Bất ngờ, biết giờ đi ngủ đoán chiều cao của trẻ
Bên cạnh yếu tố gen, chế độ dinh dưỡng, chiều cao của chúng ta còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Trong số các yếu tố đó, giấc ngủ chiếm vị trí quan trọng trong việc phát triển chiều cao.
Tại sao giấc ngủ lại ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao?
Sở dĩ giấc ngủ quan trọng với chiều cao là bởi khi ngủ tuyến yên của con người sẽ tiết ra hormone tăng trưởng - đây là yếu tố chủ chốt giúp thúc đẩy sự tăng trưởng chiều cao.
Tuy nhiên, tuyến yên không tiết ra một lượng lớn hormone tăng trưởng trong suốt cả ngày mà hormone này sẽ được giải phóng theo nhịp độ làm việc và nghỉ ngơi. Ở trạng thái ngủ, hormone tăng trưởng tiết ra mạnh nhất cao gấp 4 lần lượng hormone được giải phóng vào ban ngày.
Tổ chức National Sleep Foundation tại Hoa Kỳ đã tiến hành các cuộc nghiên cứu cụ thể về giấc ngủ của con người và công bố kết quả về cuộc điều tra về thời gian ngủ. Khung giờ vàng Hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất là từ 23h – 01h sáng. Thời gian ngủ tốt nhất để tăng chiều cao là trước 22h tối.
Việc ngủ muộn, ngủ ít, bỏ qua khung giờ vàng này sẽ khiến hàm lượng Hormone tiết ra không đủ, cản trở quá trình phát triển chiều cao.
Bên cạnh đó, một giấc ngủ sâu giúp thể chất và tinh thần thêm thoải mái, tạo điều kiện cho quá trình vận động, rèn luyện thể dục thể thao. Việc bổ sung dinh dưỡng, ăn uống cũng được kích thích đáng kể, từ đó thúc đẩy chiều cao phát triển nhanh chóng.
Trẻ nên ngủ lúc mấy giờ để tăng chiều cao?
Theo nghiên cứu, việc ngủ trước 22h00 giúp con phát triển chiều cao. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Ba mẹ cần biết thêm tiêu chuẩn thời gian ngủ theo độ tuổi.
Trẻ em dưới 5 tuổi cần đi ngủ trước 9h tối. Trẻ từ 5 tới 10 tuổi, ngủ trước 9h30 tối. Trẻ từ 10 tới 16 tuổi nên ngủ trước 10h đêm.
Bên cạnh đó, tổng thời gian ngủ của trẻ cũng cần được cha mẹ lưu tâm. Đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ của con cũng nhiều hơn so với người trưởng thành. Giai đoạn trẻ sơ sinh là giai đoạn “vàng” giúp con phát triển chiều cao. Trong 1000 ngày vàng sau sinh, trẻ có thể tăng 25cm trong năm đầu tiên và tăng 10 cm trong năm tiếp theo, quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ trong tương lai.
Vì vậy, trẻ dưới 3 tháng tuổi cần được ngủ khoảng 14 - 17 tiếng mỗi ngày, 4-11 tháng tuổi ngủ từ 12-15 tiếng, trẻ 1-2 tuổi cần ngủ 11-14 tiếng.
Giai đoạn dậy thì cũng là thời điểm tốt để giúp trẻ phát triển chiều cao. Trẻ từ 6-13 tuổi cần ngủ 9-11 tiếng, 14-17 tuổi cần ngủ 8-10 tiếng mỗi ngày.
Tư thế ngủ ảnh hưởng đến chiều cao
Không chỉ thời gian ngủ, tư thế ngủ của trẻ cũng có tác động nhất định đối với chiều cao. Nếu các bậc cha mẹ nhận thấy con mình có thói quen ngủ sai thì tốt nhất nên sửa càng sớm càng tốt, nếu không sự phát triển chiều cao của trẻ có thể bị ảnh hưởng, trẻ sẽ thấp bé hơn so với trẻ cùng tuổi.
Bắt chéo chân
Vắt chéo chân khi ngủ không chỉ khiến máu ở chân không lưu thông, ảnh hưởng đến sự phát triển mà còn khiến xương chân bị cong hoặc các cơ bên ngoài bị chệch ra ngoài, dẫn đến giảm chiều cao tổng thể.
Tư thế ngủ nghiêng sang bên phải
Lối ra của dạ dày nằm ở phía bên phải của cơ thể. Do đó, nếu tư thế ngủ thông thường của trẻ nghiêng về bên phải, đường ra của dạ dày sẽ bị đè nén, dẫn đến chế độ ăn uống và tiêu hóa kém, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cơ thể.
Ngoài ra, nằm nghiêng bên phải sẽ khiến các cơ quan nội tạng bên phải và thân mình bị đè nén khiến cơ thể trẻ không được nghỉ ngơi đầy đủ trong khi ngủ, thậm chí ngủ không thoải mái sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể và não bộ.
Tư thế ngủ nghiêng sang trái
Trái tim của cơ thể con người nằm ở bên trái, nếu trẻ quen ngủ nghiêng về bên trái sẽ khiến tim bị dồn nén trong một thời gian dài.
Tim là cơ quan vận chuyển máu, nếu tim bị chèn ép thì tốc độ truyền máu sẽ bị ảnh hưởng ở một mức độ nhất định. Một khi trẻ không được cung cấp đủ máu, các triệu chứng như thiếu oxy và khó thở sẽ theo sau. Ngoài ra, khi thân trái bị đè ép cũng sẽ xuất hiện hiện tượng tê, một số trẻ khóc sau khi ngủ dậy nguyên nhân là do cơ thể khó chịu.
Nằm sấp
Nằm sấp sẽ gây áp lực lên các cơ quan nội tạng, thậm chí là cản trở hô hấp, khi thức dậy sẽ cảm thấy mệt mỏi rã rời. Để trẻ ở tư thế nằm sấp khi ngủ sẽ g ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống nội tiết của trẻ.
Tư thế ngủ tăng chiều cao tốt nhất là nằm ngửa, tay chân thẳng dọc thân và thân hình thẳng, cũng có thể nghiêng đầu, giang tay chân ra để có thể thoải mái, nhằm hạn chế các khớp xương, sống bị đè nén, giúp cho các sụn giữa cột sống có điều kiện giãn nở một cách tối đa, chiều cao phát triển thuận lợi nhất.
Hành trình em bé sinh non chỉ nặng hơn 1kg: Từ lưỡi hái tử thần đến sự sống mãnh liệt
(NSMT) - Một câu chuyện đầy xúc động về hành trình hồi phục của bé Đ.A.T – một em bé sinh non chỉ nặng hơn 1.000 gram tại tuần thai 29 tuần 3 ngày, vượt qua vô vàn thử thách để trở về với gia đình trong niềm hạnh phúc ngập tràn của các bác sĩ Bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ.
Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?
Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh phụ khoa có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Chính vì thế, nhiều chị em băn khoăn và lo lắng liệu lạc nội mạc tử cung có thai được không, cũng như các ảnh hưởng khác của bệnh.
Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, "cản bước" hành trình làm mẹ
Làm mẹ là thiên chức cao cả và thiêng liêng của người phụ nữ. Thế nhưng chỉ vì căn bệnh này mà nhiều chị em vẫn chưa thể mang thai.
Cần Thơ: Nối thành công cánh tay bị đứt lìa do tai nạn lao động
(NSMT) - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ vừa thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối liền và bảo tồn cánh tay trái của bệnh nhân bị đứt lìa do tai nạn lao động.
Cứu sống bệnh nhân viêm cơ tim biến chứng choáng tim ngưng bằng kỹ thuật ECMO
(NSMT) - Ngày 04/11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể ), lọc máu liên tục, hồi sức nội khoa tích cực.
Cháu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do thói quen ăn uống nhiều người mắc
Bệnh viện phát hiện cậu bé bị teo thị giác, tình trạng tế bào thần kinh thị giác co lại do tổn thương lâu dài. Các bác sĩ lo ngại cậu bé phải đối mặt với tình trạng mù vĩnh viễn.
Suýt tử vong do phình bóc tách động mạch chủ ngực
(NSMT) - Ngày 3/11, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết vừa cứu sống người bệnh 65 tuổi bị phình bóc tách động mạch chủ ngực type A biến chứng tràn dịch màn tim, chèn ép tim cấp, có nguy cơ tử vong rất cao.