Xưa - Nay

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

Thứ sáu, 01/03/2024, 10:52 AM

(NSMT) - Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là một trong bốn bến chính tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam theo đường Hồ Chí Minh trên biển. Đồng thời, đây là điểm du lịch thu hút đông đảo các đoàn khách đến tham quan trong các dịp lễ, tết trong năm.

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau quan tâm thực hiện công tác bảo tồn di tích và các lễ hội truyền thống ở địa phương, qua đó góp phần lưu giữ những giá trị lịch sử, phong tục, tập quán đặc trưng, làm phong phú hơn các giá trị văn hóa của dân tộc. Trong đó, di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng - thuộc điểm cuối đường Hồ Chí Minh trên biển là một trong những địa chỉ đỏ được Đảng bộ, quân và dân tỉnh quan tâm, thường xuyên tổ chức các hoạt động về nguồn, sinh hoạt truyền thống, ôn lại lịch sử hào hùng của ông cha.

Tượng đài xây dựng tại Khu di tích lịch sử quốc gia Bến Vàm Lũng nhằm tưởng nhớ, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến các anh hùng liệt sĩ, bà con nhân dân đã hy sinh vì độc lập, dự do của Tổ quốc.

Tượng đài xây dựng tại Khu di tích lịch sử quốc gia Bến Vàm Lũng nhằm tưởng nhớ, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến các anh hùng liệt sĩ, bà con nhân dân đã hy sinh vì độc lập, dự do của Tổ quốc.

Năm 1961, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chỉ thị cho các tỉnh Nam bộ chuẩn bị bến bãi, tổ chức lực lượng tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc chi viện cho miền Nam. Sau một năm trinh sát, đã khai thông tuyến vận tải quân sự chiến lược trên biển Đông - đường Hồ Chí Minh trên biển. Tại Cà Mau, Vàm Lũng thuộc địa bàn Tân Ân, Ngọc Hiển được chọn làm bến tiếp nhận.

Với địa hình hiểm trở, mạng lưới kênh rạch chằng chịt, được bao phủ những cánh rừng đước, rừng mắm, nơi đây, vào ngày 16/10/1962, con tàu mang mật hiệu “Phương Ðông 1” chở theo hơn 30 tấn vũ khí đã cập bến an toàn, chính thức khai thông “Ðường Hồ Chí Minh trên biển”.

Đến năm 1971, cụm bến Cà Mau tiếp nhận 76/124 tàu cập bến an toàn, với trên 4.400 tấn vũ khí, trang bị quân sự kịp thời cho chiến trường miền Nam, riêng Bến Vàm Lũng tiếp nhận 68 chuyến. Như vậy, Bến Vàm Lũng là bến tiếp nhận chuyến tàu đầu tiên và cũng là bến tiếp nhận nhiều chuyến nhất của con đường này.

Đoàn viên thanh niên huyện Ngọc Hiển chọn khu di tích lịch sử Bến Vàm Lũng để sinh hoạt đoàn.

Đoàn viên thanh niên huyện Ngọc Hiển chọn khu di tích lịch sử Bến Vàm Lũng để sinh hoạt đoàn.

Đoàn viên thanh niên huyện Ngọc Hiển ôn lại lịch sử với những chuyến vận tải vũ khí đến Bến Vàm Lũng, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau

Đoàn viên thanh niên huyện Ngọc Hiển ôn lại lịch sử với những chuyến vận tải vũ khí đến Bến Vàm Lũng, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau

Nhắc đến chuyến tàu đầu tiên, chuyến tàu mang phiên hiệu “Phương Đông 1” chở 30 tấn vũ khí rời bến Đồ Sơn (Hải Phòng) để vào Nam và cập bến Vàm Lũng (Cà Mau), sau đó đưa về rạch Chùm Gộng để lên hàng. Hành trình chỉ mất 6 ngày (11/10 đến 16/10/1962), do đồng chí Lê Văn Một làm thuyền trưởng, đồng chí Bông Văn Dĩa làm chính trị viên và các đồng chí Huỳnh Văn Sao (Năm Sao), Nguyễn Văn Bé (Tư Bé), Ba Thành, Nguyễn Văn Phong, Nguyễn Văn Nhung, Nguyễn Văn Lai (Sáu Lai), Sáu Rô, Thanh Đen, Trần Văn Kết (Tám Kết), Ngô Văn Tân (Năm Kỹ), Nguyễn Văn Long đi cùng. Đây là chuyến tàu đầu tiên “của đoàn tàu không số” và Bến Vàm Lũng (Cà Mau) đã đi vào lịch sử là bến đầu tiên đón nhận con tàu đầu tiên của con đường huyền thoại “đường Hồ Chí Minh trên biển”.

Bởi chính nơi đây, có nhiều yếu tố thuận lợi về địa hình rừng nước ngập mặn và các cửa sông, rạch lớn nhỏ chằng chịt đổ ra biển, có lòng lạch sâu thuận lợi cho việc vận chuyển vũ khí vào các kho ở sâu trong rừng, cũng như vận chuyển phân phối cho các đơn vị trên chiến trường. Vì vậy, việc lập bến tiếp nhận, cất giấu, vận chuyển vũ khí ở khu vực này rất an toàn và hợp lý, có đầy đủ các yếu tố nhân hoà và địa lợi. Đó là những yếu tố cực kỳ quan trọng cho việc phát triển và bảo vệ các kho bãi, cũng như thực lực cách mạng trong những năm kháng chiến ác liệt và giành chiến thắng vẻ vang ở 2 cuộc kháng chiến chống Pháp - Mỹ.

Các cô, chú cựu chiến binh đoàn 962 đến thăm lại chiến trường, ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của đường Hồ Chí Minh trên biển, ở Bến Vàm Lũng, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau.

Các cô, chú cựu chiến binh đoàn 962 đến thăm lại chiến trường, ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của đường Hồ Chí Minh trên biển, ở Bến Vàm Lũng, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau.

Ông Lê Minh Sơn - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Cà Mau cho biết: “Hơn 60 năm đi qua, Bến Vàm Lũng giờ đây đã trở thành “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cho các thế hệ, là nơi đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về lịch sử “tàu không số”, cũng là nơi các chiến sĩ năm xưa thường xuyên tổ chức họp mặt, thăm lại chiến trường, ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của đường Hồ Chí Minh trên biển. Di tích được quan tâm xây dựng khang trang, gồm có Tượng đài, Nhà niệm hương, Nhà trưng bày truyền thống… trở thành điểm du lịch thu hút đông đảo các đoàn khách đến tham quan, tìm hiểu.

Đặc biệt, hằng năm cứ đến Ngày kỷ niệm mở đường Hồ Chí Minh trên biển 23/10, Ngày truyền thống của Đảng bộ, quân và dân Cà Mau 13/12 và những sự kiện lịch sử cách mạng. Đảng bộ, quân, dân tỉnh Cà Mau đều tổ chức các hoạt động về nguồn, viếng, dâng hương để tưởng nhớ, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến các anh hùng liệt sĩ, bà con nhân dân đã hy sinh vì độc lập, dự do của Tổ quốc”.

“Với những ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan trọng như vậy, Di tích Bến Vàm Lũng - thuộc tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử Quốc gia vào ngày 10/11/2010. Đây là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ, quân, dân tỉnh Cà Mau.” -ông Lê Minh Sơn chia sẻ.

Bé Sáu  
Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

(NSMT) - Từ ngày 13/4 - 16/4/2024 (nhằm ngày mùng 05/3 - 08/3 âm lịch) đã diễn ra Tết Chôl Chnăm Thmây (Lễ Chịu tuổi) ở miền Tây. Đây là nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đã và đang được gìn giữ, bảo tồn và phát huy qua nhiều năm nay.

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

(NSMT) - Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Huỳnh Quốc Việt vừa có thư ngỏ kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh hiến tặng hình ảnh, tài liệu, hiện vật liên quan đến sự kiện lịch sử "Tập kết ra Bắc năm 1954", từ ngày 26/3 - 2/9/2024 tại địa điểm tiếp nhận Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Không chỉ Việt Nam, một số quốc gia Châu Á khác cũng có tục lệ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.

Đầm ấm từ những tập tục bình dị như tát đìa ăn Tết tại Cà Mau

Đầm ấm từ những tập tục bình dị như tát đìa ăn Tết tại Cà Mau

(NSMT) - Tầm ngày 20 tháng Chạp, người dân Cà Mau bắt đầu tát đìa ăn Tết Nguyên đán. Tát cạn đìa, bắt cá xong là mọi người ngồi lại với nhau, lựa những con cá to nướng với rơm, lai rai với vài xị rượu đế, cả xóm rộn ràng.

Những bông hoa tài năng nở rộ trong vườn hoa nghệ thuật tài tử - cải lương Cà Mau

Những bông hoa tài năng nở rộ trong vườn hoa nghệ thuật tài tử - cải lương Cà Mau

(NSMT) – Vừa qua, tại Trung văn hóa tỉnh Cà Mau đã diễn ra vòng thi chung kết Tài năng tài tử - cải lương tỉnh năm 2023. Các thí sinh thi diễn truyền lửa hết mình vì đam mê nghệ thuật không bao giờ tắt, vì bộ môn nghệ thuật mang đậm hồn cốt của dân tộc.

Bảo tàng tỉnh Cà Mau bền bỉ lưu giữ dấu ấn thời gian

Bảo tàng tỉnh Cà Mau bền bỉ lưu giữ dấu ấn thời gian

(NSMT) - Trong năm 2023, Bảo tàng tỉnh Cà Mau đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong các hoạt động. Đây được xem là tiền đề cơ bản để năm 2024 tiếp tục những thành công mới trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương.