Bố là người nói dối giỏi nhất
Lần nào bố cũng bảo chẳng có gì mới, bố vẫn khoẻ nên chẳng có gì phải bận tâm cả. Thế nhưng, một lần nọ, tôi phát hiện bố nói dối.
Ngày trước, tôi có đọc được đâu đó có một cuốn sách đã tính thời gian con cái ở với bố mẹ thế này: “Giả dụ bạn đi làm xa nhà, thời gian bạn gặp bố mẹ mỗi năm là 6 ngày, thời gian tiếp xúc mỗi ngày là 11 tiếng, vậy thì trong vòng 20 năm tới thời gian bạn ở cạnh bố mẹ sẽ là 1320 tiếng, cũng tức là 55 ngày”.
Lúc đó còn nhỏ, tôi nghĩ điều này thật vớ vẩn. Vì tôi vẫn ở với bố mẹ mà, thế nhưng sau này tôi mới nhận ra đây là sự thật. Từ khi bắt đầu đi học xa nhà, tôi rất ít về thăm bố mẹ. Tôi gần như bù đầu với việc học và làm thêm mỗi ngày. Thế là 1 tháng, 2 tháng, tôi cũng chưa sắp xếp được thời gian để trở về với gia đình. Tôi tự thôi miên bản thân mình rằng: “Mình vẫn gọi điện về cho bố mà, vẫn hỏi han tình hình xem bố thế nào mà, lần nào bố cũng bảo chẳng có gì mới, bố vẫn khoẻ nên chẳng có gì phải bận tâm cả”. Thế nhưng, một lần nọ, tôi phát hiện bố là kẻ nói dối.
Có lẽ nỗi nhớ nhà da diết, cồn cào ruột gan đã thôi thúc tôi trở về sau 3 - 4 tháng. Do nhà tôi kinh doanh đồ ăn nên bố mẹ tôi thường xuyên phải thức dậy rất sớm, có lẽ là 3 giờ sáng mỗi ngày. Đặc biệt, với những ngày cao điểm như lễ, tết có khi phải thức dậy lúc 1 - 2 giờ sáng.
Ngày hôm ấy khi tôi trở về, tôi cũng chẳng nghĩ nhiều mà ngủ liền một mạch đến 8 giờ mới dậy. Khung cảnh đầu tiên đập vào mắt tôi mà suốt nhiều năm sau tôi vẫn không thể nào quên được: bố còng lưng cố gắng thu dọn nhà cửa và đồ đạc sau khi làm việc xong. Chân bố đã bị gãy nhiều lần vì thế bố đi lại không được thông thuận như người bình thường, bố cũng không thể cúi gập người được do cơn đau chân ám ảnh suốt nhiều năm. Mái tóc nửa đen nửa bạc và đôi bàn tay cũng chẳng còn linh hoạt nữa, tôi nhận ra hình như bố già đi nhiều lắm.
Có lẽ với nhiều người đó chỉ là một hình ảnh rất bình thường, nhưng nó đã luôn hằn sâu trong tâm trí tôi. Cảm giác khó chịu như bóp nghẹt trái tim vì tôi biết bố lúc nào cũng phải tần tảo sớm tối như vậy vì gia đình. Dù chân bố đau, dù bố ốm, sáng hôm sau bố vẫn thức dậy và làm việc như bình thường.
Hoá ra, bố ở đầu điện thoại bên kia giả vờ vô cùng giỏi, chỉ là vì muốn tôi yên tâm ở thành phố lớn học tập và sinh sống thật tốt. Lúc đó tôi mới ý thức được rằng, lời mà bố nói “Ở nhà chẳng có chuyện gì” giống như tôi thường nói “Con vẫn bình thường”, đều là một lời nói dối.
Món quà đầu tiên tôi tặng cho bố sau nhiều tháng đi làm thêm đó là một chiếc điện thoại. Thời điểm trước đó, bố cũng đã dùng một chiếc Xiaomi, thế nhưng vì nó đã quá cũ nên nhiều chức năng không được linh hoạt nữa. Tôi tặng bố một chiếc iPhone mới. Vì hệ điều hành khác nhau, giao diện khác nhau nên bố rất mất nhiều thời gian để làm quen và sử dụng nó.
Lúc đó, bố mang máy vào phòng tôi để hỏi xem dùng điện thoại đó như thế nào. Thế nhưng tôi bận chơi game. Tôi ham chơi đến nỗi phớt lờ tất cả những lời bố hỏi và một lúc sau tôi phát cáu với những câu hỏi dồn dập mà bố nói với tôi. Tôi không nhớ khuôn mặt của bố lúc đó như thế nào, chỉ thấy bố lẳng lặng cầm điện thoại bước ra khỏi phòng của tôi.
Nếu được quay lại thời gian, tôi muốn tát cho bản thân lúc đó một cái vì thái độ vô lễ và xấc láo của mình. Tôi không kiên nhẫn với bố mình mặc dù lúc đó bố chỉ muốn hỏi tôi một vài điều đơn giản. Nỗi ân hận bủa vây khiến lần đầu tiên một đứa kiệm lời và ngại ngùng như tôi dám gọi điện và xin lỗi bố. Bố tôi nói rằng, bố đã quên chuyện đó từ lâu nhưng mãi 1 - 2 năm sau, khi nghe mẹ tôi kể lại, tôi mới biết bố đã buồn như thế nào. Không phải thất vọng về tôi mà là thấy bất lực vì bản thân không theo kịp thời đại của các con.
Thế mà lúc ấy bố lại nói dối tôi rằng bố quên rồi, bố chẳng để ý. Đêm đó, tôi nằm khóc cả đêm, hận bản thân mình là đứa con hư đã có thái độ xấu với bố.
Năm nay, tôi bắt đầu chính thức đi làm. Mọi người thường rỉ tai nhau rằng: Tốc độ thành công của bạn phải nhanh hơn tốc độ già đi của bố mẹ. Tôi cũng thấy áp lực vì điều đó. Tôi không dám kể với bố rằng tôi chẳng tiết kiệm được nhiều từ đồng lương ba cọc ba đồng của mình. Thế nhưng cái tính tự cao, ít nói lại ngại nhờ vả bố mẹ khiến tôi vẫn cố gắng gửi một ít tiền về nhà.
Có lẽ, bố nhận ra sự khó khăn của tôi, bố đã gọi cho tôi và chia sẻ rất nhiều: “Thực ra thời đại này rất bất công, yêu cầu bọn trẻ bây giờ phải giỏi nhiều thứ, phải giàu nhanh, phải khởi nghiệp rồi đủ thứ trên đời. Nhưng mà bố chỉ nói với con thế này thôi, mình hãy cứ cố gắng làm tốt việc của mình, mỗi người một điểm mạnh riêng. Mình mới ra trường đúng là cần cố gắng hơn nhưng không phải thế mà quá áp lực, từ từ, chậm mà chắc. Rồi con sẽ nhận ra điểm mạnh của bản thân. Nhà mình không dư dả gì nhưng con cứ cầm lấy tiền mà chi tiêu. Bố mẹ tự lo được”.
Lúc ấy tôi hiểu, bố vẫn luôn dõi theo tôi dù tôi không ở gần bố nhưng bố chưa bao giờ ngừng quan tâm tôi như khi tôi còn nhỏ. Kỉ niệm giữa bố với tôi không có nhiều, vì bố kiệm lời mà tôi vụng về chẳng dám nói. Tính tình bố tuy nóng nảy, chẳng bao giờ nói lời ngọt ngào, dỗ dành, cách giáo dục cũng rất đặc biệt, nhưng tôi vẫn rất yêu. Cũng vì nhận được nhiều tình yêu thương của bố mà tôi đã học được cách yêu thương bản thân mình và người khác.
Kể cả khi viết những dòng này, tôi biết là bố cũng sẽ không đọc được nhưng tôi vẫn muốn bày tỏ cảm xúc của chính mình, nếu không viết ra tôi nghĩ suốt đời này tôi cũng không bày tỏ được cùng ai. Tôi chỉ muốn nói rằng, tôi vẫn luôn cảm nhận được tình yêu mà bố dành cho gia đình mình, cảm ơn bố rất nhiều vì những năm tháng vất vả vừa qua.
* Tiêu đề bài viết do tòa soạn đặt
Bài dự thi cuộc thi viết “Cha và con gái”
Tác giả: Tâm Tâm
Địa chỉ: Lô 34E – Khu đấu giá 3ha – Phúc Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội
Thông tin Cuộc thi viết chủ đề "Cha và con gái"
Yêu cầu
- Bài viết bằng tiếng Việt, dung lượng 1.000 - 1.500 từ được in trên giấy hoặc gửi qua email do Ban tổ chức cung cấp.
- Bài viết được thực hiện dưới dạng thư tâm tình cha dành cho con gái, con gái dành cho cha hoặc dưới dạng tản văn kể về kỷ niệm vui buồn giữa cha - con; nhật ký viết cho cha - con để lột tả về góc ký ức không quên…
- Ưu tiên những bài dự thi có ảnh nhân vật kèm theo
Đối tượng dự thi
- Tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước đều có thể tham gia dự thi
- Mỗi tác giả được gửi tối đa ba (03) bài dự thi.
- Tác phẩm được chọn đăng báo sẽ được trả nhuận bút theo quy định của tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam.
Thời gian nhận bài thi
- Thời gian nhận bài dự thi: Từ ngày 19/04/2023 đến ngày 19/06/2023 tính theo dấu bưu điện.
- Lễ tổng kết và Gala Trao giải diễn ra vào Ngày Gia đình Việt Nam 28/06/2023.
Địa chỉ nhận bài thi
- Bài dự thi online gửi qua email: [email protected].
- Bài dự thi viết tay hoặc đánh máy gửi về Tòa soạn Gia đình Việt Nam (Địa chỉ: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội).
Ngoài bì thư ghi rõ: Bài dự thi "Cha và con gái" kèm thông tin tác giả, địa chỉ, số điện thoại. Ban tổ chức không chịu trách nhiệm nếu hồ sơ tham dự cuộc thi bị thất lạc hoặc hư hỏng do lỗi của bưu điện.
Thông tin liên hệ
Tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội.
Điện thoại: 0903.344571 (Nhà báo Đông Hường) hoặc 0973957126 (Đồng chí Bùi Hải Én).
Lưu ý: Tòa soạn chọn bài có nội dung phù hợp, biên tập sơ bộ (không làm thay đổi nội dung) để đăng báo. Bài chọn đăng được nhận nhuận bút theo quy định
Để biết thông tin chi tiết về cuộc thi mời quý độc giả xem tại đây!
Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ
(NSMT) - Ngày 19/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là được xếp hạng Di tích quốc gia ở huyện Đầm Dơi. Tham dự chương trình có ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cùng lãnh đạo và nhân dân địa phương.
Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?
(NSMT) - Ngày Quốc tế Nam giới (còn gọi là Ngày Quốc tế Đàn ông) diễn ra vào ngày 19/11 hàng năm, là dịp quan trọng để tôn vinh những đóng góp của phái mạnh đối với xã hội và gia đình, đồng thời nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe, tâm lý và xã hội mà nam giới đang phải đối mặt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày lễ, những lời chúc ý nghĩa dành tặng nam giới và những món quà đặc biệt dành cho bạn trai trong dịp này.
Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp
Những ngành học này không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại mà còn hứa hẹn cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.
Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer
(NSMT) - Tối 17/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp UBND huyện Mang Thít tổ chức khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa - Khmer tỉnh Vĩnh Long năm 2024.
Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói
Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…
Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh Vĩnh Long bước đi tiên phong, thể hiện sự đổi mới sáng tạo của địa phương
(NSMT) - Tối 16/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức lễ khai mạc Festival Gạch Gốm đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 tại Làng nghề sản xuất gạch, gốm kênh Thầy Cai (xã Nhơn Phú-huyện Mang Thít). Ông Hồ Đức Phớc - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ tới dự và phát biểu chỉ đạo.
Vĩnh Long: Khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật Môi trường xanh – Cuộc sống xanh – Du lịch xanh
(NSMT) – Sáng 16/11, tại khu dân cư T&T Phước Thọ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp cùng Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức tổng kết, trao giải và khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật chủ đề “Môi trường xanh – Cuộc sống xanh – Du lịch xanh”.