Phong cách sống

Bộ nhạc cụ gỗ dừa kỷ lục ở miền Tây

Thứ hai, 02/09/2024, 13:40 PM

Lấy cảm hứng từ cây dừa quê hương, nghệ nhân Võ Văn Bá (Ba Bá, 82 tuổi, ở TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre) đã chế tác hơn 110 loại nhạc cụ dân tộc từ gỗ dừa, được xác lập kỷ lục bộ nhạc cụ dân tộc bằng gỗ dừa đầu tiên tại Việt Nam.

Bộ nhạc cụ từ dừa do Nghệ nhân Ba Bá làm ra được xác lập kỷ lục Việt Nam là “Bộ nhạc cụ dân tộc được chế tác bằng chất liệu dừa đầu tiên tại Việt Nam” vào năm 2012.

Bộ nhạc cụ từ dừa do Nghệ nhân Ba Bá làm ra được xác lập kỷ lục Việt Nam là “Bộ nhạc cụ dân tộc được chế tác bằng chất liệu dừa đầu tiên tại Việt Nam” vào năm 2012.

Trả ơn cây dừa

Nghệ nhân Ba Bá kể, ông xuất thân trong gia đình có truyền thống nghệ thuật. Năm 12 tuổi, ông đã theo cha, chú học đờn ca tài tử, tiếp xúc với nhiều nhạc cụ và học đóng đàn. Năm 15 tuổi, ông bắt đầu tự làm các loại đàn đơn giản. Sau đó, ông tham gia kháng chiến cho đến ngày thống nhất đất nước. Rời quân ngũ, ông trở về quê hương tiếp tục theo nghiệp đờn ca và làm nhạc cụ kiếm sống.

Theo ông Bá, trong chiến tranh, cây dừa che chở chiến sĩ cách mạng, thời bình cây dừa trở thành trụ cột kinh tế của nhiều hộ gia đình, gỗ dừa cũng được tận dụng để tạo ra những vật dụng hữu ích. Từ đó, ông dành nhiều thời gian, tâm huyết nghiên cứu để tạo ra những loại nhạc cụ từ gỗ dừa. “Thấy người ta làm đồ mỹ nghệ từ dừa, tôi nghĩ có thể sử dụng gỗ dừa làm nhạc cụ. Tôi muốn tạo ra một thứ âm sắc mộc mạc từ nơi xứ dừa quê hương, xem như nhớ và trả ơn cây dừa, bởi cây dừa giúp người dân xứ này có tiền nuôi sống gia đình, lo con cái ăn học” - nghệ nhân Ba Bá tâm sự.

Chế tác nhạc cụ từ gỗ dừa cổ thụ

Từ năm 2011 đến nay, nghệ nhân Ba Bá đã tạo ra hơn 110 loại nhạc cụ như đàn kìm, đàn gáo, đàn tranh, hay guitar… từ gỗ dừa. Chế tác nhạc cụ từ gỗ dừa khó hơn nhiều so với các loại gỗ khác, bởi gỗ dừa rất nhiều xơ, bột, dễ vỡ nên trong quá trình làm phải tỉ mỉ, công phu và mất nhiều thời gian. Gỗ dừa được chọn để chế tác nhạc cụ là loại lâu năm (60-80 năm trở lên) và chỉ dùng phần thân dưới, khi đó dừa đã đủ độ bền chắc, vân gỗ đẹp, độ bền lên đến hàng trăm năm. Gỗ dừa còn có thêm nhược điểm khi dùng làm nhạc cụ là tiếng kêu nhỏ, âm thanh không đạt được độ rung, không vang như những loại gỗ khác. Ðể khắc phục điều này, ông Ba Bá dành rất nhiều thời gian lắng nghe thanh âm từ đàn rồi lựa chọn chất liệu gỗ từ những thân dừa, cưa xẻ, đục đẽo, bào, gọt, chạm, khắc, chỉnh âm để tiếng đàn nghe hay hơn. Ông còn sáng kiến chế thêm bộ phận lò xo và micro để có thể khuếch âm thanh lớn, ngân dài hơn cho các loại nhạc cụ như đàn gáo, kìm, sến, bầu… Ngoài các loại đàn kích thước nhỏ, ông Ba Bá còn làm ra những cây đàn có kích thước lớn. Trong đó có nhiều loại nhạc cụ độc, lạ, đạt kỷ lục Guinness Việt Nam như: cây đàn cò đại bằng chất liệu gỗ dừa trên 80 năm với mặt đàn 0,63m, chiều dài 1,03m, chiều cao 2,65m; cây đàn kìm có kích thước mặt đàn 1,1m, cao 2,96m, dày 0,25m.

Nghệ nhân Ba Bá biểu diễn đàn guitar được làm từ gỗ dừa.

Nghệ nhân Ba Bá biểu diễn đàn guitar được làm từ gỗ dừa.

Hôm chúng tôi đến nhà nghệ nhân Ba Bá, từ xa đã nghe thanh âm tiếng đàn vọng lên đầy tự sự. Trong căn nhà nhỏ, những bộ nhạc cụ được ông treo ngay ngắn khắp vách tường. Những nhạc cụ làm từ gỗ dừa theo năm tháng ngày càng đen mượt, tạo ra thứ âm thanh mê đắm lòng người. Có lẽ cũng chính điều đó đã tạo thêm động lực để ông vẫn ngày ngày cầm cưa xẻ, đục đẽo, bào, gọt… để tạo ra những nhạc cụ vô cùng độc đáo. Tại Lễ hội Dừa tỉnh Bến Tre năm 2012, bộ nhạc cụ dân tộc của nghệ nhân Võ Văn Bá, gồm 10 chủng loại, có 27 nhạc cụ đạt tiêu chuẩn về hình thức thẩm mỹ, âm thanh và được xác lập kỷ lục Việt Nam là “Bộ nhạc cụ dân tộc được chế tác bằng chất liệu dừa đầu tiên tại Việt Nam”. 

Nghệ nhân Ba Bá chia sẻ đến nay đã có du khách ở 11 nước: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Úc, Ðức, Hàn Quốc, Ấn Ðộ, Lào… đến tìm hiểu và có nhu cầu giao lưu về bộ nhạc cụ dừa. Nhạc cụ của ông cũng được nhiều người trên thế giới tìm đến mua, sưu tầm. Nghệ nhân Ba Bá mong muốn truyền nghề lại cho thế hệ mai sau, sẵn sàng hướng dẫn miễn phí cho những ai muốn theo học đàn, chế tác các loại nhạc cụ để tiếp tục giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Ông cũng chuyển hầu hết các loại nhạc cụ làm từ dừa cho Bảo tàng tỉnh Bến Tre trưng bày để người dân, khách du lịch tham quan tìm hiểu. 

Theo Nguyễn Trinh/ Báo Cần Thơ

Xem bài viết gốc tại đây

Những “bông hoa khuyết”  tỏa sáng trên đường chạy

Những “bông hoa khuyết” tỏa sáng trên đường chạy

(NSMT) - “Những đoá hoa khuyết” phá rào cản, vượt qua giới hạn bản thân để tỏa sáng trên đường chạy “Bước chân hòa nhập 2024” – Mùa 2 do Hội Người khuyết tật TP. Cần Thơ (CAPD) tổ chức.

Tài không vào cửa gấp, phú không vào cửa lệch

Tài không vào cửa gấp, phú không vào cửa lệch

Phát tài cũng có rất nhiều điểm khác biệt, trong đó có cả tiền của bất chính, loại tài sản này không ổn định, hơn nữa còn dễ dẫn đến rắc rối.

Lặng lẽ nghề pháp y

Lặng lẽ nghề pháp y

(NSMT) - Cũng khoác áo blouse để mưu sinh và cống hiến, thế nhưng chẳng mấy ai biết bác sĩ pháp y - nghề “lên tiếng thay người đã khuất” vẫn thầm lặng tìm công lý bên những xác chết, phục vụ công tác điều tra phá án. Và, đâu đó góc khuất của nghề chưa được kể, hiểu đúng cũng như cảm thông.

Chuyện về người thương binh “tàn nhưng không phế” ở Cà Mau

Chuyện về người thương binh “tàn nhưng không phế” ở Cà Mau

(NSMT) - Thương binh hạng 2/4 Nguyễn Văn Chà, sinh năm 1963, ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, luôn giữ được phẩm chất của người lính bộ đội Cụ Hồ "tàn nhưng không phế”, tích cực phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng và có nhiều đóng góp tích cực cho quê hương.

Lễ hội Oóc Om Bóc

Lễ hội Oóc Om Bóc

Đua ghe Ngo Sóc Trăng, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024 diễn ra trong 7 ngày.

Bữa cơm 0 đồng: San sẻ yêu thương với bà con khó khăn TP Cần Thơ

Bữa cơm 0 đồng: San sẻ yêu thương với bà con khó khăn TP Cần Thơ

(NSMT) - Gần 3000 suất cơm "0 đồng” được phát cho bà con khó khăn, người lao động, học sinh sinh viên tại quán cà phê Ngọc Trương (Số 372D, đường Nguyễn Văn Cừ Nối Dài, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) trong hơn 2 tháng qua. “Bữa cơm 0 đồng” san sẻ yêu thương, phần nào giúp họ vơi bớt nhọc nhằn, “ấm bụng no lòng” nhất là trong những ngày mưa, triều cường ngập nặng, buôn bán chật vật…

Người trẻ sợ ngày cuối tuần

Người trẻ sợ ngày cuối tuần

(NSMT) - Thay vì tận hưởng ngày nghỉ cuối tuần, hầu hết mọi người lại có cảm giác uể oải, chán nản vào ngày Chủ nhật vì hôm sau là một tuần làm việc mới.