Xưa - Nay

Bạc Liêu: Lễ hội "Thí giàn", văn hóa đặc sắc của người Hoa

Thứ năm, 18/08/2022, 06:04 AM

(NSMT) – Lễ hội “Thí giàn” hằng năm đều quy tụ rất đông người dân đến tham dự. Đây là một trong những lễ hội dân gian truyền thống được xếp vào hàng lễ lớn của cộng đồng người Hoa đang sinh sống tại Bạc Liêu nói riêng và một số tỉnh thành ĐBSCL nói chung.

Tục “Thí giàn” hay còn gọi là tục “giựt vàng” được diễn ra trong suốt các ngày của tháng 7 Âm lịch. Mỗi mùa Vu Lan, người dân miền Tây thường tổ chức các buổi lễ thờ cúng quan trọng tại chùa, đền hoặc tại gia. Còn ở Bạc Liêu, phần lớn người dân tộc Hoa sẽ mang lễ vật đến tận cửa chùa Ông Bổn, miểu, đình, để làm từ thiện, tạo điều kiện cho tục thí giàn hằng năm.

Miếu Quan Thánh Đế Quân tại trung tâm thị trấn Ngan Dừa, tỉnh Bạc Liêu.

Miếu Quan Thánh Đế Quân tại trung tâm thị trấn Ngan Dừa, tỉnh Bạc Liêu.

Tục “thí giàn” là một trong những nghi lễ quan trọng, được thực hiện bởi một “lão làng” có uy tín trong vùng. Theo quan niệm dân gian, mục đích của những ngày này nhằm để cầu nguyện cho gia đình êm ấm, mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa. Trước giờ thí giàn sẽ có nghi thức mời ông về xác trần để cầu bình an cũng như một vài nghi thức tâm linh của người Hoa được diễn ra. Tại các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, tục thí giàn thường sẽ tập trung vào giữa tháng 7 Âm lịch và thu hút rất đông người dân đến tham dự, quy tụ như một ngày hội lớn.

Tại miếu Quan Thánh Đế Quân ở Bạc Liêu, người dân xứ Ngan Dừa sẽ chuẩn bị cho lễ từ ngày 13 Âm lịch các vật phẩm cúng cũng như các phần quà cho những ai bắt được “thẻ vàng”. Đây là một loại thẻ được làm bằng gỗ và phết sơn đỏ, trên mỗi thanh sẽ có khắc chữ và kí hiệu để ấn định đối chiếu đổi quà. Tùy vào tình hình dâng lễ hằng năm, các vật phẩm cũng vô cùng đa dạng và phong phú. Thông thường phần thưởng của các tấm thẻ sẽ là lương thực, thực phẩm thiết yếu hoặc may mắn hơn sẽ đổi được vàng.

z3649850162849_1ea6e0b7bea5fe23d231e50f06ccdffb
Người dân chuẩn bị vật phẩm trước lễ.

Người dân chuẩn bị vật phẩm trước lễ.

Tại đây, người dân xứ Ngan Dừa sẽ phân chia thành những loại thẻ với kí hiệu khác nhau, bao gồm thẻ thường và thẻ đụn. Thẻ thường có 4 thẻ: muối sẽ đánh chữ M, gạo ghi chữ G, thịt ghi chữ T và cốm là chữ C. Thẻ bình thường sẽ đổi được những bịch gạo, muối, còn thẻ cốm sẽ được lãnh cốm – dạng cốm nổ có 3 màu được ngào với đường, ép vào khuôn và cắt ra từng thỏi nhỏ. Ngoài ra còn có loại bội đan bằng tre dạng hình chóp, thường để treo đồ ăn như bánh mì và một vài miếng heo quay hoặc vài lon cá mồi... đây sẽ là của miếu và nhà nào có nhu cầu muốn làm thẻ đụn thì lại xin, sau đó làm 1 cây cờ đỏ, ghi tên người cúng và tên cửa tiệm của họ lên trên đó.

Vật phẩm của hộ kinh doanh có nhu cầu dâng lễ.

Vật phẩm của hộ kinh doanh có nhu cầu dâng lễ.

Giờ lành điểm cũng là lúc hồi trống báo hiệu bắt đầu, trên nóc đình sẽ có 2 – 3 người mang theo các loại thẻ đã được đánh dấu từ trước để ném xuống dòng người bên dưới. Những người tham gia “giựt vàng” sẽ tìm vị trí thuận lợi để có thể giựt được nhiều thẻ nhất. Người già sẽ được ưu tiên phát thẻ để lãnh quà. Tuy việc trầy xước là không thể tránh khỏi nhưng do có giới hạn số lần giựt nên ai nấy cũng đều hào hứng tham gia.

Thẻ vàng có khắc những kí hiệu khác nhau để phân biệt quà tặng.

Thẻ vàng có khắc những kí hiệu khác nhau để phân biệt quà tặng.

Người dân đứng chờ để giựt được thẻ vàng.

Người dân đứng chờ để giựt được thẻ vàng.

Theo anh Thế Kỷ - người dân tham dự lễ hội cho biết: “Cảm nhận đầu tiên là rất vui vì lễ hội mang đậm tín ngưỡng văn hoá tâm linh của người Hoa, tuy nhiên do quá trình cộng cư, hoà huyết mà dần dần lễ hội đã trở thành của cả một cộng đồng nên ngoài người Hoa thì còn người Kinh, Khmer đến tham dự. Ngày nay do mọi người đã hiểu hơn về lễ hội cho nên vấn đề tệ nạn đã hạn chế hơn và hầu như không có”.

Nhìn chung, tục “thí giàn” từ lâu đã đi vào nếp sống văn hoá tâm linh của người Hoa nói riêng và cộng đồng dân tộc sinh sống tại Việt Nam nói chung. Từ những tục lễ thông thường của dân gian, ngày nay đã trở thành một lễ hội có quy củ, có tổ chức rõ ràng, được đông đảo người dân ủng hộ và luôn ân cần bảo tồn nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc.

Một số hình ảnh trong lễ hội:

z3649851165574_78715ab1bb97a58559ba11692a881275
z3649851508180_f984437a270d7ec946a32e36ef058b47
z3649851508614_130edf5cf019c760c6199238b6825bdc
z3649850850024_b424f6f9cadce8b4f46bbfc0dc59fb49
z3649850167074_ac633f90d0f85aa7f9b008ba4e0f7b0b
Nguồn ảnh: Thế Kỷ.

Nguồn ảnh: Thế Kỷ.

Phùng Thảo  
Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

(NSMT) - Ngày 25/4, được sự thống nhất của UBND TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, Ban quản lý Đình thần tổ chức Lễ Kỳ yên Hạ điền tại Đình Thần Phụng Hiệp theo như thông lệ hàng năm.

Rặng dừa nước đong đưa

Rặng dừa nước đong đưa

(NSMT) - Miền Tây là xứ sở của phù sa, của sông nước. Dọc theo các bãi bồi, các bờ sông rạch trước đây dừa nước mọc ken dày. Người miền Tây khi phải sống xa quê, trong ký ức của họ bao giờ cũng có tiếng lá dừa nước xào xạc reo vui trên những triền sông lộng gió.

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

(NSMT) - Ngày 14/4, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ Tri ân Quốc Tổ, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đây là hoạt động có ý nghĩa giáo dục truyền thống tốt đẹp, lòng hiếu đạo, sự biết ơn của lớp con cháu hôm nay đối với tổ tiên ở Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân Mũi Cà Mau.

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

(NSMT) - Từ ngày 13/4 - 16/4/2024 (nhằm ngày mùng 05/3 - 08/3 âm lịch) đã diễn ra Tết Chôl Chnăm Thmây (Lễ Chịu tuổi) ở miền Tây. Đây là nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đã và đang được gìn giữ, bảo tồn và phát huy qua nhiều năm nay.

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

(NSMT) - Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Huỳnh Quốc Việt vừa có thư ngỏ kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh hiến tặng hình ảnh, tài liệu, hiện vật liên quan đến sự kiện lịch sử "Tập kết ra Bắc năm 1954", từ ngày 26/3 - 2/9/2024 tại địa điểm tiếp nhận Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

(NSMT) - Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là một trong bốn bến chính tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam theo đường Hồ Chí Minh trên biển. Đồng thời, đây là điểm du lịch thu hút đông đảo các đoàn khách đến tham quan trong các dịp lễ, tết trong năm.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Không chỉ Việt Nam, một số quốc gia Châu Á khác cũng có tục lệ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.