Dinh dưỡng

6 loại thực phẩm có "tính kiềm" chống ung thư

Thứ hai, 11/04/2022, 11:42 AM

(NSMT)- Rất nhiều loại ung thư có thể được ngăn ngừa bằng một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm phòng chống ung thư.

Sự xuất hiện của các tế bào ung thư có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống hàng ngày, vì vậy để ngăn ngừa ung thư và chống lại bệnh ung thư, chúng ta phải bắt đầu xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh. Đặc biệt là bổ sung những thực phẩm có tính kiềm ngừa tế bào ung thư xuất hiện. Những thực phẩm chứa nhiều natri, canxi và kali là thực phẩm có tính kiềm.

Dưới đây là 6 loại thực phẩm có tính kiềm, giúp ngừa ung thư:

Tỏi

Tỏi là một loại gia vị phổ biến trong đời sống hàng ngày. Đây là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm cả axit glutamic và arginin. Ăn với lượng thích hợp có thể đạt được tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn nên còn được mệnh danh là "sản phẩm tốt chống ung thư".

Những người có thể lực kém, khả năng miễn dịch kém có thể cải thiện cuộc sống bằng cách ăn tỏi sống, hay cho tỏi vào chế biến cùng các loại thực phẩm khác. Ăn tỏi đúng cách có thể loại bỏ các vi khuẩn có hại cho cơ thể. Lưu ý, những người bị khó chịu về đường tiêu hóa không nên ăn nhiều tỏi để tránh gây khó chịu cho cơ thể.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

 Bông cải xanh

Bông cải xanh rất giàu caroten, không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có tác dụng phòng chống ung thư rõ rệt. Caroten khi vào cơ thể không chỉ chuyển hóa thành viatmin A, có tác dụng bảo vệ mắt, thị lực. Đồng thời còn đạt được tác dụng chống oxy hóa, rất có lợi cho việc phòng chống các bệnh tim mạch và khối u.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

 Bí ngô

Bí ngô chứa nhiều carotenoid, kali, magie,… và cực kỳ giàu chất xơ. Bí ngô có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi, ung thư da và các bệnh ung thư khác. Ngoài ra, bí ngô còn có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh béo phì, tiểu đường và giảm lipid máu, hàm lượng vitamin A trong bí ngô cũng rất phong phú, bảo vệ mắt, đồng thời bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Hành tây

Hành tây chứa rất nhiều chất chống ung thư, trong đó chất shepsin có thể làm giảm và chống lại sự xuất hiện của các tế bào ung thư trong cơ thể. Thường xuyên ăn hành tây có thể ngăn ngừa hiệu quả sự xuất hiện của ung thư buồng trứng, ung thư vú. Sau khi nghiên cứu, người ta thấy rằng những người thích ăn hành tây có thể giảm 25% nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày và 10% tỷ lệ tử vong so với những người không thích ăn.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Nấm kim châm

Nấm kim châm rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm chất xơ, axit amin, protein và polysaccharide, là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Ăn nấm kim châm đúng cách như hấp có thể nâng cao hiệu quả sức đề kháng của cơ thể và tăng cường sức sống của các tế bào bạch cầu và đại thực bào. Đồng thời, các chất dinh dưỡng trong nấm kim châm còn có thể nâng cao sức đề kháng, đạt được hiệu quả phòng chống ung thư.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Nho khô

Nho khô chứa thành phần phenolic cao có khả năng chống ôxy hóa. Chất chống ôxy hóa cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta vì chúng ngăn chặn các gốc tự do. Các gốc tự do là một trong những yếu tố cơ bản dẫn đến sự phát triển tự phát của tế bào ung thư cũng như sự lây lan của ung thư. Đó là lý do tại sao các loại thực phẩm chống ôxy hóa cao như nho khô lại là một loại thực phẩm chống ung thư tuyệt vời.

Ăn nho khô đúng cách rất có lợi cho việc ngăn ngừa các bệnh như bệnh tim, xơ vữa động mạch. Nho khô còn chứa flavonoid có tác dụng bảo vệ gan, flavonoid có khả năng chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa lão hóa hiệu quả.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

 

Chuông Mây (t/h)  
Mẹo chọn nấm hương khô thơm ngon, chất lượng

Mẹo chọn nấm hương khô thơm ngon, chất lượng

Nấm hương khô là nguyên liệu phổ biến trong mọi căn bếp và được dùng thường xuyên trong những bữa ăn hàng ngày, nhưng lựa chọn và bảo quản nấm hương thế nào và nên sử dụng trong khoảng thời gian bao lâu thì không phải ai cũng biết.

Nhiều gia đình quen tay hâm lại những thực phẩm này nhưng không hay biết nguy cơ ung thư

Nhiều gia đình quen tay hâm lại những thực phẩm này nhưng không hay biết nguy cơ ung thư

Cuộc sống hiện đại với nhịp độ nhanh, để tiết kiệm thời gian và sức lực, nhiều người lựa chọn cách hâm nóng thức ăn thừa để sử dụng. Tuy nhiên, cách làm tưởng chừng như tiện lợi này lại tiềm ẩn những nguy cơ về sức khỏe.

Ăn trái cây vào thời điểm nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trái cây vào thời điểm nào để tốt cho sức khỏe?

Việc bổ sung trái cây vào thực đơn hàng ngày có tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, thời điểm ăn lại quyết định đến tác dụng của loại thực phẩm này.

Vừa ăn trưa vừa làm việc được không?

Vừa ăn trưa vừa làm việc được không?

Trong nền văn hóa làm việc nhịp độ nhanh ngày nay, nhiều người nhận thấy mình có thói quen làm việc trong giờ ăn trưa như một chiến thuật tiết kiệm thời gian để đảm bảo họ rời văn phòng sớm hoặc đúng giờ.

Vì sao trứng ngỗng khó ăn?

Vì sao trứng ngỗng khó ăn?

Trứng ngỗng có kích thước lớn và nặng gấp 4 lần trứng gà, gấp 3 lần trứng vịt tuy nhiên không những ít người ăn hơn mà số người bán trứng ngỗng ngoài chợ cũng ít hơn.

Vì sao không nên ăn lại rau đã nấu chín để qua đêm?

Vì sao không nên ăn lại rau đã nấu chín để qua đêm?

Thói quen ăn rau này về lâu dài có thể gây ngộ độc, đe dọa đến sức khỏe của gia đình bạn.

Bảo quản thực phẩm ngày Tết trong tủ lạnh thế nào cho đúng?

Bảo quản thực phẩm ngày Tết trong tủ lạnh thế nào cho đúng?

Tết thường là thời điểm trong tủ lạnh thường chứa rất nhiều đồ, đặc biệt là đồ ăn thừa sau những bữa cỗ của gia đình. Mặc dù vậy, có một số thực phẩm đặc biệt không nên để trong tủ lạnh qua đêm.