Cá chép đỏ cúng ông Công ông Táo có ăn được không?
Không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng, cá chép còn là con vật gắn liền với truyền thuyết vượt vũ môn hóa rồng, vì thế chúng được dâng cúng trong ngày ông Công ông Táo (23 tháng Chạp). Cá chép đỏ liệu có ăn được không?
Cá chép từ lâu đã không còn quá xa lạ đối với người dân Việt. Khác với cá chép thường, cá chép đỏ đi vào vầng thơ trong ngày rằm tháng Tám Âm lịch, hay cá chép đỏ xuất hiện làm lễ vật nhiều nhất trong ngày cúng tiễn Ông Công Ông Táo về Trời trong ngày 23 tháng Chạp Âm lịch.
Không những thế, loài cá chép được nhắc đến trong truyền thuyết vượt Vũ môn quan hóa rồng từ lâu đã trở thành bài học đáng quý về sự can đảm, bền bỉ và vượt khó, đi vào lòng hầu hết người dân Việt Nam. Do đó, có rất nhiều thắc mắc được đặt ra rằng, không biết liệu loài cá chép đỏ có ăn được không?

Cá chép đỏ thường gắn liền với ngày cúng đưa tiễn ông Công, ông Táo về trời.
Lương y Bùi Đắc Sáng - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Hội Đông y Hà Nội cho biết, loại cá chép thường sử dụng làm thực phẩm là cá chép trắng, có thể nấu được nhiều món như hấp, om, nấu cháo, nướng…
Các nghiên cứu của y học hiện đại đã chỉ ra rằng, 100 gam cá chép chứa 275 calo và các chất dinh dưỡng gồm: 12.2g chất béo; 2.4g chất béo bão hòa; 142.8g cholesterol; 107.1mg natri; 725.9mg kali; 38.9g protein; 5% vitamin C; 9% canxi; 15% sắt; 16% vitamin B1;…
Từ những giá trị dinh dưỡng trên, ông Sáng cho rằng cá chép là vị thuốc quý có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh và bồi bổ cơ thể rất tốt. Theo y học cổ truyền, cá chép có vị ngọt, tính bình, chứa nhiều protein và nhiều vitamin. Ăn cá chép có nhiều lợi ích sức khỏe như tiêu thũng, hạ khí thông nhũ, khai vị kiện tỳ, tạo cảm giác thèm ăn và bồi dưỡng hệ tiêu hóa.
Ông Sáng cho biết, món ăn phổ biến nhất được chế biến từ cá chép là cá chép om dưa. Dù đây là món dễ ăn, ngon miệng nhưng mọi người chỉ nên thỉnh thoảng thưởng thức, không nên ăn quá thường xuyên. Nguyên nhân là do khi om dưa lâu cho mềm thì nhiều chất dinh dưỡng trong cá cũng bị phân hóa nhất là các vitamin, khoáng chất. Đó là lý do vì sao cá om kỹ ăn thường hay bị xơ, bã.
Ngoài ra, dưa cải thường mặn, nếu ăn nhiều sẽ khiến dư lượng muối nạp vào cơ thể, có thể gây hại cho sức khỏe, nhất là với người tăng huyết áp, bệnh thận.
Lương y Bùi Đắc Sáng tư vấn, để cá chép mang lại giá trị và công dụng tốt nhất với sức khỏe, mọi người nên ăn cá chép hấp hoặc nấu cháo cá chép để giữ lại được nhiều giá trị dinh dưỡng.
Còn cá chép đỏ, xét về dinh dưỡng cũng giống cá chép trắng, mọi người có thể chế biến loại cá chép đỏ to để ăn. Còn loại cá chép nhỏ mùi vị không ngon, thơm bằng.
Tuy nhiên, cá chép đỏ gắn liền với truyền thuyết vượt vũ môn hóa rồng, được dâng cúng trong ngày ông Công ông Táo (23 tháng Chạp). Về tâm linh, nhiều người khuyên không nên dùng loại cá này để ăn. Ngoài ra, cá chép đỏ thường chỉ bán dịp cúng Táo quân, không bán đại trà như cá chép trắng. Do đó, mọi người ít sử dụng cá chép đỏ để chế biến.
Tuy nhiên, tùy thuộc nhu cầu, điều kiện và sở thích, mỗi người có lựa chọn riêng.
Lưu ý, khi chế biến, mọi người cần làm sạch, loại bỏ lớp màng nhầy trên da cá và lớp màng đen trong bụng, không ăn mật, ruột để tránh ngộ độc.
Cần Thơ: Trường THPT Nguyễn Việt Hồng giáo dục truyền thống về Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Việt Hồng cho học sinh
(NSMT) - Kỷ niệm 56 năm ngày hy sinh của Anh hùng liệt sĩ (AHLS) Nguyễn Việt Hồng (17/3/1969 - 17/3/2025), Trường THPT Nguyễn Việt Hồng, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ đã tổ chức buổi giáo dục truyền thống về AHLS Nguyễn Việt Hồng cho học sinh. Buổi lễ được diễn ra trang trọng tại Nghĩa trang liệt sĩ Long Tuyền nhằm tưởng nhớ và tri ân những cống hiến to lớn của AHLS Nguyễn Việt Hồng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
10 ngành học có triển vọng trong năm 2025
Nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển vượt bậc, nhu cầu nhân lực trong các ngành nghề giai đoạn 2024-2030 ngày càng cao.
Kiên Giang: Thành phố Rạch Giá được công nhận là đô thị loại 1
Chiều 15/3, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ công bố Quyết định số 195/QĐ-TTg ngày 21/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận thành phố Rạch Giá là đô thị loại I, trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
Cần Thơ: Ưu tiên tổ chức nhiều hoạt động bổ ích cho người lao động
(NSMT) - Sáng 15/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Cần Thơ phối hợp với Sở văn hoá tổ chức Hội thảo truyền thông công tác phòng chống hiệu quả các bệnh ung thư thường gặp và cập nhật sự phát triển các phương pháp điều trị. Tại đây, LĐLĐ Thành phố cũng đã phát động hội thi trực tuyến với chủ đề "Tìm hiểu pháp luật về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình và chính sách cho người lao động" tại TP. Cần Thơ.
Tìm thấy nơi gửi gắm thương nhớ về cha từ cuộc thi viết "Cha và con gái"
Chia sẻ về cuộc thi viết "Cha và con gái", tác giải Viên Nguyệt Ái đã viết: "Biết đến cuộc thi tôi như tìm thấy một nơi chốn đong đầy thân thương để gửi gắm tâm tình và niềm thương nhớ về cha.
Trăng Máu ngày 14/3/2025: Hiện tượng kỳ bí nhưng khó quan sát tại Việt Nam
Ngày 14/3/2025, thế giới sẽ chứng kiến một nguyệt thực toàn phần, còn gọi là Trăng Máu, khi Mặt Trăng chuyển sang màu đỏ cam rực rỡ. Hiện tượng này thu hút sự quan tâm của giới thiên văn học và những người yêu thích khám phá bầu trời đêm. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực Cần Thơ và miền Tây, khả năng quan sát gần như không thể do thời điểm diễn ra trùng với ban ngày.
Cần Thơ: UBND Phường Thới Bình ra mắt mô hình “Niêm yết, tra cứu thông tin thủ tục hành chính bằng mã QR-Code”
(NSMT) – Ủy ban nhân dân phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ vừa tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Công dân số” và “Niêm yết, tra cứu thông tin thủ tục hành chính bằng mã QR-CODE”. Đây là địa phương đầu tiên ra mắt mô hình “Niêm yết, tra cứu thông tin thủ tục hành chính bằng mã QR-CODE” trên địa bàn quận Ninh Kiều.