Dinh dưỡng

Những biện pháp phục hồi chứng rụng tóc sau sinh

Thứ năm, 23/12/2021, 17:23 PM

(NSMT) - Sau khi sinh các mẹ bỉm sữa phải chịu nhiều sự thay đổi về mặt thể chất lẫn tâm lý và điển hình trong số đó là chứng rụng tóc sau khi sinh. Đối diện với tình trạng tóc rụng mỗi ngày khiến chị em không khỏi stress. Vậy đâu là nguyên nhân gây chứng rụng tóc sau sinh và làm cách nào để giúp mái tóc của các mẹ “hồi sinh” trở lại?

Nguyên nhân rụng tóc sau sinh

Biến đổi tâm sinh lý sau sinh, cộng thêm áp lực từ việc nuôi con, gia đình, công việc,... gây căng thẳng, stress kéo dài cũng là thủ phạm khiến mái tóc bị tổn thương và gây rụng tóc nhiều sau sinh. Ảnh: Internet.

Biến đổi tâm sinh lý sau sinh, cộng thêm áp lực từ việc nuôi con, gia đình, công việc,... gây căng thẳng, stress kéo dài cũng là thủ phạm khiến mái tóc bị tổn thương và gây rụng tóc nhiều sau sinh. Ảnh: Internet.

Theo hệ thống Y tế Vinmec, sự thay đổi của nội tiết tố trong thời gian thai kỳ là nguyên nhân chính khiến tóc rụng nhiều sau sinh. Trong thời gian mang thai, lượng estrogen được tiết ra nhiều hơn, tuổi thọ của tóc được kéo dài, tốc độ rụng giảm. Vì thế, đa số phụ nữ khi ở quý 2 thai kỳ thấy mái tóc mình dày hơn.

Sau khi sinh con, hàm lượng estrogen trong cơ thể chị em bắt đầu giảm dần và tóc không chỉ rụng như bình thường mà rụng cả số tóc không rụng trong thời kỳ có thai. Vì thế, nhiều chị em thấy tóc rụng rất nhiều sau 3 - 4 tháng sinh con, thậm chí còn có hiện tượng rụng tóc mảng.

Trong thời kỳ cho con bú, cơ thể tiết ra hormone prolactin làm cho sữa mẹ dồi dào, kích thích bài tiết sữa. Prolactin là một chất ức chế estrogen nên càng khiến tóc rụng nhiều hơn.

Trong thời gian mang thai, dưỡng chất được tập trung cho thai nhi và sau khi sinh thì lại tiếp tục tập trung vào sữa để nuôi con. Điều này khiến cơ thể mẹ dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng nếu cung cấp không đầy đủ, tuần hoàn máu đến các nang tóc bị gián đoạn khiến tóc không được nuôi dưỡng dễ tổn thương và rụng đi.

Biện pháp ngăn ngừa rụng tóc sau sinh cho các mẹ bỉm sữa

Nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý

Sau khi sinh, phụ nữ nên dành thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc cho bản thân. Ảnh: Internet.

Sau khi sinh, phụ nữ nên dành thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc cho bản thân. Ảnh: Internet.

Nên tránh những suy nghĩ tiêu cực, những điều làm bạn mệt mỏi, khó chịu. Thay vào đó, hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, giúp đầu óc được giải tỏa. Song song đó, có thể tập những bài yoga nhẹ nhàng hoặc đi bộ mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái, nhờ đó, hạn chế tình trạng tóc gãy rụng.  

Chế độ ăn đủ chất

Đa số với mỗi người đều có thể bổ sung các vi chất, chất dinh dưỡng qua chế độ ăn. Nhưng với một số người vì rất nhiều lý do thường có chế độ ăn uống hằng ngày không cung cấp đủ các vi khoáng và chất dinh dưỡng. Do đó, việc bổ sung thêm các vi chất như: biotin, kẽm, caclci, vitamin D, A, E, acid béo omega 3… cũng sẽ giúp nuôi dưỡng sợi tóc tốt hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng các vi chất bổ sung cần được bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng.

Không búi hay buộc tóc quá chặt

Việc búi tóc, buộc tóc đuôi ngựa, tết tóc bằng dây thun sẽ khiến tóc dễ bị rụng. Buộc tóc quá chặt trong thời gian dài khiến sợi tóc bị kéo căng ra, các nang tóc bị kéo liên tục nên suy yếu dần, tóc mới mọc ra sẽ nhỏ và mịn hơn, dễ bị gãy rụng.

Sử dụng dầu gội làm dày tóc

Một số loại dầu gội có chứa các thành phần hóa học như: amonian, acetone, kali nitrat, caffein, biotin  và một số dược liệu tự nhiên khác đã được nghiên cứu có thể làm tóc dày hơn. Các thành phần dược liệu tự nhiên thường được sử dụng trong dầu gội để kích thích mọc tóc bảo vệ tóc.

Bổ sung các loại thực phẩm chức năng

Bổ sung các loại thực phẩm chức năng ngăn ngừa rụng tóc. Ảnh: Internet.

Bổ sung các loại thực phẩm chức năng ngăn ngừa rụng tóc. Ảnh: Internet.

Hãy yêu cầu bác sĩ đề xuất một số chất bổ sung dinh dưỡng như B complex, sắt và kẽm. Uống các chất bổ sung vitamin và khoáng chất này có thể thúc đẩy tóc mọc lại và hạn chế tác động sau sinh đối với tóc của bạn.

Thảo Nguyên (T/H)  
Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ

Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ

Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.

Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư

Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư

Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.

Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm

Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm

Thời gian gần đây, nhiều người chọn ăn các loại hạt với mong muốn giảm cân, bổ sung các chất dinh dưỡng. Thậm chí, không ít chị em phụ nữ còn ăn hạt thay cơm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều các loại hạt có khả năng lợi bất cập hại.

5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ

5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ

Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nên ăn trước khi đi ngủ để có làn da sáng mịn và tinh thần sảng khoái cho ngày hôm sau.

Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?

Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?

Kem là món ăn khoái khẩu của phần đông trẻ nhỏ trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể ăn kem mỗi ngày.

Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?

Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?

Cà phê và trà là hai trong số những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cả hai đều chứa caffein, chất chống oxy hóa và có thể giúp con người cảm thấy tràn đầy sinh lực.

5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa

5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa

Chiết xuất trà xanh, mướp đắng hay crom... là những thực phẩm không có lợi cho người mắc hội chứng chuyển hóa.