Xưa - Nay

Bác Tôn – Niềm tự hào của quê hương An Giang

Thứ tư, 24/08/2022, 16:16 PM

Chủ tịch đáng kính Tôn Đức Thắng, một người bình dị mà vĩ đại, suốt cả cuộc đời Bác đã đấu tranh không mệt mỏi vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng sản ở nước ta và sự nghiệp giải phóng của giai cấp công nhân thế giới.

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Di sản quý nhất mà đồng chí Tôn Đức Thắng để lại cho nhân dân là chất người Tôn Đức Thắng, sản phẩm tổng hợp của chất hào hiệp Nam bộ, chất kiên cường và tài năng sáng tạo Việt Nam, chất tiên phong của giai cấp công nhân, chất cách mạng của người yêu nước, người cộng sản, chất nhân đạo của con người”. Tinh túy của chất người ấy là lòng thương nước yêu dân, niềm ưu ái với đồng bào đồng chí, niềm tin sắc đá vào thắng lợi của Cách Mạng, mặc dù mọi khó khăn gian khổ tinh thần một lòng một dạ phục vụ nhân dân, đức chí công vô tư quên mình, sự khiêm tốn giản dị hồn nhiên trong sáng. Đó là chất Cách mạng tinh khiết không gì làm phai nhạt được, từ thuở thanh niên đến cuối đời vượt qua muôn trùng thử thách ngày càng ngời lên nét đẹp đẽ và cao quý”.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng (Ảnh tư liệu trích từ phim Tôn Đức Thắng – Một người bình thường mà vĩ đại)

Chủ tịch Tôn Đức Thắng (Ảnh tư liệu trích từ phim Tôn Đức Thắng – Một người bình thường mà vĩ đại)

Sau những năm tháng dài bôn ba xuôi ngược khắp mọi miền quê hương đất nước theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, Bác Tôn mới có dịp trở về thăm lại quê hương khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, nước nhà thống nhất.

Cù lao ông Hổ - Ảnh: Thanh thảo

Cù lao ông Hổ - Ảnh: Thanh thảo

Mỹ Hòa Hưng hay còn gọi là Cù lao Ông Hổ, chỉ cách TP Long Xuyên một nhánh sông. Mất khoảng 15 phút là mọi người sẽ bước vào một không gian thoáng đãng, yên ắng, hiền hòa, nép mình bên những vườn cây trái xanh um. Trong khoảng không gian yên bình ấy, trên con đường trải nhựa dài thẳng tấp, đi vài trăm mét, mọi người sẽ đặt chân lên mảnh đất với những câu chuyện truyền thuyết về địa danh Cù lao ông Hổ và những câu chuyện về cuộc đời của vị Chủ tịch đáng kính Tôn Đức Thắng. Chín mươi hai tuổi đời, trên 60 năm hoạt động Cách mạng, Bác Tôn đã để lại cho đời một tấm gương sáng về tinh thần chiến đấu Cách mạng, về chí khí và đạo đức cao cả của người chiến sĩ cộng sản.

Tôn Đức Thắng - Người chiến sĩ cộng sản kiên cường, bất khuất, sáng ngời đạo đức cách mạng

Khổ sai nơi nhà tù Côn Đảo (Ảnh tư liệu trích từ phim Tôn Đức Thắng – Một người bình thường mà vĩ đại)

Khổ sai nơi nhà tù Côn Đảo (Ảnh tư liệu trích từ phim Tôn Đức Thắng – Một người bình thường mà vĩ đại)

Cuộc đời hoạt động Cách mạng của Bác Tôn đã từng trãi qua mọi thử thách hà khắc, bị Thực dân Pháp bắt giam, đày đọa nơi ngục tù Côn Đảo với chế độ khổ sai. Nhà tù Côn Đảo là nơi có quá nhiều biện pháp để giết dần giết mòn những người tù, ăn không đủ sống, nước không đủ uống, khí không đủ thở....Trong khi đó lại quá nhiều gông xiềng, roi vọt, xà liêm, hầm tối. Nhưng gông xiềng, roi vọt đọa đày tra tấn cũng không khuất phục được ý chí, lòng kiên trung của người chiến sĩ Cộng sản Tôn Đức Thắng: “Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”. 

Hơn 15 năm bị giam cầm ở nhà tù Côn Đảo, Bác Tôn đã sống cực kỳ gian khổ nhưng cũng vô cùng oanh liệt, vẻ vang. Bác đã biến ngục tù thành lò đấu tranh, thành Trường học Cộng sản. Cuộc đấu tranh kiên cường ấy làm rực sáng lên những phẩm chất tận trung với Nước với dân của Bác Tôn, làm sáng lên tình người, tình đồng chí và Bác đã như một tấm gương sáng về tinh thần bền bỉ, rèn luyện, học tập cho muôn đời con cháu.

Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản Tôn Đức Thắng kiên cường, sáng ngời bản lĩnh và niềm tin tất thắng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc để vượt qua sự khốc liệt của ngục tù Đế Quốc đã làm các đồng chí đảng viên tù Côn Đảo ngưỡng mộ và kẻ thù khiếp sợ.

Cố Tổng Bí thư Lê Duẫn cùng ở Côn Đảo với Bác nhận xét: “Trong tù đày vô cùng khắc nghiệt vậy mà Bác Tôn luôn luôn lạc quan, giữ lòng tin tưởng, sống với anh em chân tình ấm áp”.

Bác Hồ và Bác Tôn - Từ già đến trẻ đều mến yêu (Ảnh tư liệu trích từ phim Tôn Đức Thắng – Một người bình thường mà vĩ đại)

Bác Hồ và Bác Tôn - Từ già đến trẻ đều mến yêu (Ảnh tư liệu trích từ phim Tôn Đức Thắng – Một người bình thường mà vĩ đại)

Mười lăm năm trong tù, từng ngày từng giờ đấu tranh chống lại gông cùm xiềng xích của Thực dân, Bác Tôn hiểu hơn ai hết giá trị của độc lập tự do. Ngay sau khi ra khỏi nhà tù, vừa bước chân lên đất liền thì cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Bác đã tham gia ngay vào cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Trong suốt hai cuộc kháng chiến ác liệt, trong mưa bom bão đạn, những khó khăn thiếu thốn lại không lay chuyển được ý chí đấu tranh cho độc lập tự do thống nhất Tổ Quốc. Ở những cương vị lãnh đạo quan trọng, Bác Tôn đã phấn đấu không mệt mỏi góp phần cùng Bác Hồ, Trung ương Đảng, Quốc Hội và Mặt trận để đưa hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn.

Trong tất cả các lãnh tụ tiền bối của Đảng và Nhà nước ta, có 02 Người được toàn Đảng toàn dân tôn kính, mến yêu đến độ từ già đến trẻ đều gọi là Bác đó là Bác Hồ và Bác Tôn.

Bài học sâu sắc từ cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng

01
Bài học sâu sắc từ cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Bài học sâu sắc từ cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Càng tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, chúng ta càng thêm kính trọng và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Người.

Cần phải học tập tu dưỡng, rèn luyện theo tấm gương Bác Tôn kính yêu - Người Cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo mẫu mực suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; tăng cường giáo dục lý tưởng cộng sản, truyền thống yêu nước và cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ để xây dựng nước nhà ngày càng phát triển. 

Tự hào là người con trên quê hương Bác Tôn kính yêu

Xuất thân từ một gia đình nông dân ở vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long miền Tây Nam bộ, bắt đầu cuộc đời Cách mạng từ một người làm thợ và qua hơn 60 năm hoạt động, Chủ tịch Tôn Đức Thắng không chỉ là Nhà yêu nước vĩ đại, Người chiến sĩ Cộng sản tiêu biểu của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam mà còn là một chiến sĩ quốc tế chân chính suốt đời phấn đấu vì CNXH, vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

Người dân An Giang rất tự hào về mãnh đất đã sản sinh ra Người Cộng sản suốt một đời tận hiếu, tận trung, giản dị, gắn bó, hòa quyện trong ân tình Nước non.

Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng - Ảnh: Thanh Thảo

Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng - Ảnh: Thanh Thảo

“Dù ai xuôi ngược bốn bề, chưa đến ông Hổ, chưa về An Giang”, Cù lao ông Hổ nay đã trở thành điểm dừng chân của nhiều du khách khi về với vùng đất Thất Sơn hữu tình. Đến với Cù lao ông Hổ, du khách sẽ được đắm mình vào thiên nhiên khoáng đản, được trãi lòng với những ký ức về Bác Tôn  trong ngôi nhà gỗ đơn sơ giữa vườn hoa trái xanh tươi bên dòng sông Hậu hiền hòa.

Theo Thanh Thảo / CTTĐT An Giang  
Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

(NSMT) - Ngày 25/4, được sự thống nhất của UBND TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, Ban quản lý Đình thần tổ chức Lễ Kỳ yên Hạ điền tại Đình Thần Phụng Hiệp theo như thông lệ hàng năm.

Rặng dừa nước đong đưa

Rặng dừa nước đong đưa

(NSMT) - Miền Tây là xứ sở của phù sa, của sông nước. Dọc theo các bãi bồi, các bờ sông rạch trước đây dừa nước mọc ken dày. Người miền Tây khi phải sống xa quê, trong ký ức của họ bao giờ cũng có tiếng lá dừa nước xào xạc reo vui trên những triền sông lộng gió.

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

(NSMT) - Ngày 14/4, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ Tri ân Quốc Tổ, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đây là hoạt động có ý nghĩa giáo dục truyền thống tốt đẹp, lòng hiếu đạo, sự biết ơn của lớp con cháu hôm nay đối với tổ tiên ở Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân Mũi Cà Mau.

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

(NSMT) - Từ ngày 13/4 - 16/4/2024 (nhằm ngày mùng 05/3 - 08/3 âm lịch) đã diễn ra Tết Chôl Chnăm Thmây (Lễ Chịu tuổi) ở miền Tây. Đây là nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đã và đang được gìn giữ, bảo tồn và phát huy qua nhiều năm nay.

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

(NSMT) - Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Huỳnh Quốc Việt vừa có thư ngỏ kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh hiến tặng hình ảnh, tài liệu, hiện vật liên quan đến sự kiện lịch sử "Tập kết ra Bắc năm 1954", từ ngày 26/3 - 2/9/2024 tại địa điểm tiếp nhận Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

(NSMT) - Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là một trong bốn bến chính tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam theo đường Hồ Chí Minh trên biển. Đồng thời, đây là điểm du lịch thu hút đông đảo các đoàn khách đến tham quan trong các dịp lễ, tết trong năm.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Không chỉ Việt Nam, một số quốc gia Châu Á khác cũng có tục lệ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.