nên thú vị và trẻ em cảm thấy được khuyến khích thử những món ăn mới hoặc thậm chí bày tỏ sự không thích một số món ăn khi chúng tìm thấy trong hộp cơm bento của bạn bè.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Lựa chọn bữa trưa bento thay vì đồ ăn nhanh cũng cho phép trẻ có được khẩu phần rau và trái cây theo mùa phù hợp, đồng thời tránh các thực phẩm giàu chất béo và phụ gia thực phẩm. Các bữa ăn thường được chế biến từ các nguyên liệu tươi ngon của địa phương, chẳng hạn như cá tuyết nướng với ngô ngọt và cải chíp, ăn kèm với súp minestrone và một hộp sữa.

Nấu các món giàu dinh dưỡng và chia thành từng phần

Yuko Tamura chia sẻ: “Tôi nhận thấy rằng việc chuẩn bị các món dưa chua tự làm đơn giản và đông lạnh các loại rau và trái cây giàu dinh dưỡng khác thành các phần nhỏ sẽ giúp đơn giản hóa việc nấu nướng hàng ngày của tôi.

Khi con gái tôi bắt đầu học mẫu giáo, ban đầu tôi phải vật lộn với một số quy định ở trường - không ăn đồ ăn nhẹ nhiều đường hoặc chất béo, như khoai tây chiên, bánh quy hoặc caffeine.

Nhưng những thủ thuật nhỏ, chẳng hạn như dự trữ các bữa ăn theo khẩu phần, đảm bảo rằng tôi có thể chuẩn bị bữa trưa giàu chất dinh dưỡng cho con, ngay cả khi thiếu sản phẩm tươi sống ở nhà”.

Uống nước hoặc trà thay vì nước ngọt có gas

Yuko Tamura cho biết, cô không hạn chế việc con gái uống nước ép trái cây và thỉnh thoảng uống sữa lắc. Con gái cô không thích nước ngọt, nhất là các loại nước có gas.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ngay từ khi còn nhỏ, cô đã cho con uống trà lúa mạch, loại trà giàu khoáng chất không chứa caffeine. Đây là sự lựa chọn phổ biến của người dân Nhật Bản ở mọi lứa tuổi và là sự thay thế tuyệt vời cho các loại trà có đường và đồ uống có hương vị mua ở các cửa hàng. Điều này cũng giúp cắt giảm lượng calo nạp vào hàng ngày.

“Một cách khác mà tôi thực hiện shokuiku tại nhà là làm sinh tố với trái cây tươi và sữa chua cùng con gái. Chúng tôi nói về việc trái cây phát triển như thế nào và nó đến từ đâu. Những trải nghiệm như thế này sẽ mang lại thói quen ăn uống lành mạnh suốt đời cho con bé” - Yuko Tamura nói.

T. Linh (Theo CNBC)  
Lên cơn đau tim khi dạy con ôn thi vào THPT

Lên cơn đau tim khi dạy con ôn thi vào THPT

Một người đàn ông Trung Quốc đã quá tức giận khi đang kèm cặp con trai làm bài tập về nhà đến nỗi lên cơn đau tim và suýt mất mạng.

Vì sao trẻ nói dối cha mẹ, cần làm gì khi phát hiện?

Vì sao trẻ nói dối cha mẹ, cần làm gì khi phát hiện?

Các bậc làm cha mẹ không ai muốn con mình nói dối. Tuy nhiên, về mặt khoa học, đôi khi việc nói dối thể hiện sự phát triển về não bộ, nhận thức và hành vi của trẻ.

Cần Thơ: “Ði từng ngõ, gõ từng nhà” để nói chuyện dân số

Cần Thơ: “Ði từng ngõ, gõ từng nhà” để nói chuyện dân số

Lực lượng cộng tác viên dân số ở phường Trà An, quận Bình Thủy thời gian qua đã làm tốt vai trò là cầu nối đưa chính sách về dân số - kế hoạch hóa gia đình đến với người dân. Với phương châm “Ði từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, sự cần mẫn của đội ngũ này rất đáng trân trọng.

Có con thành đạt nhưng nhiều cha mẹ hối tiếc vì 4 điều này

Có con thành đạt nhưng nhiều cha mẹ hối tiếc vì 4 điều này

Dù nuôi dạy con thành tài nhưng nhiều phụ huynh cảm thấy hối tiếc khi chưa thể dạy con những điều quan trọng hơn điểm số.

Trẻ có IQ cao mang 5 tật xấu khi còn nhỏ khiến không ít cha mẹ bực mình

Trẻ có IQ cao mang 5 tật xấu khi còn nhỏ khiến không ít cha mẹ bực mình

Những “thói quen xấu” của trẻ có thể là biểu hiện chỉ số IQ cao. Mặc dù bố mẹ lo lắng và bực bội nhưng nhiều hành vi mà người lớn coi là không đúng mực thực ra có thể phản ánh sự sáng tạo, trí tưởng tượng và khả năng tư duy của trẻ.

Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp

Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp

Những ngành học này không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại mà còn hứa hẹn cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.

Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói

Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói

Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…