Xưa - Nay

Bồng bềnh trên sông với những đọt lục bình quê hương

Thứ năm, 16/12/2021, 09:39 AM

(NSMT) - “ Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lòng lánh cá tôm” Miền Tây sông nước được bồi đắp bởi các lớp phù sa màu mỡ, nhìn đâu cũng thấy sự sống. Người ta thường hay nói ở miền Tây dễ sống lắm là như vậy, bước ra vườn có rau, ngó xuống sông có cá và với cái sáng tạo của người dân thì những món tưởng chừng không thể ăn lại trở thành đặc sản vùng miền ai cũng muốn thử chẳng hạn như món ăn từ đọt lục bình trên dòng sông quê.

Nói đến đọt lục bình có lẽ không còn là một món ăn xa lạ đối với người dân miền Tây nữa, bởi ở nơi đây có quá nhiều món ăn được chế biến từ loại rau này. Có người sẽ làm món đọt lục bình non muối chua với nước giấm đường, có khi đem xào tép, có khi lại thả lẩu cá chua chua thanh thanh ăn giải nhiệt.

Những vùng khác, lục bình thường chỉ biết đến như một loài cây hoang dại ngoài ao hồ mang về làm thức ăn chăn nuôi với cái tên bèo tây.

Những vùng khác, lục bình thường chỉ biết đến như một loài cây hoang dại ngoài ao hồ mang về làm thức ăn chăn nuôi với cái tên bèo tây.

Tuy quen thuộc với cuộc sống dân dã miền Tây nhưng không phải ai cũng biết vì ở các vùng khác thường không dùng loại “rau” này để ăn vì chưa ai dám thử, sợ ngứa ăn không được. Cũng có thể do không được mẹ thiên nhiên bồi đắp ưu tiên như ở vùng miệt vườn Tây Nam Bộ nên tính chất của loại cây lục bình cũng khác đi và không ăn được. 

Bông và đọt lục bình trở thành điểm đặc trưng trong bữa cơm của người miền Tây với đủ kiểu chế biến từ đơn giản đến phức tạp.

Bông và đọt lục bình trở thành điểm đặc trưng trong bữa cơm của người miền Tây với đủ kiểu chế biến từ đơn giản đến phức tạp.

Ở miền Tây, cây lục bình rất thân thuộc với cuộc sống bà con không chỉ bởi các món ăn ngon mà còn nhờ vào giá trị kinh tế mà loại cây này đem lại. Bởi vì đây là một trong số những đặc trưng thủ công mỹ nghệ được yêu thích ở miền Tây. Những thân lục bình được phơi khô và đan lại kết thành các sản phẩm vô cùng đẹp mắt không chỉ có giá trị trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.

Bên cạnh đó, vào khoảng tháng 6, tháng 7 mọi người sẽ dễ dàng nhìn thấy những “tảng” lục bình trôi bồng bềnh trên những dòng Cửu Long như một nét đặc trưng của vùng này vậy. Những bông lục bình tím nhạt nhẹ nhàng, mỏng manh trong gió thật bình yên với ai thích ngắm gió chiều đồng nội.

Ấy vậy mà vào mâm cơm của bà con miền Tây thì bông hay đọt lục bình đều là đặc sản mà những nơi khác không có và ai tới đây cũng đều muốn thử. Từ khi ông bà xưa đi khẩn hoang, lục bình đã được xem như một loại rau ngon miệng, bà con xưa thường đem về rửa sạch với nước muối rồi ăn sống với kho quẹt, mắm kho cho qua bữa. Đến sau nữa đã được chế biến thành món cầu kỳ hơn một chút là xào với mỡ heo....

Đơn giản từ những bông hay đọt non để ăn sống với mắm chưng, kho quẹt, tiếp theo là muối chua với nước giấm đường đun sôi để nguội, tiếp nữa thì đem xào mỡ heo.

Đơn giản từ những bông hay đọt non để ăn sống với mắm chưng, kho quẹt, tiếp theo là muối chua với nước giấm đường đun sôi để nguội, tiếp nữa thì đem xào mỡ heo.

Dần dà cho đến nay có biết bao nhiêu món ngon nào là gỏi ngó lục bình tôm thịt ăn với bánh phồng chiên giòn, lục bình xào tép, lục bình xào thịt ba rọi, nhưng đặc biệt nhất ở miền Tây không thể không kể đến các món canh chua cá đồng hay lẩu mắm, chẳng món nào thiếu mặt lục bình và món nào cũng “ngon nhức nách”.

Tưởng không ngon mà lại ngon không tưởng, lục bình đã được chính Youtuber nổi tiếng cả nước cũng là người con Bến Tre - Khoai Lang Thang dành một video dài gần 30 phút đồng hồ để nói về món ăn đặc sản của người miền Tây mà ai cũng muốn thử một lần.

Mộc An  
Lung linh đêm hội sông Trăng

Lung linh đêm hội sông Trăng

(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.

Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ

Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ

(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.

Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau

Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau

(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng

Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng

(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.

Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?

Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?

Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.

Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế

Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế

(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.