Xưa - Nay

Bạc Liêu: Bảo tồn âm nhạc Khmer truyền thống trong dòng chảy hiện đại

Thứ sáu, 28/07/2023, 10:36 AM

Tìm hướng đi giúp bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống nói chung, âm nhạc của đồng bào Khmer nói riêng đã và đang là nỗi trăn trở của những nhà nghiên cứu và người hoạt động nghệ thuật. Để âm nhạc Khmer tồn tại trong dòng chảy hiện đại, cần sự nỗ lực từ nhiều phía.

"Linh hồn" của nghệ thuật Khmer

Với sắc màu văn hóa đa dạng, đồng bào Khmer ở Bạc Liêu sở hữu nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc được hình thành trong đời sống lao động sản xuất, quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh chống lại cái xấu. Đó là múa Rôm- vông, múa trống Chhay-dăm, múa Rô-băm, nhảy khỉ ngựa, sân khấu Dù kê… Mỗi loại hình đều có nét đặc trưng, tuy nhiên để phát triển trong đời sống tinh thần của người dân phải cần được kết hợp với âm nhạc. Bởi, nhờ giai điệu của âm nhạc mà những động tác múa trở nên uyển chuyển, những người trình diễn nghệ thuật được thăng hoa hơn và góp phần tạo không khí rộn ràng cho các lễ hội văn hóa. Âm nhạc chính vì thế là “linh hồn” của nghệ thuật Khmer!

Đội nhạc ngũ âm chùa Xiêm Cán (xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu) tập luyện tiết mục mới để phục vụ lễ hội.

Đội nhạc ngũ âm chùa Xiêm Cán (xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu) tập luyện tiết mục mới để phục vụ lễ hội.

Tuy vậy, âm nhạc truyền thống do được hình thành lâu đời và xuất phát từ trong dân gian nên luôn tiềm ẩn nguy cơ mai một. Thêm nữa, những năm gần đây lớp người kế thừa âm nhạc Khmer ngày càng lớn tuổi, lớp trẻ thì ít được truyền nghề bài bản. Đặc biệt, việc du nhập các loại hình âm nhạc hiện đại ngày càng phổ biến khiến cho âm nhạc Khmer truyền thống càng rơi vào tình cảnh “lép vế”, nhất là một bộ phận giới trẻ có biểu hiện quay lưng với âm nhạc dân tộc. Minh chứng cho điều này là số đội nhạc ngũ âm tại các phum sóc không phát triển về số lượng và chất lượng, hầu hết thành viên là những nghệ nhân luống tuổi. Tại Liên hoan Nhạc ngũ âm và múa dân gian Khmer trong khuôn khổ Lễ hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu năm 2022 chỉ có 10 đội đến từ các chùa Khmer tham gia thi diễn, trong khi cả tỉnh có đến 22 chùa Khmer.

Giữ gìn vốn quý của Phum sóc

Âm nhạc truyền thống chính là vốn văn hóa quý giá của người dân phum sóc. Dù đối mặt với nhiều thách thức nhưng việc bảo tồn, phát huy giá trị âm nhạc Khmer cần được đặc biệt quan tâm. Anh Kim Văn Đồi - nhạc công Đoàn nghệ thuật tổng hợp Khmer Bạc Liêu, chia sẻ: “Thời gian qua Đoàn thường xuyên làm mới các dòng nhạc dân gian Khmer bằng cách kết hợp các loại nhạc cụ để tạo ra những bản phối có giai điệu đặc sắc. Với cách làm này, những chương trình nghệ thuật của Đoàn ngày càng đa dạng màu sắc, cuốn hút nhiều khán giả, trong đó có các bạn trẻ đến thưởng thức”.

Học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bạc Liêu biểu diễn điệu múa truyền thống. Ảnh: H.T

Học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bạc Liêu biểu diễn điệu múa truyền thống. Ảnh: H.T

Bên cạnh đó, việc đưa âm nhạc Khmer vào trường học là ý kiến được nhiều nhà nghiên cứu, người hoạt động nghệ thuật đồng tình để hình thành đội ngũ kế thừa. Theo GS-TS Đặng Hoành Loan - người có nhiều năm nghiên cứu âm nhạc dân gian thì mặc dù nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ có thái độ trân trọng âm nhạc truyền thống, nhưng không có khả năng diễn xướng những giai điệu đó một cách chính xác, đúng phong cách. Vì thế, cần tập trung mở các lớp truyền dạy tại địa phương để người hát hay, đàn giỏi dạy lại cho học sinh nhằm giúp các em hiểu ý nghĩa, yêu thích theo học bộ môn này.

Để âm nhạc Khmer truyền thống được bảo tồn, phát huy giá trị trong dòng chảy hiện đại rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành thông qua những chính sách hỗ trợ, đào tạo, tuyên truyền. Cùng với đó cũng đòi hỏi sự sáng tạo, nỗ lực không ngừng từ Đoàn nghệ thuật tổng hợp Khmer Bạc Liêu và nhất là đồng bào Khmer để âm nhạc Khmer ngày càng phát triển, lan tỏa trong đời sống người dân các phum sóc.

Theo Hữu Thọ/ Báo Bạc Liêu

Xem bài viết gốc tại đây

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.

Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ

Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ

(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.

Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau

Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau

(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng

Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng

(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.

Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?

Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?

Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.

Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế

Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế

(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.

Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn

Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024"

(NSMT) - Cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024" là hoạt động nằm trong khuôn khổ Đêm hội trăng rằm - San sẻ yêu thương do Văn phòng đại diện Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức vào ngày 15/9 sắp tới tại Công viên Lưu Hữu Phước (TP Cần Thơ).