Văn hóa

Bông lục bình xào tép sông thành đặc sản

Thứ tư, 05/05/2021, 16:29 PM

"Có một loài hoa mang sắc tím, thân bồng bềnh theo con nước đầy vơi…". Đó là những câu thơ của tác giả Vũ Quyên miêu tả loài bông lục bình.

images2362836_BVL_image001

Không những đẹp, có ý nghĩa mà bông lục bình còn trở thành một món ăn độc đáo của bà con miệt vườn sông nước.

Mùa mưa, bông lục bình nở tím ngát một khúc sông, nó làm cho các phương tiện xuồng, ghe đi lại không hề dễ dàng. Nhưng trong cái khó, người dân quê tôi lại khéo léo tận dụng. Người thì hái ngó lục bình về nấu canh chua, chấm mắm kho, cá kho…; còn tôi tranh thủ hái bông lục bình về xào với mớ tép mới bắt được ở mương nhà.

Lục bình còn được gọi là bèo Tây hay là bèo Nhật Bản, có rất nhiều ở miền sông nước. Ngày xưa, lục bình chỉ là một loài thủy sinh lênh đênh trôi theo dòng nước, một loài thảo dã không hữu dụng nhưng là hình ảnh rất thân thương, gần gũi với nông dân ĐBSCL. Bông lục bình có màu tim tím mỏng manh, có sắc không hương, trên cánh hoa điểm đốm vàng trông giống như những chú chim công xòe đuôi khoe sắc.

Bông lục bình hái về rửa sơ, ngắt bỏ bớt cuốn để ráo là xong. Bắc chảo dầu lên, phi tỏi cho thơm, trút tép đã ướp vào xào. Mùi thơm lựng bốc lên, cho tiếp bông lục bình vào, đậy kín nắp. Chỉ chút xíu là bông lục bình đã xìu xuống, nêm lại cho vừa ăn và nhắc khỏi bếp là đã có một món ăn ngon, sạch và đậm chất quê.

Gắp một con tép cùng hoa lục bình chấm vào chén nước tương đưa lên miệng nhai chầm chậm, bạn sẽ "ngậm mà nghe" vị ngọt, dai của tép; vị mềm, ngọt thoảng mùi thơm đặc trưng của bông lục bình, ăn một lần sẽ nhớ mãi cái hương vị của đồng quê.

Còn gì bằng khi cùng gia đình thưởng thức bữa cơm nóng hổi với đĩa bông lục bình xào tép vừa bình dị mà ngon miệng vừa khỏi lo rau bị "bẩn" bởi phân bón, thuốc hóa học. Nếu trước kia, các món ăn từ lục bình chỉ là món ăn của người nghèo thì giờ đây, chúng đã trở thành món ngon hấp dẫn và còn được xếp vào hàng đặc sản, đã có mặt ở nhiều hàng quán để du khách thưởng thức khi có dịp đến với miền Tây.

Theo Người lao động

Đoán trí thông minh của trẻ qua quan sát bàn tay

Đoán trí thông minh của trẻ qua quan sát bàn tay

Những đặc điểm như chiều dài ngón hay cấu trúc bàn tay có thể giúp phụ huynh nhận biết khả năng tư duy và tiềm năng phát triển của trẻ ngay từ nhỏ.

Ở nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo không?

Ở nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo không?

Cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là truyền thống lâu đời của người Việt. Nhiều người thuê nhà đang phân vân liệu có phải thực hiện nghi lễ này hay không?

Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may

Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may

Việc dọn dẹp cuối năm cần phải vứt bỏ một số cây cảnh không tốt cho phong thủy gia đình, xua đuổi xui xẻo ra khỏi nhà.

Cổ nhân dạy tháng 12 âm lịch không làm 5 điều

Cổ nhân dạy tháng 12 âm lịch không làm 5 điều

Những điều cấm kỵ trong tháng 12 âm tuy có phần mê tín nhưng cũng thể hiện sự mong đợi, cầu phúc trong năm mới cũng như sự tôn trọng, kế thừa văn hóa truyền thống của người dân.

Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025

Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025

(NSMT) - Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề “Hội tụ và phát triển”. Dự kiến khai mạc đưa vào phục vụ ngày 27/01/2025 và hoạt động đến hết ngày 03/02/2025 (từ ngày 28 tháng Chạp đến hết ngày mùng 6 Tết) tại tuyến đường Võ Văn Tần – Nguyễn Thái Học, quy mô khoảng 310m, kinh phí thực hiện khoảng 5,5 tỉ đồng được xã hội hóa, không dùng ngân sách.

Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?

Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?

Tháng Chạp là tháng cuối cùng trong năm Âm lịch, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn được chứa đựng nhiều điều kiêng kỵ mang đậm dấu ấn tâm linh.

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".