9 hành vi của cha mẹ vô tình hủy hoại con
Nhà tâm lý học Seth Meyers và Preston Ni cho rằng một số hành động của cha mẹ có thể hủy hoại cuộc sống của con cái, khiến con bị tổn thương, khó trở thành người có ích.
Cha mẹ muốn con vừa yêu thương vừa e sợ mình
Đối với các bậc cha mẹ độc hại, một cuộc tấn công tình cảm đồng nghĩa với tình yêu và sự quan tâm. Những đứa trẻ sống trong những gia đình này khá nhạy cảm, thường để ý tâm trạng của cha mẹ qua âm thanh của những chiếc chìa khóa bị rơi hoặc tiếng bước chân. Những đứa trẻ luôn sống trong nỗi sợ hãi và e ngại.
Các bậc cha mẹ độc hại này sẽ thấy khó chịu trước các việc con làm trái ý họ. Họ thường nói rằng: "Cha/Mẹ đã làm tất cả vì con, vậy mà con vẫn không biết ơn cha/mẹ".

Ảnh minh họa.
Con phải giải quyết vấn đề của người lớn nhưng không có quyền nói lên ý kiến riêng
Trong những gia đình độc hại, cha mẹ muốn chia sẻ trách nhiệm với con cái. Ví dụ, một đứa trẻ tin rằng hành vi xấu của mình khiến cho bố phải uống rượu giải sầu.
Sau này, trẻ sẽ bị lôi vào những chuyện của người lớn. Chúng buộc phải lắng nghe những lời phàn nàn của cha mẹ về người khác và phải đặt mình vào vị trí người giúp đỡ, bao dung và an ủi. Nhưng con cái lại không có quyền nói lên quan điểm của mình.
Con phải là người giỏi nhất nhưng đừng quên con không có gì đặc biệt
Các bậc cha mẹ luôn mong muốn con cái đạt được thành tích cao nhất. Tuy nhiên, tất cả những thành tích của đứa trẻ đều được coi là điều hiển nhiên. Những lời bình luận chê bai thực sự có thể hủy hoại cuộc sống của trẻ em vì nó khiến chúng lớn lên tin rằng chúng luôn là nỗi thất vọng đối với cha mẹ.

Ảnh minh họa.
Muốn con cởi mở tâm sự nhưng sau đó lại trách mắng
Cha mẹ độc hại buộc con cái phải chân thành và thậm chí đôi khi khiến chúng cảm thấy tội lỗi nếu chúng không muốn chia sẻ cảm xúc của mình. Sau đó, họ dùng chính những điều nàu để trách mắng con. Có 2 trường hợp xảy ra
Họ hàng, hàng xóm và những người khác đều biết câu chuyện trẻ chia sẻ với cha mẹ bởi cha mẹ đã kể cho họ nghe.
Một đứa trẻ cho cha mẹ cơ hội để mắng chúng hoặc thêm những lời bình luận châm biếm.
Thay vì thông cảm và giải quyết vấn đề cùng nhau, cha mẹ lại lấy điều đó ra để dọa nạt, mỉa mai con.

Ảnh minh họa.
Cha mẹ độc hại thấy con toàn khuyết điểm
Lòng tự trọng của trẻ càng thấp thì càng dễ kiểm soát chúng. Các bậc cha mẹ độc hại hay nói về những thất bại và khiếm khuyết của con họ.
Những bậc cha mẹ như vậy sẽ khiến con tự ti, họ không muốn thấy con mình thử những điều mới và thành công.
Muốn con cải thiện bản thân nhưng không được nghĩ về tương lai
Cha mẹ muốn con cái thành công nhưng họ không quan tâm đến việc chúng sẽ làm điều đó như thế nào. Ví dụ, họ có thể mong đợi con mình xây dựng sự nghiệp thành công nhưng vẫn yêu cầu con dành nhiều thời gian cho gia đình.
Những bậc cha mẹ này thường sẽ khoe khoang về thành tích của con họ với hai lý do sau:
Họ muốn người khác phải ghen tị vì họ có những đứa con giỏi giang.
Sự thành công của con cái sẽ mang lại cuộc sống tốt hơn cho cha mẹ.
Cha mẹ đôi khi cũng nhắc nhở con cái về khoảng cách giữa chúng và ước mơ mà chúng ấp ủ. Họ cho đó là những ước mơ viển vông và khó thực hiện được, họ muốn con chấp nhận với những gì đang có.
Con phải làm theo cách mà cha mẹ chỉ nhưng nếu con thất bại, con phải tự chịu trách nhiệm
Cha mẹ điều khiển con như búp bê. Họ lập ra kế hoạch, bắt ép con phải làm theo. Họ không để ý đến hậu quả của việc kiểm soát con. Nhưng khi thất bại, đó không phải là lỗi của họ mà là của con.
Ảnh minh họa.
Không ngừng nhắc con nhớ về những gì cha mẹ đã làm
Những bậc cha mẹ này đưa ra một điều gì đó mà con cái của họ thực sự có thể làm mà không có sự từ chối nào đều gây ra sự bực bội. Đứa trẻ bắt đầu nghĩ: "Chắc bố mẹ chỉ muốn có người bên cạnh và người đó không thể sống thiếu cha mẹ". Có thể các con vẫn nhận sự giúp đỡ, cảm ơn cha mẹ và đáp lại cha mẹ bằng một cái gì đó. Nhưng cách cư xử của cha mẹ sẽ không tạo nên kết quả tốt bởi cha mẹ sẽ luôn nhắc nhở con cái về sự ban ơn mà họ đã dành cho chúng. Họ khiến con cái thấy mình tội lỗi vì dám từ chối sự giúp đỡ.
Lúc nào cũng nói tin tưởng con nhưng luôn để mắt tới chúng
Khi con cố gắng hạn chế cha mẹ can thiệp quá sâu vào đời tư của mình, cha mẹ sẽ buộc tội con thiếu tin tưởng họ. Ngay cả khi con có nhà riêng, sự riêng tư cũng là con số không bởi cha mẹ có thể sử dụng chìa khóa khẩn cấp để vào nhà con. Họ sẽ đặt ra rất nhiều câu hỏi buộc con phải trả lời như: "Tại sao con không rửa chiếc cốc đó?", "Tại sao con lại lãng phí tiền vào thứ vô ích đó?"... Những bậc cha mẹ như vậy không tôn trọng cuộc sống và quyền riêng tư của con cái họ.
Làm thế nào để chung sống hòa thuận với cha mẹ độc hại?
Các chuyên gia đã đưa ra một số mẹo có thể giúp con cái bảo vệ quan điểm cá nhân và cứu vãn mối quan hệ với cha mẹ. Đầu tiên phải nhận ra những sự thật sau:
Chúng ta không thể thay đổi quá khứ.
Mối quan hệ độc hại giống như một căn bệnh mãn tính - hầu như không thể chữa khỏi nên bạn phải cố gắng tránh mọi biến chứng.
Lời khuyên dành cho người làm con dựa trên nguyên tắc con người có quyền và sở thích riêng. Bạn có các quyền sau:
Sống trong ngôi nhà của riêng bạn và có những quy tắc riêng của bạn.
Không tham gia vào việc giải quyết các vấn đề của người thân khác.
Hạn chế cha mẹ vào không gian riêng tư của mình.
Dứt khoát trong việc đưa ra quyết định mà không phải nghe theo bố mẹ khi họ nói: "Cha mẹ hiểu rõ điều đó hơn con".
Quản lý các nguồn lực của bạn: tiền bạc, thời gian và công sức.
Chọn sở thích cá nhân của bạn thay vì sở thích của cha mẹ bạn.
Nên nhớ những quy tắc này cần thích hợp với đôi bên. Con cái không nên cắt đứt mọi liên hệ với cha mẹ và coi sự giúp đỡ của họ là điều hiển nhiên.
Theo Brightside
Cần Thơ: Phường Thới Bình tổ chức hội thi Trang trí tuyến hẻm, treo cờ Tổ quốc đẹp
(NSMT) - Ngày 29.4, Ủy ban nhân dân phường Thới Bình phối hợp cùng Hội Liên hiệp phụ nữ phường tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi “Trang trí tuyến hẻm, treo cờ Tổ quốc đẹp”. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và Quốc tế lao động 1/5.
Giới trẻ Cần Thơ hưởng ứng đại lễ qua những bộ trang phục truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc
(NSMT) - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những gương mặt từng đạt giải "Nét đẹp áo bà ba xưa và nay" đã cùng hội ngộ, thực hiện bộ ảnh đặc biệt ý nghĩa này thông qua những bộ trang phục truyền thống của dân tộc.
Dựng nhà bằng trái tim: Nhóm Minh Phước lan tỏa yêu thương đến từng gia đình nghèo
Không phải kỹ sư hay doanh nhân nhưng Trần Huỳnh Quang Triều vẫn trở thành “người kiến tạo mái ấm” cho hàng trăm gia đình nghèo miền Tây, khi cùng nhóm thiện nguyện Minh Phước xây hơn 100 mái ấm nghĩa tình, trao hy vọng giữa gian khó.
Cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trong giờ chào cờ tại một trường học
Sáng ngày 28/4/2025, trường THPT Hoàng Diệu, TP. Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) đã tổ chức lễ chào cờ đầu tuần như thường lệ nhưng gây ấn tượng vô cùng với sự xuất hiện của hàng ngàn lá cờ Tổ quốc được các em học sinh cầm trong tay tung bay phấp phới.
Tỉnh Kiên Giang viếng nghĩa trang liệt sĩ nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Sáng ngày 25/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế lao động 01/5/2025, để tưởng nhớ công lao của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc; Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các lực lượng vũ trang tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh.
Ngày 30 tháng 4 trong ký ức của nữ du kích Ngã Năm
Anh hùng Lưu Nguyệt Hồng sinh năm 1950 là con thứ ba trong gia đình, quê ở xã Vĩnh Quới, huyện Thạnh Trị (nay là thị xã Ngã Năm), tỉnh Sóc Trăng. Tròn 15 tuổi, bà xung phong vào du kích, được phân công làm y tá Đội Biệt động thị trấn Ngã Năm.
Cần Thơ: Khai mạc triển lãm “50 năm vang mãi bản hùng ca toàn thắng”
(NSMT) - Ngày 24/4, tại Bảo tàng Quân khu 9, Cục Chính trị Quân khu 9 tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca toàn thắng”. Triển lãm mở cửa phục vụ khách tham quan từ ngày 24/4 đến hết tháng 5 năm 2025.