Góc nhìn khác về giáo dục trẻ nhỏ
“Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn” nêu bật tư duy mới về giáo dục trẻ nhỏ. Ðây là cuốn sách bàn về phương pháp giáo dục trẻ em giai đoạn từ 0-3 tuổi của tác giả Ibuka Masaru.
Dựa trên những nghiên cứu về sinh lý học của não bộ và di truyền học, ông khẳng định sự phát triển về trí tuệ và năng lực của trẻ được quyết định trong giai đoạn từ 0-3 tuổi. Từ đó, ông đưa ra những giải pháp giúp các bậc cha mẹ tạo môi trường tốt nhất để trẻ phát huy hết khả năng của mình.
Tác giả người Nhật Ibuka Masaru sinh năm 1908 và mất năm 1997. Trước khi trở thành tác giả nổi tiếng với quyển sách “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn”, Ibuka Masaru được biết đến như một chuyên gia lĩnh vực công nghệ. Năm 1946, ông còn được mọi người biết đến khi là người thành lập Công ty Tokyo Tsushin Kogyo. Công ty này có thể được xem là cha đẻ của thương hiệu Sony danh tiếng ngày nay. Sau khi đã có những thành công nhất định đối với niềm đam mê công nghệ, ông tiếp tục lấn sân sang lĩnh vực giáo dục trẻ em. Ông bắt đầu bằng “Trung tâm nghiên cứu và phát triển giáo dục trẻ tuổi ấu thơ” của chính mình.
Trong suốt giai đoạn này, ông dành rất nhiều tâm huyết để đưa ra những công trình nghiên cứu hữu ích. Kết quả là, tác phẩm “Lên chiến lược từ 0 tuổi” được Bộ Giáo dục Nhật Bản trao tặng huân chương. Sau đó, tác phẩm cùng chủ đề cũng gây được tiếng vang lớn chính là “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn”.
Mang đến 3 nội dung chính, “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn” giúp cha mẹ biết rằng, trí tuệ của trẻ có phát triển tốt hay không chính là ở giai đoạn 0-3 tuổi. Không giống với những lầm tưởng cho rằng, nên bắt đầu dạy trẻ khi bước vào độ tuổi mầm non. Ðồng thời, quyển sách còn chỉ cha mẹ cách xây dựng môi trường cho trẻ phát triển. Và khẳng định tầm quan trọng của người mẹ trong suốt hành trình này.
Với Chương 1 - Ðừng bỏ qua giai đoạn phát triển trí tuệ từ 0-3 tuổi của trẻ, tác giả Ibuka Masaru khẳng định một cách mạnh mẽ rằng, nếu chờ đến mẫu giáo để dạy trẻ thì đã quá muộn. Bởi trẻ sinh ra vốn là một tờ giấy trắng, thậm chí các tế bào não chưa hình thành bất kỳ sự gắn kết nào với nhau. Chính vì vậy, mỗi dẫn dắt của cha mẹ trong giai đoạn này được ví như một nét bút vẽ lên tờ giấy trắng đó. Vậy cha mẹ cần vẽ để con được phát triển toàn diện. Dù hiểu được điều đó, nhưng không phải ai cũng làm được.
Chương 2 - Vậy cha mẹ sẽ tạo môi trường cho trẻ trong những năm đầu đời như thế nào? sẽ là những lời đáp về điều cha mẹ cần làm để trẻ có môi trường khẳng định khả năng của bản thân. Môi trường chính là yếu tố quan trọng hơn cả yếu tố di truyền. Và mỗi lời khuyên được đưa ra trong chương thứ hai này sẽ gắn liền với những minh hoạ thực tế từ tác giả để bạn hình dung được. Khi cha mẹ đang tranh cãi với nhau liệu trẻ có hiểu hay không? Ðồ chơi nhiều đối với trẻ tạo nên đức tính sao lãng ra sao?
Cuối cùng tại Chương 3, tác giả tạo nên một hồi kết bằng vai trò lớn lao của người mẹ. Mẹ thông thường là người kề cận bên trẻ hàng ngày trong giai đoạn từ 0-3 tuổi. Do đó, sức ảnh hưởng lớn từ người mẹ đối với sự phát triển của trẻ không thể phủ nhận được. Tác giả cũng cho rằng, để dạy con hãy bắt đầu trước ngay với mẹ của trẻ. Vì vậy, chính người mẹ cần liên tục trau dồi những kỹ năng để có thể tương tác tốt với trẻ, làm gương cho trẻ và giúp trẻ đi trên con đường của mình một cách thành công.
Quan điểm của tác giả là, ngày nay đang xảy ra một sự nhầm lẫn tai hại trong cách cha mẹ dạy con. Ðó chính là trẻ được tự do và cưng chiều khi còn nhỏ, nhưng sẽ bị ràng buộc và can thiệp khi trưởng thành hơn. Kết quả là trẻ không thể nào thích ứng được với cách giáo dục này. Ðồng thời, có những phản ứng lại. Cần có những chuẩn mực cũng như khuôn khổ, ngay khi trẻ chào đời. Cứ như thế cho đến khi trẻ 3 tuổi thì mọi nguyên tắc được hình thành, trẻ có thể tự do nghiên cứu, khám phá theo những khuôn khổ sẵn có. Bạn có thể tìm thấy được con đường với những nội dung có giá trị trong quyển sách.
Theo Minh Trí (Báo Cà Mau)
http://baocamau.com.vn/sach/goc-nhin-khac-ve-giao-duc-tre-nho-69455.html
Có gì trên tờ báo thứ hai ở miền Tây?
Trong lịch sử báo chí Việt Nam, tên “Đại Việt tập chí” xuất hiện 2 lần và đều gắn với Hồ Biểu Chánh. “Đại Việt tập chí” đầu tiên ra đời ở Long Xuyên năm 1918 gồm 7 số, Hồ Biểu Chánh là một trong những chủ bút. “Đại Việt tập chí” bộ mới xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1942 đến năm 1944 gồm 54 số, Hồ Biểu Chánh làm giám đốc. Trong bài viết này, chúng tôi xin phác họa về Đại Việt tập chí 1918. Do thời gian tồn tại ngắn ngủi, ít ai biết rằng, “Đại Việt tập chí” là tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên ở tỉnh An Giang, thứ hai ở ĐBSCL (sau An Hà báo ở Cần Thơ ra đời vào năm 1917).
Cần Thơ phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp phục vụ người dân học tập suốt đời
(NSMT) - Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa có công văn đề nghị phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp với trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng phục vụ người dân học tập suốt đời tại cơ sở.
Cần Thơ trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
(NSMT) - Ngày 22/8, Công an TP Cần Thơ phối hợp Sở Văn hóa thể thao & du lịch thành phố, Thư viện thành phố tổ chức Lễ khai mạc trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và sinh hoạt truyền thống cho cán bộ chiến sĩ năm 2024.
Mùa vu lan nhớ mẹ
An bưng giỏ hoa nhẹ nhàng thướt tha trong tà áo dài trắng tinh khôi đi ngay sau lưng sư thầy. Mỗi lần thấy một bông hoa màu trắng được sư thầy chậm rãi cài trên ngực áo người đối diện, lòng An lại dâng lên niềm xúc động. Cho đến khi sư thầy dừng lại trước bé gái có hai bím tóc được cột gọn gàng bằng hai chiếc nơ màu hồng, sư thầy cầm bông hoa trắng cài lên áo người phụ nữ rồi cầm bông hoa đỏ muốn cài lên áo bé gái. Vậy mà bé gái lùi lại phía sau lắc đầu: - Con không muốn bông đỏ, con muốn bông trắng giống mẹ.
Nét đẹp văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ qua những trang sách
“Cảm nhận về văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ” là quyển sách của tác giả Huỳnh Duy Lộc (hội viên Hội Văn nghệ dân gian, Hội Nhà văn TP Cần Thơ), do NXB Dân Trí vừa xuất bản. Dù khiêm tốn gọi là những “cảm nhận” nhưng đọc sách, người đọc có thêm nhiều kiến thức về nét đẹp văn hóa Khmer miền Tây Nam Bộ.
Nhiều sách hay dịp hè
Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 và mùa hè, các NXB và công ty phát hành sách ra mắt nhiều truyện tranh, bộ sách, tác phẩm mới cho lứa tuổi thiếu nhi, thanh thiếu niên.
Phát hành sách “Cha và con gái”: Cuốn cẩm nang nuôi dưỡng tình cảm gia đình
Cuốn sách tuyển tập các tác phẩm xuất sắc trong cuộc thi viết “Cha và con gái” lần thứ 1 năm 2023 sẽ được Tạp chí Gia đình Việt Nam in và phát hành rộng rãi vào tháng 6 này.