7 lưu ý khi đi chùa lễ Phật dịp rằm tháng bảy để cầu gì cũng toại nguyện
Bên cạnh việc sửa soạn, sắm lễ vật đi chùa, người đi lễ còn cần biết vào chùa khấn gì để phù hợp với quy định căn bản của nhà chùa.
Theo phong tục cổ truyền, trong các ngày Rằm, mồng Một, ngày lễ Tết, cùng những ngày có việc hệ trọng, người Việt thường đến chùa lễ Phật với tấm lòng thành cầu khấn nhờ nghiệp lực vô biên của Phật, của chư vị Bồ Tát, Hiền thánh mà được thiện duyên, gặp may cầu cho được mạnh khoẻ, sống lâu, tai qua, nạn khỏi, có con nối dõi, yêu vui thân mệnh, gia đình hoà thuận, hạnh phúc an khang.
Việc sửa soạn đi lễ chùa đều có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ.
Ăn mặc nghiêm chỉnh
Khi vào chùa phải ăn mặc khiêm tốn, giản dị, cố gắng chọn quần áo đơn giản, không hở hang quá mức hoặc quá lố bịch, tất nhiên không nên đi dép lê hay đội mũ khi vào chùa.
Chú ý đến lời nói và việc làm
Các vị thần được thờ trong mỗi ngôi chùa đều khác nhau nhưng đều mong muốn thanh lọc tâm hồn con người.
Vào chùa để cầu nguyện là điều tốt, nhưng không nên gây ồn ào, chửi thề, lời nói và hành vi phải nhẹ nhàng.
Chú ý đến lễ vật
Người đi chùa nên chuẩn bị các loại lễ vật chay như hương (nhang), hoa quả, bánh oản (bánh in - gần giống một loại bánh nếp, bánh đậu xanh), xôi, chè...
Chốn chùa linh thiêng cần hạn chế sử dụng đồ mặn làm lễ, nhằm tránh mang theo oán niệm từ các sinh linh động vật bị giết hại.
Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm các lễ chay như hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè... không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả...
Chú ý dâng hương
Tự mình châm hương, không cần đốt bó lớn, chỉ 1 - 3 nén là đủ. Mặt hướng tới đại điện, hai tay nắm nhẹ nén hương, nam tay trái ở trên tay phải ở dưới, nữ tay phải ở trên tay trái ở dưới, vẩy nhẹ cho lửa nhỏ dần chứ không nên thổi tắt.
Dâng hương chỉ cần làm ở Phật đường chính là được, còn mỗi ban thì tới vái ba vái, không cần đốt nhiều nhang đèn, chủ yếu là tâm thanh tịnh.
Khi dâng hương phải giơ cao quá đầu, nhắm mắt hứa nguyện rồi vái ba vái, không được giơ hướng thấp dưới thân.
Sau khi vái xong, mang hương tới cắm vào lư thì phải dùng tay trái, không được dùng tay phải. Phật giáo cho rằng, tay phải thường dùng để sát sinh, chỉ có tay trái còn tương đối thuần khiết.
Đi qua tam quan đúng thứ tự
Đối với các ngôi chùa có cửa tam quan (3 cửa xếp cạnh nhau, với ô cửa lớn nhất ở giữa), thì chúng ta nên bước vào qua cửa Giả Quan (tức cửa bên phải) và bước ra qua cửa Không Quan (tức cửa bên trái). Cửa Trung Quan (ở giữa) chỉ dành cho các bậc cao tăng, khoa bảng, Thiên tử; người bình thường nên tránh bước qua cửa này.
Lễ ban đúng thứ tự
Sau khi bước qua cửa chùa, chúng ta nên hành lễ theo thứ tự từ gian bên trái của chùa trước tiên, sau đó đến các gian ở giữa rồi đến các gian bên phải, đúng một vòng chùa. Thứ tự này tượng trưng cho đạo lý thuận lẽ tự nhiên (chiều kim đồng hồ) trong Phật Giáo.
Cầu nguyệnTheo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được che chở, bảo vệ.
Nếu muốn cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm… bạn nên vào đình, đền. Khi hành lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương.
Tùy vào từng môn phái, có thể đứng hoặc quỳ khi làm lễ nhưng cần phải lên trước. Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chếch sang một bên. Không nên bước qua mặt những người đang quỳ lạy.
Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025
(NSMT) - Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề “Hội tụ và phát triển”. Dự kiến khai mạc đưa vào phục vụ ngày 27/01/2025 và hoạt động đến hết ngày 03/02/2025 (từ ngày 28 tháng Chạp đến hết ngày mùng 6 Tết) tại tuyến đường Võ Văn Tần – Nguyễn Thái Học, quy mô khoảng 310m, kinh phí thực hiện khoảng 5,5 tỉ đồng được xã hội hóa, không dùng ngân sách.
Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?
Tháng Chạp là tháng cuối cùng trong năm Âm lịch, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn được chứa đựng nhiều điều kiêng kỵ mang đậm dấu ấn tâm linh.
Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi
(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".
Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.
Giao tiếp kết nối yêu thương
Đối thoại, giao tiếp rất quan trọng trong đời sống gia đình, bởi có nói mới hiểu để chia sẻ, cảm thông. Các thành viên cùng một mái nhà hãy tăng cường tương tác, mở lòng trò chuyện cùng nhau. Khi có tiếng nói chung, sẽ giảm bớt những bất đồng, tình cảm thêm gắn kết.
Bạn ghen tị với người khác giới điều gì?
Đàn ông ghen tị với khả năng mang lại sự sống mới cho thế giới của phụ nữ, một số còn ghen tị cả với vai trò làm mẹ. Trong khi đó phụ nữ ghen tị với những điều bất ngờ khác.
Ước mơ làm mẹ của cô gái bại não
Một phụ nữ Trung Quốc mắc bệnh bại não quyết tâm bảo vệ mong muốn được làm mẹ của mình trước những lời chỉ trích trực tuyến.