Văn hóa

Bạc Liêu: Những người canh “giấc ngủ” cho liệt sĩ

Thứ năm, 27/07/2023, 08:26 AM

Dù chiến tranh đã lùi xa, nhưng giữa bốn mùa mưa nắng, mỗi ngày trôi qua, vẫn có những con người ngày đêm canh “giấc ngủ” bình yên cho các vong linh liệt sĩ. Với họ, đó như một cách tri ân những người đã không tiếc máu xương ngã xuống vì độc lập dân tộc. Họ chính là những quản trang tại các nghĩa trang liệt sĩ (NTLS) của tỉnh.

Lặng thầm cống hiến

Đến NTLS tỉnh bất cứ khi nào, chúng ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh người quản trang cần mẫn, cặm cụi lo việc hương khói, quét dọn và chăm sóc từng phần mộ các anh hùng liệt sĩ.

Hơn 9 năm gắn bó ở nơi này, ông Lê Hoàng Giang (ấp Láng Giài A, thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình) thuộc lòng từng tên liệt sĩ, quê quán, mộ phần nằm ở vị trí hàng nào, lối nào. Ngoài việc hướng dẫn thân nhân liệt sĩ thăm viếng, thắp hương, công việc hằng ngày của ông Giang là làm cỏ, vệ sinh từng ngôi mộ, thu gom rác, trồng và chăm sóc các hàng cây cảnh xung quanh nghĩa trang, làm đẹp cho NTLS, chăm lo mộ phần các liệt sĩ... Với những ngôi mộ chưa rõ họ tên, ông xem như người thân của gia đình, chăm sóc một cách chu đáo để các liệt sĩ được an ủi khi người thân chưa tìm thấy. “Tôi có hơn 10 người thân đang yên nghỉ tại NTLS tỉnh. Trong những lần đến viếng thắp nhang cho người thân, thấy có nhiều ngôi mộ vô danh, không có người thân đến viếng, tôi rất chạnh lòng. Từ đó, tôi quyết định gắn bó với nghề quản trang để vừa chăm sóc các ngôi mộ lại có thể ngày ngày nhang khói cho các anh hùng vô danh. Tôi xem đó là nghĩa vụ, là sự tri ân, biết ơn của mình đối với những người không tiếc máu xương để giành lại cuộc sống hòa bình cho chúng ta hôm nay”, ông Giang bộc bạch.

Phụ trách việc cắt tỉa cây xanh ở NTLS tỉnh hơn 7 năm, ông Nguyễn Hải Triều (ấp Thị Trấn A, thị trấn Hòa Bình) luôn hết lòng với công việc đã chọn. Mỗi ngày, dù trời nắng chói chang hay mưa dầm lạnh lẽo, ông vẫn lặng lẽ nhặt từng xác lá, cắt tỉa từng nhánh cây rồi cùng đồng nghiệp chà từng mảng rong bám vào chân mộ và lau chùi sạch sẽ từng phần mộ. Ông Triều bộc bạch: “Chỉ cần thấy cảnh quan nghĩa trang luôn sạch sẽ, thoáng đãng để thân nhân liệt sĩ được “mát lòng” khi đến viếng, với tôi đó đã là niềm vui lớn lao”.

Làm công việc quản trang tuy không quá nặng nhọc nhưng đòi hỏi sự cần mẫn và có cái tâm, có lòng vì đồng lương cho công việc này còn thấp nên nhiều người chỉ gắn bó được vài tháng rồi lại tìm việc khác. Chỉ có những người yêu nghề, tự hào với nghề như ông Giang, ông Triều… mới có thể gắn bó với công việc bình dị, lặng thầm mà cao cả này.

Ông Lê Hoàng Giang (bên trái) cùng đồng nghiệp chỉnh trang các phần mộ liệt sĩ. Ảnh: T.Q

Ông Lê Hoàng Giang (bên trái) cùng đồng nghiệp chỉnh trang các phần mộ liệt sĩ. Ảnh: T.Q

Một lòng tri ân

NTLS tỉnh tọa lạc tại thị trấn Hòa Bình có diện tích gần 10ha, với 3.942 phần mộ liệt sĩ khắp mọi miền đất nước, trong đó có gần 500 mộ liệt sĩ vô danh. Ban quản trang ở đây có 14 người, trong đó có 9 lao động làm nhiệm vụ cắt tỉa cây cảnh, quét dọn, lau chùi các phần mộ. Ông Trần Văn Mạng - Trưởng ban Quản trang tỉnh, cho biết:  “NTLS là nơi thiêng liêng, chôn cất các liệt sĩ có công với nước, nên trách nhiệm của mỗi người đang sống là rất lớn. Từng thành viên luôn nhắc nhở nhau chăm sóc mộ phần liệt sĩ một cách chu đáo, có như vậy thì người thân các liệt sĩ khi đến đây thăm viếng sẽ cảm thấy ấm lòng hơn và được an ủi phần nào”.

Ngoài NTLS tỉnh, trên địa bàn tỉnh còn có 3 NTLS ở các huyện, thị xã:  Phước Long, Vĩnh Lợi và TX. Giá Rai. Thể hiện sự tri ân với những anh hùng đã khuất, các địa phương thường xuyên sửa chữa, tu bổ, nâng cấp NTLS sạch, đẹp; trồng cây xanh; lắp đèn chiếu sáng. Vào những dịp lễ tết, bên cạnh việc tổ chức viếng NTLS nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của những người con ưu tú của dân tộc đã hy sinh anh dũng vì dân, vì nước, các ban,  ngành, đoàn thể còn thường xuyên ra quân chỉnh trang, dọn dẹp khuôn viên nghĩa trang. Với các doanh nghiệp thì hỗ trợ hoa, cây kiểng, kinh phí ốp đá hoa cương để các phần mộ thêm trang trọng…

Những ngày này, cùng với cả nước, cán bộ và Nhân dân Bạc Liêu đang hướng về kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ với hàng trăm việc làm, hành động nghĩa tình tri ân, những người làm công tác quản trang cũng không khỏi bồi hồi, càng nhủ lòng phải nỗ lực hơn với phần việc mình đang đảm nhận. Đây cũng là dịp các quản trang có cơ hội đón tiếp nhiều thân nhân gia đình liệt sĩ, lắng nghe những câu chuyện xúc động về người đã khuất bằng tất cả sự chân thành.

Theo Minh Luân/ Báo Bạc Liêu

Xem bài viết gốc tại đây

Ở nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo không?

Ở nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo không?

Cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là truyền thống lâu đời của người Việt. Nhiều người thuê nhà đang phân vân liệu có phải thực hiện nghi lễ này hay không?

Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may

Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may

Việc dọn dẹp cuối năm cần phải vứt bỏ một số cây cảnh không tốt cho phong thủy gia đình, xua đuổi xui xẻo ra khỏi nhà.

Cổ nhân dạy tháng 12 âm lịch không làm 5 điều

Cổ nhân dạy tháng 12 âm lịch không làm 5 điều

Những điều cấm kỵ trong tháng 12 âm tuy có phần mê tín nhưng cũng thể hiện sự mong đợi, cầu phúc trong năm mới cũng như sự tôn trọng, kế thừa văn hóa truyền thống của người dân.

Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025

Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025

(NSMT) - Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề “Hội tụ và phát triển”. Dự kiến khai mạc đưa vào phục vụ ngày 27/01/2025 và hoạt động đến hết ngày 03/02/2025 (từ ngày 28 tháng Chạp đến hết ngày mùng 6 Tết) tại tuyến đường Võ Văn Tần – Nguyễn Thái Học, quy mô khoảng 310m, kinh phí thực hiện khoảng 5,5 tỉ đồng được xã hội hóa, không dùng ngân sách.

Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?

Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?

Tháng Chạp là tháng cuối cùng trong năm Âm lịch, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn được chứa đựng nhiều điều kiêng kỵ mang đậm dấu ấn tâm linh.

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.