Xưa - Nay

Bạn có biết ông già Noel xuất hiện từ bao giờ?

Thứ năm, 22/12/2022, 19:56 PM

Lễ Giáng Sinh đang cận kề, đâu đó trong thành phố không khí mùa lễ rộn ràng: cây thông được trang trí rực rỡ, hộp quà nhiều màu, hang đá, đèn hoa lung linh... và không thể thiếu hình ảnh ông già Noel mặc bộ đồ đỏ cưỡi tuần lộc đi phát quà. Nhưng, không phải ai cũng biết ông già Noel xuất hiện từ bao giờ?

Chúng ta hẳn đã quen thuộc với câu chuyện vị thánh Nicholas, sinh năm 280 tại một thành phố nhỏ tại vùng Tiểu Á. Ông sống một đời hy sinh và tận tụy, chia sẻ tình yêu thương với cư dân trong thành phố nên được bầu làm Giám mục của thành Myra. Tương truyền, ông thường dành những ngày ngắn ngủi cuối đời mình để đi tặng những món quà cho các trẻ em nghèo khó trong thành phố và các làng mạc kế bên; trong đó lần trao quà nổi tiếng của ông chính là lần tặng vàng cho một người cha nghèo để làm của hồi môn cho ba cô con gái. Những thỏi vàng này được đặt trong những chiếc tất phơi bên cửa sổ nhà nghèo nọ, và có lẽ, truyền thống đặt quà vào những chiếc tất của các ông già Noel ngày nay cũng được bắt nguồn từ đó.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sau khi Nicholas qua đời, nhiều thánh đường được xây dựng và đặt theo tên ông - St. Nicholas - khởi nguồn cho cái tên Santa Claus. Câu chuyện về Santa bắt đầu từ nước Đức với tên gọi Kriss Kringle và dần trở thành biểu tượng của mùa Giáng sinh từ đó.

Thế nhưng, một sự thật khác ít người biết đến hơn, đó là hình tượng ông già Noel đã được bắt nguồn từ Bắc Ân thời... thượng cổ. Hình tượng ban đầu của ông già Noel lại chính là... thần Odin, cha đẻ của nhân vật thần sấm Thor đã không còn quá xa lạ với người Việt Nam. Trong thần thoại dân gian Pagan, một năm, thần Odin sẽ chỉ huy chuyến đi săn lớn nhất trong năm vào ngày lễ Yule - tương ứng với ngày lễ Giáng sinh của chúng ta bây giờ. Trong chuyến hành trình của mình, thần Odin sẽ di chuyển bằng xe kéo và để lại trên đường những món quà, đồ chơi và bánh kẹo cho những đứa trẻ ngoan trong những chiếc ủng màu đỏ. Nghe đã thấy thân quen hơn chưa nào? Và, một điều nữa, bạn có bao giờ thắc mắc bộ quần áo màu đỏ của ông già Noel được bắt nguồn từ đâu không? Thần Odin, cũng như con trai Thor của mình thường mặc áo choàng màu gì nào?

9181023b3ffaa00f41ba2ce50f809e19
Chuông Mây (t/h)  
Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

(NSMT) - Ngày 25/4, được sự thống nhất của UBND TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, Ban quản lý Đình thần tổ chức Lễ Kỳ yên Hạ điền tại Đình Thần Phụng Hiệp theo như thông lệ hàng năm.

Rặng dừa nước đong đưa

Rặng dừa nước đong đưa

(NSMT) - Miền Tây là xứ sở của phù sa, của sông nước. Dọc theo các bãi bồi, các bờ sông rạch trước đây dừa nước mọc ken dày. Người miền Tây khi phải sống xa quê, trong ký ức của họ bao giờ cũng có tiếng lá dừa nước xào xạc reo vui trên những triền sông lộng gió.

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

(NSMT) - Ngày 14/4, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ Tri ân Quốc Tổ, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đây là hoạt động có ý nghĩa giáo dục truyền thống tốt đẹp, lòng hiếu đạo, sự biết ơn của lớp con cháu hôm nay đối với tổ tiên ở Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân Mũi Cà Mau.

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

(NSMT) - Từ ngày 13/4 - 16/4/2024 (nhằm ngày mùng 05/3 - 08/3 âm lịch) đã diễn ra Tết Chôl Chnăm Thmây (Lễ Chịu tuổi) ở miền Tây. Đây là nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đã và đang được gìn giữ, bảo tồn và phát huy qua nhiều năm nay.

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

(NSMT) - Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Huỳnh Quốc Việt vừa có thư ngỏ kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh hiến tặng hình ảnh, tài liệu, hiện vật liên quan đến sự kiện lịch sử "Tập kết ra Bắc năm 1954", từ ngày 26/3 - 2/9/2024 tại địa điểm tiếp nhận Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

(NSMT) - Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là một trong bốn bến chính tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam theo đường Hồ Chí Minh trên biển. Đồng thời, đây là điểm du lịch thu hút đông đảo các đoàn khách đến tham quan trong các dịp lễ, tết trong năm.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Không chỉ Việt Nam, một số quốc gia Châu Á khác cũng có tục lệ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.