Phong tục đưa ông táo về trời
Cứ mỗi dịp cuối năm, người người nhà nhà lại phải vật lộn với một mớ việc từ dọn dẹp nhà cửa. Cho đến chuẩn bị chu đáo các lễ cúng linh đình để khép lại năm cũ. Chào đón một năm mới với niềm hân hoan và đầy hy vọng. Và cúng ông táo về trời là một trong những nghi lễ quan trọng. Là nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu của người Việt chúng ta vào những ngày cận kề năm mới. Cách cúng đưa ông táo về trời cũng không quá phức tạp, thế nhưng cũng có nhiều điều cần bạn lưu ý.
Vào ngày này, các thần táo sẽ cưỡi cá chép cùng nhau lên thiên đình hội họp. Bẩm báo với Ngọc Hoàng thường đế những việc xấu tốt đã xảy ra của từng thành viên trong gia đình suốt một năm qua. Thế nên đây là nét văn hóa cổ truyền vô cùng quan trọng và phải luôn được gìn giữ và duy trì.
Nên đặt bàn thờ cúng ông táo ở đâu?
Theo nhiều nghiên cứu về văn hóa cho thấy, mâm lễ vật cúng ông Táo. Nên được đặt ở một nơi sạch sẽ và riêng biệt với những bàn thờ khác. Gia chủ có thể đặt ngoài sân, trong nhà hay dưới bếp. Nhưng tuyệt đối không được đặt chung với bàn thờ chính trong nhà.
Bếp lửa gắn liền với nơi thờ cúng ông Táo chắc hẳn là việc vô cùng quen thuộc. Đến mức hiển nhiên trong suy nghĩ của nhiều người Việt Nam ta. Tuy đây không phải là việc bắt buộc những khu vực vừa là nơi nấu nướng vừa là nơi thờ cúng ông Táo thực sự thích hợp. Ông Táo có vai trò quan sát và bẩm báo toàn bộ sự việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Gian bếp là nơi mà mọi người tập hợp sinh hoạt, quây quần đầy đủ nhất. Thế nên thờ cúng ông Táo nơi góc bếp là vô cùng hợp lý.
Khi cúng ông Táo, nếu được bạn nên bật cho bếp cháy rực. Thêm vào đó là mâm lễ vật chỉnh chu. Cùng các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau. Điều này sẽ góp một phần nhỏ giúp cả gia đình quanh năm ấm no và hạnh phúc.
Thời điểm thích hợp để cúng đưa ông Táo về trời là khi nào?
Theo rất nhiều nghiên cứu của các tiến sĩ văn hóa học cho thấy thì không nên thực hiện việc cúng ông Táo quá sớm. Việc nhiều gia đình vẫn còn giữ thủ tục cúng ông Táo vào ngày rằm tháng chạp (15/12 âm lịch) hoàn toàn không được khuyến khích. Theo các tiến sĩ văn hóa học cho rằng, cúng đưa ông Táo về trời là một phong tục truyền thống có nguồn gốc lâu đời. Và ngày cúng cho phép sớm nhất là ngày 20 tháng chạp. Nhưng tốt nhất là nên được thực hiện vào đúng ngày 23 tháng 12 âm lịch. Đây chính là thời điểm ông Táo cưỡi cá chép bay về chầu trời. Chính vì vậy, việc cúng tiễn ông Táo quá sớm hoặc quá muộn. Sẽ không giúp mục đích buổi cúng đưa ông Táo về trời được hiệu quả.
Lễ vật cần chuẩn bị để cúng ông Táo về trời?
- Cá chép: Đây là phương tiện đi lại của ông Táo qua những câu chuyện trong dân gian. Bạn có thể sử dụng cá chép thật nếu không bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng cá chép giấy. Tùy theo địa phương và phong tục tập quán riêng mà sẽ có những phương tiện tiễn ông Táo khác nhau ở các vùng miền. Chẳng hạn như miền Nam: Thay vì sử dụng cá chép sống mọi người thường dùng cá chép giấy hoặc chỉ cúng áo, đôi hài và mũ bằng giấy, miền Trung: Người dân miền Trung thường không câu nệ quá nhiều tiểu tiết vì điều kiện sống vốn khó khăn. Mọi người thường dùng một con ngựa giấy có đầy đủ yên, cương để làm phương tiện di chuyển của các vị thần Táo, miền Bắc: Miền Bắc là khu vực thường xuyên sử dụng cá chép sống để tượng trưng cho phương tiện đi lại của các thần Táo. Thường thì mọi người sẽ dùng 3 con cá chép hoặc cá vàng thả vào một chậu nước, điều này mang ngụ ý cho câu nói “Cá chép hóa rồng”.
- Mũ ông Táo ba chiếc: Thần Táo gồm có ba vị thần. Bạn chuẩn bị hai mũ cho đàn ông và một mũ dành cho đàn bà. Mũ dành cho bà Táo thường đơn giản không có cánh chuồn, khác với mũ dành cho các ông Táo, sẽ có hai cánh chuồn hai bên.
- Một chiếc áoTiền vàng, một đôi hia bằng giấy
- Với một số gia đình có con trẻ, người nhà thường chuẩn bị một con gà trống luộc trên mâm lễ vật. Điểm đặc biệt là con gà luộc này nên thuộc loại gà cồ mới lớn, đang tập gáy. Điều này có ý nghĩa là mong cầu các thần Táo thưa với Ngọc Hoàng Thượng Đế. Giúp những đứa trẻ con được lớn lên thông minh, mạnh khỏe, có thật nhiều nghị lực, sinh khí hiên ngang, hùng dũng. Như những chú gà cồ vậy đó.
Đấy chính là những lễ vật cần chuẩn bị cho lễ cúng ông Táo về trời. Bên cạnh đó bạn cần chuẩn bị một số lễ vật mặn khác để sắp xếp lên mâm cúng để bàn thờ cúng ông Táo được đầy đủ và chỉnh chu hơn. Vậy những lễ vật mặn cần chuẩn bị là gì? Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà người nhà quyết định tổ chức lễ cúng chay hay mặn khác nhau. Nhưng dù là gì thì vẫn phải đề cao sự thành kính và tôn kính buổi lễ. Ngoài ra cũng tùy vào gia cảnh mà các lễ vật cúng sẽ không giống nhau.
- Gà trống luộc hoặc quay
- Thịt heo luộc hoặc heo rừng quay
- Đĩa rau củ quả xào
- Xôi đậu hoặc xôi gấc
- Canh cà ri hoặc canh mọc
- Hành muối
- Giò heo
- Cá chép hoặc cá lóc nướng
Ngoài ra bạn cần chuẩn bị đĩa trái cây ngũ quả, bình hoa tươi, trà, rượu, trầu cau…Đó chính là những lễ vật cơ bản cần có, gia đình có thể thêm thắt tùy vào điều kiện của mình. Tuy nhiên thì ngày nay mâm lễ vật cúng đưa ông Táo về trời đã được đơn giản hóa hơn rất nhiều. Quan trọng nhất vẫn là lòng thành kính. Đối với các vị thần Táo, đối với ý nghĩa của buổi cúng.
Bài cúng ông Công ông Táo, Văn khấn đưa ông Táo về trời
Trước khi bắt đầu tiến hành lễ cúng người chủ trì buổi lễ cần phải chỉnh đốn. Bản thân thật gọn gàng, ăn mặc chỉnh tề và nghiêm túc. Phải giữ bầu không khí hòa hợp và ấm cúng trong suốt lễ cúng đưa ông Táo về trời. Nếu là những ngày nắng đẹp thì nên mở hết cửa chính, cửa sổ để không khí trong ngôi nhà được thông thoáng. Giúp chào đón những vận khí may mắn dễ dàng cũng như đưa tiễn những điều không may, xui xẻo.Cần chuẩn bị một bài văn khấn cúng đưa ông Táo về trời trước khi cúng. Trong quá trình đọc văn khấn phải đọc rõ ràng, đọc thật to. Ý nghĩa của buổi cúng này chính là để ông Táo báo cáo những việc đã xảy ra trong gia đình một năm qua với Ngọc Hoàng. Thế nên, bạn chú ý nên cầu khấn các thần Táo nhớ bẩm báo những việc tốt mà gia đình đã làm trong năm qua. Một sự thật rằng, không phải cứ chuẩn bị đám cúng linh đình, vàng mã sum suê thì sẽ nhận được lại những điều may mắn và tài lộc. Mà quan trọng nhất vẫn là thái độ thành tâm của gia đình đối với các vị thần. Trong quá trình đọc bài văn khấn, tuyệt đối không nên xin lợi lộc, sung túc riêng từ các vị thần Táo.
Lung linh đêm hội sông Trăng
(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.
Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ
(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.
Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau
(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.
Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng
(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.
Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?
Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.
Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế
(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.