Xưa - Nay

Bánh trung thu handmade - trào lưu được yêu thích trong nhiều năm gần đây

Thứ năm, 18/08/2022, 16:18 PM

(NSMT) – Xã hội ngày càng phát triển, máy móc dần được đưa vào để thay thế cho sức người, vì thế các mặt hàng được sản xuất liên tục để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi các mặt hàng ấy đã trở nên đồng nhất, không có sự mới lạ thì chúng ta lại tìm về với những vật liệu được làm bằng thủ công và xem nó như một lựa chọn mới mẻ, trong đó bánh trung thu handmade là một ví dụ điển hình.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết trung thu

Tết trung thu hay còn gọi là ngày Rằm tháng 8, được tổ chức kéo dài từ ngày 14 - 16 tháng 8 Âm lịch hằng năm vì những ngày này mặt trăng sẽ tròn và sáng nhất. Theo quan niệm xưa, đây được coi là mùa bội thu của nông dân sau 1 năm ròng rã cày cấy, trồng trọt, sau đó họ sẽ tổ chức ăn mừng cùng làng xóm và gia đình, quây quần bên nhau trong ngày trăng rằm. Cũng vì thế mà trung thu được gọi với rất nhiều cái tên như: Tết trông trăng, Tết thiếu nhi, Ngày đoàn viên...

Trên các tuyến phố đã bắt đầu xuất hiện các cửa hàng bán bánh trung thu.

Trên các tuyến phố đã bắt đầu xuất hiện các cửa hàng bán bánh trung thu.

Ý nghĩa của món bánh trung thu trong ngày Tết đoàn viên

Theo truyền thống từ xa xưa, bánh trung thu và trà là cặp đôi hoàn hảo được chọn để thưởng thức trong đêm trăng rằm. Theo quan niệm xưa, mọi người sẽ mua bánh trung thu về để cúng bởi bánh trung thu hình tròn được xem là biểu tượng của sự tròn đầy, còn bánh trung thu hình vuông tượng trưng cho sự vững chắc. Tục ăn bánh trung thu trong ngày Tết đoàn viên cũng là cách để cầu bình an, hạnh phúc.

Chỉ vỏn vẹn 1 tháng nữa là đến Tết trung thu, tại các tuyến đường đắc địa trên địa bàn thành phố đã xuất hiện những sạp bánh có tiếng từ xưa như Kinh đô, Mai Sơn, Như Lan.... Họ sẽ bày bán trước trung thu 2 tháng để người dân có thể thoải mái lựa chọn. Tuy nhiên, theo nhịp phát triển của xã hội, bánh trung thu cũng sẽ có những thay đổi gắn liền với cuộc sống hiện đại của con người.

Bánh trung thu truyền thống (Nguồn: Báo sức khỏe đời sống)

Bánh trung thu truyền thống (Nguồn: Báo sức khỏe đời sống)

Vì sao bánh trung thu handmade ngày nay lại được ưa chuộng?

Ngày xưa, bánh trung thu chỉ có dạng bánh nướng, bánh dẻo truyền thống được làm từ bột, trứng, sữa cùng một vài loại nhân đơn giản như nhân thập cẩm, nhân dừa hay nhân đậu xanh. Ngày nay, bánh trung thu không chỉ để thưởng thức mà còn được dùng làm quà biếu tặng, vì thế, loại bánh này đã được làm lại từ nhiều cách khác nhau, cho ra hương vị và kiểu dáng đa dạng, thu hút người tiêu dùng. Tại các tiệm bánh kiểu Âu, Nhật, Hàn, món bánh trung thu đã được biến tấu lên một tầm cao mới. Nhờ vào kiểu dáng bắt mắt, sinh động, không bị rập khuôn như trước, bánh trung thu ngày nay có thể tạo ra đủ kiểu hình như con heo, con trâu, quả đào,... với nhiều màu sắc vô cùng phong phú.

Bánh trung thu handmade đa dạng về màu sắc và hương vị (Nguồn: Internet)

Bánh trung thu handmade đa dạng về màu sắc và hương vị (Nguồn: Internet)

Không những thế, bánh trung thu handmade còn đa dạng hơn với đủ loại hương vị, phù hợp với mọi lứa tuổi người dùng, trong đó có trẻ em và người cao tuổi - đây là hai thế hệ sẽ có nhiều băn khoăn khi chọn dùng bánh trung thu. Đa phần trẻ nhỏ sẽ không hứng thú với nhân thập cẩm bởi mùi vị và những thành phần bên trong. Còn người cao tuổi thì ngại ngọt, sợ tiểu đường.

Dựa trên thị hiếu và nhu cầu của người dùng, bánh trung thu dùng để biếu tặng ngày nay không những đòi hỏi cao về mặt thẩm mĩ mà còn phải tốt cho sức khỏe. Các loại bánh vị trà xanh, dâu tây, mứt cam,... khi ra mắt đã được rất nhiều bạn trẻ ưa chuộng; bánh làm từ đường ăn kiêng; bánh chay thì hạp lòng ông bà, cha mẹ. Với giá thành phong phú, phù hợp với túi tiền của đa số người dân, bánh trung thu handmade đã trở nên phổ biến, có lẽ vì thế mà cái cảm giác háo hức chờ được ăn bánh trung thu truyền thống ngày xưa đã không còn như trước nữa.

Nhìn chung, bánh trung thu thủ công ngày nay đã được đầu tư vào hương, vật liệu nhiều hơn, lượng người tìm mua và tiêu thụ ngày càng lớn trên thị trường. Nếu con số tiêu thụ bánh trung thu handmade ngày càng tăng cũng sẽ là một thách thức lớn cho những loại bánh truyền thống đã quá đổi quen thuộc.

Phùng Thảo  
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.

Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ

Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ

(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.

Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau

Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau

(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng

Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng

(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.

Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?

Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?

Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.

Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế

Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế

(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.

Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn

Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024"

(NSMT) - Cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024" là hoạt động nằm trong khuôn khổ Đêm hội trăng rằm - San sẻ yêu thương do Văn phòng đại diện Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức vào ngày 15/9 sắp tới tại Công viên Lưu Hữu Phước (TP Cần Thơ).