Bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì để ổn định đường huyết?
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Người bị tiểu đường nên lưu ý những thực phẩm nên ăn và cần kiêng để bảo vệ và duy trì sức khỏe.
Đối với những người bị bệnh tiểu đường, việc lựa chọn thực phẩm đang là mối lo lắng rất lớn. Vì chế độ ăn uống không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển mà còn hỗ trợ điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả.
Bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Người bệnh phải tuân thủ những nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản như: Ăn đủ bữa, không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Tốt nhất nên chia nhỏ bữa ăn thành 3 bữa chính và 2-3 bữa ăn phụ, ăn đúng giờ. Đối với người bệnh tiểu đường thì chế độ ăn uống cần lưu ý đặc biệt.
Rau xanh, trái cây giàu chất xơ
Các loại rau xanh như: Bông cải xanh, cải xoăn, rau cải bina, măng tây,… cùng trái cây giàu vitamin, nhiều nước, ít đường, giàu chất xơ như: dưa hấu, dưa chuột, bưởi, quýt, táo,… là những gợi ý mà người bệnh nên bổ sung.
Ảnh minh họa
Khi ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và vitamin sẽ hỗ trợ tối đa trong việc đào thải lượng đường ra khỏi cơ thể, từ đó ngăn ngừa biến chứng bệnh cũng như kiểm soát chỉ số đường huyết được tốt nhất.
Tinh bột lành mạnh
Đừng tuyệt đối bỏ qua tinh bột mà hãy thay thế chúng bằng tinh bột lành mạnh để đảm bảo sức khỏe, các hoạt động hỗ trợ điều trị bệnh đạt hiệu quả cao. Nếu vẫn còn băn khoăn tiểu đường ăn gì thì hãy bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, tinh bột lành mạnh,… trong chế độ ăn uống của mình.
Ăn cá ít nhất 2 lần/tuần
Có thể bạn chưa biết nhưng cá là một trong những thực phẩm rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Cá là nguồn cung cấp chất béo và chất đạm có lợi, rất tốt cho sức khỏe.
Ảnh minh họa
Đồng thời, một số loại cá giàu axit béo omega 3 cùng nhiều dưỡng chất cho sức khỏe nên bạn hãy thường xuyên bổ sung. Mỗi tuần hãy ăn cá khoảng 2-3 lần như cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá thu… sẽ hỗ trợ người bệnh nâng cao sức khỏe và đẩy lùi bệnh tiểu đường.
Thực phẩm chứa đạm và chất béo có lợiChất béo có lợi là chất béo không bão hòa, không chứa cholesterol xấu. Việc bổ sung chúng thay thế cho chất béo động vật rất tốt không chỉ đối với người bệnh tiểu đường mà còn với tất cả mọi người. Một số thực phẩm mà bạn nên ăn thường xuyên như: bơ, hồ đào, hạnh nhân, óc chó, dầu đậu phộng, ô liu….
Trái cây
Ảnh minh họa
Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín...
Bệnh tiểu đường nên kiêng gì?
Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt kết quả tốt nhất, người bệnh tiểu đường cần hạn chế các loại thực phẩm sau:
Ảnh minh họa
+ Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng.
+ Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng.
+ Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, sirô, các loại nước có ga…
+ Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả… bởi loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.
+ Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô.
Theo Hoàng Ly (giadinhvietnam online)
Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ
Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.
Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư
Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.
Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm
Thời gian gần đây, nhiều người chọn ăn các loại hạt với mong muốn giảm cân, bổ sung các chất dinh dưỡng. Thậm chí, không ít chị em phụ nữ còn ăn hạt thay cơm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều các loại hạt có khả năng lợi bất cập hại.
5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ
Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nên ăn trước khi đi ngủ để có làn da sáng mịn và tinh thần sảng khoái cho ngày hôm sau.
Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?
Kem là món ăn khoái khẩu của phần đông trẻ nhỏ trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể ăn kem mỗi ngày.
Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?
Cà phê và trà là hai trong số những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cả hai đều chứa caffein, chất chống oxy hóa và có thể giúp con người cảm thấy tràn đầy sinh lực.
5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa
Chiết xuất trà xanh, mướp đắng hay crom... là những thực phẩm không có lợi cho người mắc hội chứng chuyển hóa.