Phong cách sống

Buồn, vui của thợ hớt tóc nam trong mùa dịch Covid-19

Thứ tư, 12/01/2022, 08:39 AM

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, thợ hớt tóc nói chung và hớt tóc nam nói riêng gặp không ít chuyện buồn, vui trong việc hành nghề của mình.

Nỗi buồn trong mùa dịch

Anh Thạch Thái H. - chủ một tiệm hớt tóc nam trên đường Văn Ngọc Chính, Phường 3, TP. Sóc Trăng (Sóc Trăng) chia sẻ: “Như những đợt dịch trước, sau khi Nhà nước có lệnh dừng hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19, tiệm hớt tóc của tôi cũng đóng cửa một thời gian khiến cuộc sống bị xáo trộn, gặp nhiều khó khăn. Lúc này, ở nhà suốt cảm thấy rất buồn chán, nhiều khách hàng thân quen và bạn bè gọi tôi đến tận nhà hớt dùm, nhưng tôi từ chối vì lo sợ dịch Covid-19 và chấp hành nghiêm theo quy định của pháp luật. Đến khi có công văn cho phép hoạt động trở lại, không chỉ riêng tôi mà các thợ hớt tóc khác cũng vui mừng. Dù mừng được mở cửa hoạt động trở lại phục vụ khách, nhưng tôi vẫn lo lắng cho sức khỏe của bản thân và gia đình. Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định, mỗi khi có khách đến tiệm hớt tóc, tôi thường xuyên nhắc nhở rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang đúng quy định”.

Anh Thạch Thái H. rất tỉ mỉ từng công đoạn hớt tóc cho khách. Ảnh: THẠCH PÍCH

Anh Thạch Thái H. rất tỉ mỉ từng công đoạn hớt tóc cho khách. Ảnh: THẠCH PÍCH

Cùng chung tâm trạng như anh H, đang vệ sinh chùi chiếc tông đơ điện, lau kéo và dùng chổi thu gom phần tóc thừa dưới đất, anh Triệu Kh. - thợ hớt tóc vùng quê ở ấp Cần Giờ 2, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) tâm sự: “Tôi đã làm nghề hớt tóc cũng gần 10 năm nhưng không có năm nào buồn như 2 năm nay vì dịch Covid-19. Nhất là những ngày tỉnh áp dụng giãn cách xã hội, tôi không dám ra đường, khách hàng gọi điện hớt tóc tận nhà cũng từ chối nhận. Đến khi hoạt động trở lại, lượng khách hàng đến hớt cũng giảm nhiều vì lo sợ dịch bệnh”.

Phút trải lòng của người thợ hớt tóc

Khi học hết phổ thông, các bạn cùng lớp có người chọn thi tuyển vào ngành sư phạm, ngành y… còn đối với anh Thạch Thái H. lại đam mê, thích thú với nghề làm đẹp cho nam. Anh Thạch Thái H. tâm sự: “Chọn nghề này bởi tôi thích từ nhỏ, khi thấy ai hớt tóc đẹp là tôi để ý đến các kiểu tóc đó. Từ đó, tôi xin mẹ đi theo học nghề hớt tóc nam”.

Theo lời kể của anh Thái H., sau khi ra nghề, thợ hớt tóc chỉ có sắm vỏn vẹn một bộ đồ nghề gồm: kéo, dao, lược, gương, ghế xếp, tông đơ cắt tóc bằng tay, chứ đâu có giống những thợ hớt tóc hiện nay phải trang bị cho mình nhiều thứ dụng cụ, có cả tông đơ điện, dao cạo, keo vuốt tóc… Nếu như lúc trước, khách hàng chỉ ngồi yên trên chiếc ghế xếp cũ kỹ thì ngày nay, những chiếc ghế có thể đáp ứng cả nhu cầu ngồi hớt tóc hay nằm cạo râu, lấy ráy tai… một cách sảng khoái tinh thần.

Đang trò chuyện với tôi, một vị khách dừng xe bước vào tiệm, anh Thái H. chỉ tay vào chai cồn xịt sát khuẩn để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19. Anh Sơn Si N. là một khách hàng “trung thành” với tiệm tóc của anh Thạch Thái H. từ nhiềm năm qua cho biết: “Dù nhà ở Phường 9, TP. Sóc Trăng nhưng đến khi tóc dài, tôi phải chạy xe đến đây cắt mới ưng ý mình. Là khách lâu năm, nên anh thợ Thái H. hiểu ý kiểu tóc, không cần hỏi nhiều, giá cả cũng bình dân và hợp lý”.

Trong lúc vị khách ngồi trên ghế, anh Thái H. bắt đầu lấy dụng cụ hớt tóc, tiếng nhấp kéo đều tay, rồi đến lượt cắt bằng tông đơ điện tỉa lướt nhẹ nhàng tạo nếp tóc và kiểu tóc theo yêu cầu của khách. Qua bàn tay khéo léo của anh H., chỉ một thời gian ngắn, kiểu tóc đã hoàn thành theo nhu cầu. Anh Thạch Thái H. bộc bạch: “Từ khi ra nghề đến nay cũng hơn 20 năm. Nghề này dù không có địa vị xã hội, nhưng nó đã mang lại thu nhập ổn định để nuôi gia đình và các con ăn học. Con trai lớn của tôi năm nay cũng bước vào đại học năm thứ nhất ở một trường tại TP. Cần Thơ. Tuy là một tiệm hớt tóc ở vùng ven, không sang trọng như tiệm ở thành phố nhưng những người làm công việc này cũng phải có tay nghề, có thể hớt tóc và tạo kiểu theo yêu cầu của khách hàng mong muốn ngoài 2 kiểu tóc húi cua và ca rê phổ biến ngày xưa”.

Theo chia sẻ của anh Thái H., để giữ chân khách, giữ mối nên anh luôn chú tâm làm hài lòng khách hàng đến cắt tóc. Lúc nào cũng vừa hớt, vừa “tám chuyện” thời sự đó đây, có khi nói về các giải bóng đá trong và ngoài nước, trật tự xã hội… làm cho khách cảm thấy thú vị. Có một số khách cũng “hùn” thêm vài câu chuyện xóm làng làm cho thợ và khách hàng cảm thấy hứng thú. Bình quân mỗi ngày anh Thái H. hớt được khoảng hơn 20 khách hàng, chủ yếu là người quen, dân lao động, học sinh, sinh viên và có cả viên chức cũng đến ủng hộ… Chính vì sự ủng hộ nhiệt tình của các vị khách gần xa, càng giúp cho anh H. có thêm động và yêu nghề làm đẹp cho mọi người hơn.

THEO THẠCH PÍCH

Link bài gốc tại Báo Sóc Trăng Online

Một lần vào bệnh viện

Một lần vào bệnh viện

Đối với những bệnh nhân trong bệnh viện, họ không bao giờ hỏi ý nghĩa cuộc sống là gì, bởi được sống như những người bình thường là niềm hạnh phúc lớn nhất.

Đi du lịch để... sống ảo và

Đi du lịch để... sống ảo và "cúng" Face

Đi du lịch 4 ngày 3 đêm mà chị mang tới 2 chiếc valy cỡ lớn chỉ để đựng váy và giày. Hôm đến bãi đá, vì diện giày cao gót mải mê chụp ảnh mà chị suýt ngã sấp mặt nếu anh không đỡ kịp. Đi du lịch nước ngoài chị chỉ chăm chú chụp thật nhiều ảnh, về nhà gom lại thành một kho dữ liệu để sống ảo, cúng face dần.

“Chữa lành” hay đu trend để

“Chữa lành” hay đu trend để "rách nát" hơn?

Chữa lành hiện nay như là một trào lưu sống được các bạn trẻ, người đi làm tìm tới để thanh lọc tâm hồn, xoa dịu cơ thể. Thế nhưng, chữa lành không đúng lại có thể gây hại.

Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công

Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công

(NSMT) - Ngày 14/4 (nhằm 06/3 âm lịch), Phân ban Ni giới Phật giáo TP.Cần Thơ đã tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền).

Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu

Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu

Việc cho người khác một con cá có thể nuôi sống họ trong một ngày, nhưng dạy họ kỹ năng bắt cá có thể nuôi sống họ suốt đời.

Vĩnh biệt Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ

Vĩnh biệt Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ

(NSMT) - Theo thông tin từ gia đình, Nhà giáo Nhân dân Lâm És, Nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng, Nguyên Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng đã từ trần vào lúc 14 giờ ngày 05/4/2024, hưởng thọ 84 tuổi. Nhà giáo Lâm És (sinh năm 1940) sinh ra trong một gia đình nông dân Khmer, ở ấp Trà Tép, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng).

Làm gì để sống một mình không cô độc?

Làm gì để sống một mình không cô độc?

Sống một mình ngày càng trở thành xu hướng nhưng làm thế nào để cải thiện chất lượng cuộc sống mà không gây nhàm chán, tốn nhiều chi phí?