Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử ở Kiên Giang
Nghệ thuật Đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Với nhiều hoạt động rộng khắp trong tỉnh, phong trào ĐCTT của tỉnh Kiên Giang đã và đang góp phần tích cực vào việc bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT Nam bộ.

Gian hàng không gian Đờn ca tài tử của tỉnh Kiên Giang tham dự Festival Bình Dương năm 2017.
Bắt đầu từ năm 2015, khi Dự án sân khấu học đường do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức tại Kiên Giang, đã thu hút được trên 50 em học sinh tham gia học. Sau đó là một loạt hoạt động tập huấn, giao lưu ĐCTT do Trung tâmVăn hóa tỉnh tổ chức đã thu hút đông người mộ điệu ĐCTT trong tỉnh tham gia. Mấy năm trở lại đây, Ngày Sân khấu Việt Nam được tổ chức ở nhiều huyện, thành phố trong tỉnh với tấm lòng “tôn sư trọng đạo", “uống nước nhớ nguồn", thể hiện sự biết ơn, trân trọng các bậc tiền nhân khai sinh ra bộ môn sân khấu. Nhiều hoạt động của câu lạc bộ trong tỉnh có mô hình sinh hoạt hấp dẫn, hiệu quả thu hút được đông thành viên tham gia và duy trì sinh hoạt đều đặn, góp phần phát triển phong trào chung của tỉnh.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hoàng Vũ, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ban chủ nhiệm ĐCTT của tỉnh, cho biết: Phong trào ĐCTT ở Kiên Giang ngày càng khởi sắc từ khi Trung tâm Văn hóa tỉnh thành lập Câu lạc bộ Ban chủ nhiệm ĐCTT tỉnh vào tháng 8/2017. Câu lạc bộ đã hỗ trợ và đẩy mạnh việc thành lập các câu lạc bộ ĐCTT huyện, thành phố trong tỉnh. Bên cạnh đó Câu lạc bộ đã thành lập đội ĐCTT tiêu biểu của tỉnh với trên 20 thành viên để phục vụ chương trình và tham gia các cuộc thi khu vực và toàn quốc.
Qua 3 năm triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT Nam bộ tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2018-2020", đến nay đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận, phong trào ĐCTT có bước phát triển rộng khắp. Đã tổ chức 2 cuộc thi ĐCTT cấp tỉnh, 6 hội thi ĐCTT cấp huyện và một số chương trình giao lưu nghệ thuật ĐCTT để phục vụ nhân dân, tạo sân chơi bổ ích cho các câu lạc bộ tham gia, nhằm “giữ lửa" cho những người tham gia hoạt động trong lĩnh vực này, cống hiến, gắn bó với nghề.
Để tạo sự kết nối và mở rộng không gian sinh hoạt ĐCTT, ngành văn hóa tỉnh đã tổ chức nhiều chương trình biểu diễn, không gian ĐCTT phục vụ các sự kiện chính trị, kỷ niệm các ngày lễ lớn, lễ hội, hoạt động xúc tiến du lịch; tham gia hội thi, giao lưu ĐCTT với các tỉnh, thành phố Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Cần Thơ; tổ chức 2 cuộc triển lãm ảnh về hoạt động ĐCTT, 2 cuộc tọa đàm về ĐCTT, 4 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ năng cho người truyền dạy ĐCTT và kiến thức về nghệ thuật ĐCTT. Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang đã thực hiện và phát sóng 15 chương trình ĐCTT “Ấm mãi lửa đam mê"...
Nghệ nhân Trần Thanh Thảo, cán bộ nghiệp vụ Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thành huyện An Biên, cho biết: Phong trào ĐCTT ở huyện An Biên từng bước được củng cố, thay đổi mô hình hoạt động cho phù hợp và phát triển mạnh trở lại. Tất cả các xã trong huyện An Biên đều đã thành lập được câu lạc bộ; huyện đã mở lập huấn ĐCTT và tổ chức cuộc thi sáng tác lời mới bài ca vọng cổ ca ngợi về quê hương An Biên.
Tuy nhiên, tại một số địa phương, công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT đôi lúc chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều câu lạc bộ ĐCTT còn hoạt động cầm chừng do thiếu kinh phí, phương tiện hoạt động. Việc tổ chức sinh hoạt chưa thường xuyên, chưa có sự gắn kết giữa các thành viên, sau một thời gian hoạt động dẫn đến tan rã hoặc hoạt động cầm chừng. Việc đầu tư ngân sách nhà nước cho việc bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế và công tác vận động xã hội hóa chưa mang lại hiệu quả cao.
Để bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT, Sở Văn hóa và Thể thao đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT Nam bộ tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025". Trong đó: Chú trọng nâng cao chất lượng và số lượng các câu lạc bộ, nghệ nhân ĐCTT; đẩy mạnh các mặt truyền dạy, sáng tác, thực hành ĐCTT; xây dựng môi trường tốt cho hoạt động ĐCTT thông qua các hình thức liên hoan, hội thi, hội diễn; huy động các nguồn lực xã hội, bên cạnh nguồn lực đầu tư của nhà nước để nâng cao chất lượng phong trào; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, quảng bá ĐCTT... Đây sẽ tiền đề tạo đà để phong trào ĐCTT của tỉnh tiếp tục khởi sắc, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTTNam bộ.
Theo Thế Hạnh (Tỉnh ủy Kiên Giang)
Vì sao trẻ không bị đánh đập, la mắng vẫn mắc bệnh tâm lý?
Ngày nay, hầu hết trẻ em đều có đủ cơm ăn áo mặc, cả gia đình đều chiều chuộng con cái và hiếm khi đánh đập hay la mắng chúng. Tuy nhiên, một số trẻ em trong gia đình khá giả vẫn mắc bệnh tâm thần.
Các gia đình "vượt khó" khi kinh tế eo hẹp
Công việc gặp khó khăn, giảm thu nhập, một số mặt hàng thiết yếu tăng giá… ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của các gia đình hiện nay. Với sự chu đáo, đảm đang, nhiều chị em khéo léo tính toán, vận động người thân cùng thực hành tiết kiệm, nỗ lực duy trì chất lượng cuộc sống.
Bí quyết sống chung với mẹ chồng
Anushree Bose là nhà tâm lý học và cũng là một nàng dâu người Ấn Độ đã chia sẻ những bí quyết để sống chung với mẹ chồng từ góc độ chuyên gia và từ trải nghiệm cá nhân của mình.
Mẹ trầm cảm ném con mới sinh: Đáng thương hơn đáng trách
Từ khi mang thai, chị H. mong chờ từng ngày, từng phút để có thể nhìn mặt con nhưng khi con vừa chào đời chưa được 1 tháng, chị đã ném con xuống đất khiến cả gia đình bàng hoàng.
Vì sao mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu tồn tại bất chấp thời đại?
Tiến sĩ Madeleine A. Fugère - GS Tâm lý học xã hội tại Đại học Bang Eastern Connecticut (Mỹ) đã chia sẻ những lý do bất ngờ đằng sau mâu thuẫn trong mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu.
Từ bị dẫn dắt thành... đu "trend": Trẻ em đang bị dụ dỗ
Hiện nay có không ít trào lưu tưởng vô hại nhưng dễ ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, lối sống và văn hóa ứng xử của con trẻ.
Tiệm mì 1.000 đồng lan tỏa yêu thương ở Cà Mau
Một tiệm mì gói giá 1.000 đồng vừa xuất hiện tại phường 5, TP Cà Mau, do anh Trương Minh Đương, người dân phường 6, cùng một số người bạn thành lập. Mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, từ những gói mì, quả trứng, xúc xích, rau sống, ớt, chanh đến nước sôi, tất cả đều không tốn kém, nhưng lại chứa đựng một tâm huyết lớn lao. Khi câu chuyện về việc làm thiện nguyện lan tỏa, nhiều nhà hảo tâm đã mang mì, trứng và các vật phẩm khác đến để ủng hộ quán mì 1.000 đồng này.