Văn hóa

"Bẫy" định luật đồng hồ khi giáo dục con trẻ

Thứ tư, 10/11/2021, 14:28 PM

Phương pháp dạy dỗ khác nhau nên trong quá trình giáo dục trẻ nhỏ sẽ xuất hiện không ít những bất đồng, lúc này cha mẹ đã rơi vào “cái bẫy” của “Định luật đồng hồ”.

Vào một ngày nghỉ cuối tuần, bạn muốn con mình nhanh chóng hoàn thành bài tập về nhà, xong xuôi đâu đấy rồi sẽ cho thoải mái vui chơi giải trí. Thế nhưng đứa trẻ vẫn nhìn chằm chằm vào TV, thúc giục nhiều lần mới vào bàn học một cách miễn cưỡng.

Ngay khi đứa trẻ chuẩn bị làm bài tập về nhà, bà nội lại xuất hiện nói: “Hôm nay là ngày nghỉ, vội vàng cái gì, còn có nhiều thời gian mà, cứ để cho cháu nó chơi thoải mái rồi học hành sau cũng được!”.

Bởi vì phương pháp dạy dỗ khác nhau nên trong quá trình giáo dục trẻ nhỏ sẽ xuất hiện không ít những bất đồng, lúc này cha mẹ đã rơi vào “cái bẫy” của “Định luật đồng hồ”.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Định luật đồng hồ là gì?

Cái gọi là "Định luật đồng hồ" có nghĩa là khi một người có 1 chiếc đồng hồ, anh ta có thể cho bạn biết chính xác thời gian hiện tại, nhưng khi một người có hai chiếc đồng hồ, nếu bạn hỏi anh ta “Bây giờ là mấy giờ?”, anh ta sẽ trở nên bối rối, bởi vì thời gian của hai chiếc đồng hồ có sự khác biệt, nên không cách nào nói cho bạn biết thời gian chính xác.

Nói một cách đơn giản, một cá nhân không thể có cùng lúc hai giá trị và quy tắc ứng xử khác nhau, nếu không cá nhân đó sẽ rơi vào hỗn loạn.

Quy luật đồng hồ thường tồn tại trong quá trình cha mẹ giáo dục con cái. Cha mẹ có những ý tưởng và kinh nghiệm khác nhau khi dạy con, do vậy các giá trị quan và nguyên tắc làm việc mà họ truyền đạt cho con cái của mình cũng là khác biệt.

Mỗi người đều muốn lấy ý nghĩ của mình để áp đặt cho con cái, như vậy đứa trẻ trong quá trình trưởng thành sẽ lâm vào tình trạng hỗn loạn, không biết nghe ai mới đúng, càng sợ nghe bên này sẽ phật ý với bên kia.

Nếu cha mẹ không nhận ra rằng mình đang sử dụng quy luật đồng hồ trong quá trình giáo dục con cái, điều này sẽ mang lại những tác hại nghiêm trọng cho trẻ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Định luật đồng hồ gây hại gì cho trẻ?

Hiệu quả giáo dục kém 

Chúng ta giáo dục con trẻ mục đích đều là hy vọng rằng chúng có thể phát triển tốt hơn, nhưng nếu trẻ tiếp thụ cùng lúc nhiều phương thức giáo dục khác nhau, thì không những không đạt được hiệu quả giáo dục.

Tăng gánh nặng cho trẻ

Ý định ban đầu của cha mẹ là vì lợi ích của con cái, nhưng nếu ý kiến của họ không thống nhất, áp đặt phương pháp giáo dục riêng cho con thì gánh nặng cho con cái cũng sẽ tăng lên.

Ví dụ: Bố muốn con học thêm văn hóa, trong khi người mẹ muốn con học nhạc, ý kiến của cha mẹ không thống nhất, cuối cùng đứa trẻ phải chịu thiệt thòi, nếu phải học cả hai thì đương nhiên sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng và tăng gánh nặng cho đứa trẻ.

Suy giảm sức khỏe thể chất và tinh thần

Ý kiến của cha mẹ không thể thống nhất, lại thường xuyên cãi vã vì chuyện này, nên trong mắt đứa trẻ, chúng cũng sẽ nghĩ rằng tình cảm giữa cha mẹ không được hòa thuận. Nhiều trẻ nghĩ rằng bố mẹ cãi nhau vì mình sẽ ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của trẻ.

Làm thế nào để cha mẹ thoát khỏi “Định luật đồng hồ”?

Kiểm soát cảm xúc

Khi cha mẹ gặp vấn đề bất đồng quan điểm khi giáo dục con cái, điều nên làm là kiềm chế cảm xúc của mình.

Tìm kiếm sự thống nhất

Khi quan điểm của cha mẹ có sự bất đồng, giải pháp tốt nhất chính là cố gắng tìm kiếm một sự thống nhất. Hai người nên ngồi lại, đưa ra ý kiến của mình rồi cùng nhau bàn bạc, chọn lựa phương thức tốt nhất cho con.

Cân nhắc đến cảm xúc của trẻ

Dù lựa chọn phương thức giáo dục nào, thì điều chúng ta không thể không cân nhắc đến chính là cảm xúc của trẻ. Giáo dục sẽ trở nên hiệu quả hơn nếu chúng ta tôn trọng trẻ và khiến chúng cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ.

Theo T.Linh (Giadinhvietnam online)

Tâm sự của cha ngày con tròn 18

Tâm sự của cha ngày con tròn 18

Tuổi 18, chỉ mong con gái của cha vẫn đủ bản lĩnh, tự tin khi bước vào môi trường mới và vẫn luôn có chí hướng, có tinh thần cầu tiến. Đó là những tâm sự, mong mỏi của một người làm cha gửi con gái yêu.

Thư gửi con gái ngày sinh nhật

Thư gửi con gái ngày sinh nhật

Ngạn ngữ có câu "không ai hiểu con bằng cha”. Hơn ai hết ba hiểu con gái mình. Dù xuất giá theo chồng, toàn tâm toàn ý chăm lo cho trọn chữ "dâu hiền" nhưng trong mắt con vẫn ánh lên niềm hạnh phúc mỗi khi ai đó gọi Nga Nghi. Chỉ vậy thôi với ba đó cũng là niềm hạnh phúc vô bờ con à.

Bệnh tiểu đường và các nguy cơ khôn lường với sức khoẻ

Bệnh tiểu đường và các nguy cơ khôn lường với sức khoẻ

(NSMT) - Vừa qua, Hội LHPN quận Ninh Kiều phối hợp Công ty bảo hiểm Dai-ichi Life Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình sức khỏe và hạnh phúc" cho gần 120 cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn quận Ninh Kiều.

"Thủ lĩnh" Misa: "Cha dạy tôi đừng bao giờ giúp đỡ người khác mà trông chờ trả ơn"

“Con giúp người này thì người khác sẽ giúp con, đừng bao giờ giúp đỡ ai mà trông chờ người đó phải trả ơn con” – Đó là bài học của cha đã theo chị Đinh Thị Thúy - Tổng giám đốc công ty phần mềm MISA suốt chặng đường thành công của mình.

Bố đơn thân và hành trình nuôi con gái mắc bệnh Down

Bố đơn thân và hành trình nuôi con gái mắc bệnh Down

Trở thành cha mẹ luôn là hành trình thật thiêng liêng, hạnh phúc nhưng cũng đầy gian nan. Khoảnh khắc con đến thế gian, niềm hy vọng lớn nhất của cha mẹ là con cái thật khỏe mạnh, bình an. Thế nhưng với nhiều bậc làm cha mẹ, điều đó lại trở thành mong ước không hề đơn giản.

“Nữ tướng” trong mắt bố

“Nữ tướng” trong mắt bố

Niềm vui và tự hào trào dâng trong lòng tôi khi nghĩ về hai con gái Thuý và Vân. Các con đã không chỉ thành đạt trong sự nghiệp mà còn giữ tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ.

Cổ nhân khuyên gì từ câu nói “nghèo củi, giàu bể nước”?

Cổ nhân khuyên gì từ câu nói “nghèo củi, giàu bể nước”?

Cổ nhân dạy “Nghèo củi, giàu bể nước”. Ý nghĩa câu nói này có thể giúp chúng ta khám phá ra cách tích lũy tài lộc trong gia đình.