Bác Tôn - bậc thầy của nghệ thuật thuyết phục, cảm hóa
Ngày 2/7/1930, con tàu Armand Rousseau chở Bác Tôn và nhiều người tù đến Côn Đảo. Từ đó đến ngày 23/9/1945, giặc nhiều lần trừ khử không được người tù số 5289.20TF Tôn Đức Thắng. Ngược lại, người tù trung kiên đã biến “địa ngục trần gian” giữa đại dương thành “trường học cách mạng”.
Tháng 7/1929, nhân sự kiện vụ án đường Barbier (nay là đường Thạch Thị Thanh, phường Tân Định, quận 1, TP. Hồ Chí Minh), thực dân Pháp mở đợt khủng bố lớn, bắt hội viên Kỳ bộ tại Sài Gòn và Nam bộ, Tôn Đức Thắng bị bắt giam ở Khám Lớn Sài Gòn. Ngày 25/6/1930, Tòa đại hình Sài Gòn kết án Bác Tôn 20 năm tù khổ sai, đày ra Côn Đảo vì “Can tội tham gia hội kín, âm mưu kích động, chống phá nền an ninh quốc gia, chống lại Chính phủ Pháp và Chính phủ bảo hộ...”. Chúng xác định Tôn Đức Thắng là người tù nguy hiểm nên phải nhốt riêng, không cho liên lạc với ai, giam ở khám người vị thành niên. Tại đây, Bác Tôn đã cảm hóa được nhóm thanh niên lầm lỡ, do hoàn cảnh xã hội xô đẩy làm việc xấu.

Vừa tới Côn Đảo, Bác Tôn bị liệt vào loại tù nguy hiểm, bị giam ở Sở Tẩy (Tải) thuộc Banh I, Xà lim 15, đa số là đối tượng cướp của, giết người, sau đó chúng đưa đến nhiều nơi và Hầm xay lúa, nơi đáng sợ nhất của người tù. Tuy nhiên, trong lao tù, Bác Tôn luôn tìm cách truyền hơi ấm tình đồng chí, đồng bào, trao lửa cách mạng cho nhiều người và trở thành trung tâm đoàn kết.
Hơn 15 năm bị tù đày, bằng tình cảm chân thành, lý tưởng cộng sản cao cả, Bác Tôn đã thuyết phục, cảm hóa nhiều người tù, kể cả người đang hành hạ mình và đồng bào mình. Cùng ở Côn Đảo với Bác Tôn, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn nhận xét: “Trong tù đày vô cùng khắc nghiệt, vậy mà đồng chí Tôn Đức Thắng luôn luôn lạc quan, giữ lòng tin tưởng, sống với anh em chân tình, ấm áp... Trong ngục tù đế quốc, đồng chí thể hiện đầy đủ tinh thần nhân văn cao cả: Sống chí tình, chí nghĩa, nhân ái, thủy chung với đồng chí, bạn bè và những người cùng cảnh ngộ”. Còn trong ký ức của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh: “Tôi học ở Bác Tôn lòng thương bạn tù, luôn luôn giáo dục họ. Dù bị tù ngục nhưng Bác Tôn luôn quyết tâm chiến đấu chống lại áp bức của bọn cai ngục. Người đầu tiên gần gũi và giáo dục lý tưởng cộng sản cho tôi chính là Bác Tôn”.
Cách Vũng Tàu 97 hải lý, quần đảo Côn Đảo (Côn Sơn) với 16 đảo, tổng diện tích đất nổi khoảng 76km2. Ngày 1/2/1862, Thống đốc Nam kỳ Bonard ký quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo (trên 51km2) với 3 khám giam chính: Banh I (1862), Banh II (1916), Banh III (1925) cùng các sở tù khổ sai, như: Sở Lưới, Chuồng bò, Cỏ Ống, An Hải… để giam giữ tù nhân, nhất là những người yêu nước, chống thực dân Pháp. Qua 4 đời chúa đảo: Bonvier (2 lần), Cresmary, Brouillonnet, Tiseyre gian ác, chúng dùng mọi cực hình dã man để tù nhân không có con đường sống. Với tù chính trị, ngoài đánh đập, chúng sử dụng chiêu “lấy tù trị tù” cắt mọi nguồn sống. Với Bác Tôn, coi như 3 lần tên chúa đảo ký “bản án tử hình”, nhưng nhờ biết cách thuyết phục, cảm hóa đối tượng, Bác Tôn đều thoát chết.
Sử nhà tù Cô Đảo ghi lại, mỗi năm có khoảng 15% số người tù bị chết mòn trong ngục thất do ăn gạo hẩm, khô mục, không tắm rửa, thiếu nước uống, chỗ ở không ánh sáng, chật chội, bệnh không thuốc men, bị đánh đập... Ở chung với tù nhân có tiền sự hung ác, Bác Tôn nói đến tình đồng loại, chỉ ra hành động của Pháp rồi thuyết phục, cảm hóa nên số tù lưu manh không dám hống hách, côn đồ với các tù nhân khác, cùng góp sức đấu tranh đòi công bằng, đòi quyền sống... Qua đó, Bác không bị “làm khó, kiếm chuyện” để triệt tiêu theo ý muốn của quản lý nhà tù, mà còn được bảo vệ, gọi là “Anh Hai Thắng” như thần tượng.
Không “trừ khử” được người tù số 5289.20TF, năm 1930, lấy cớ nhà tù bị bão lớn làm chết 75 tù nhân và hàng trăm người “sống như chết”, Pháp lập danh sách đưa 500 người lưu đày ở đảo Cayen của Nam Mỹ, trong đó có Bác Tôn. Biết đi sẽ không có ngày về, nhiều tù nhân đấu tranh đòi ở lại Côn Đảo nhưng không được. Trước lúc lên đường, Bác Tôn được bác sĩ của nhà tù Pélisser cho uống thuốc IPK (loại thuốc gây đau bụng cấp tính), cho biết phải ở lại mổ gấp. Sau đó, Bác Tôn đến trạm xá để “mổ cắt dạ dày” và không đi chuyến lưu đày, bảo toàn được tính mạng trong gang tấc.
Một năm sau đó, Pháp cho Bác Tôn làm chức “cặp rằn”, muốn để chính bàn tay của tù nhân giết chết. Tuy nhiên, Bác Tôn lại dùng quyền được trao để cải tạo chế độ lao tù, giác ngộ nhóm tù lưu manh, tạo sự đoàn kết, thương yêu, chia sẻ giữa các thành phần tù nhân ở Hầm xay lúa. Bác còn yêu thương, chăm sóc, tự tay tắm rửa cho tù nhân bị thương. Đồng thời, bác giáo dục, kết nạp vào Đảng một số người đủ điều kiện, tìm cách tổ chức và đưa ra phương pháp đấu tranh của chi bộ nhà tù, tiếp tục giáo dục chính trị cho tù nhân để thương yêu, giúp đỡ, đồng thuận nhau. Bác Tôn nói với tù nhân: “Các anh xay bao nhiêu thì xay, không xay thì thôi, nó đánh tôi hay làm gì tôi thì mặc kệ nó”. Từ đó, Bác Tôn trở thành trung tâm của khối đại đoàn kết, bệ đỡ của tù nhân mà cái chết từng ngày rình rập. Đến lúc Bác Tôn làm cặp rằn ở Hầm xay lúa, có khoảng 10 cặp rằn bị giết, nhưng không giết được “Anh Hai Thắng”.
Qua 3 lần đưa vào cõi chết nhưng nhờ ý chí, nghị lực phi thường cùng với phương pháp lôi cuốn, thuyết phục và sức cảm hóa bậc thầy, Bác Tôn biến cái khó thành cơ hội, khai thác cái may để thoát được “cửa tủ” cho bản thân, giúp tù nhân giành lẽ sống diệu kỳ.
Theo Nguyễn Rạng/ Báo An Giang
Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc
Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc khi ngày vía Thần Tài năm Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ Sáu, ngày 7/2 Dương lịch, ngày làm việc trong tuần.
Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?
Ngày vía Thần Tài nhiều người thường có thói quen đi mua vàng nên thường xảy ra tình trạng chen chúc, giá tăng vọt. Vậy có thể mua vàng trước ngày vía Thần Tài hay không?
Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa
(NSMT) - Nhiều người cứ than thở Tết trong mắt con trẻ bây giờ “nhạt” lắm, chẳng còn háo hức và mong ngóng như xưa…
Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.
Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer
(NSMT) - Lễ cúng Trăng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, phản ánh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Với hoạt động đặc trưng là đút cốm dẹp, hay còn gọi là Oóc Om Bóc trong tiếng Khmer, lễ cúng Trăng còn được biết đến rộng rãi với cái tên Lễ Oóc Om Bóc.
Lung linh đêm hội sông Trăng
(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.