Cà Mau: Ra mắt Câu lạc bộ “Kể chuyện Bác Ba Phi”
(NSMT) - Sáng ngày 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trung tâm Văn hóa tỉnh; Bảo tàng tỉnh; Thư viện tỉnh; Đoàn Cải lương Hương Tràm phối hợp với UBND huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ “Kể chuyện Bác Ba Phi” tại Khu lưu niệm Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi, ấp Lung Tràm, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời.
Việc thành lập Câu lạc bộ “Kể chuyện Bác Ba Phi” nhằm tôn vinh, bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của chuyện kể Bác Ba Phi, loại hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc riêng có ở Cà Mau cần được gìn giữ, lưu truyền, góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của dân tộc. Đồng thời, tạo thêm điểm nhấn để phát triển du lịch của huyện Trần Văn Thời trong thời gian tới.
Qua đó, nhằm tạo điều kiện để nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là học sinh, đoàn viên, thanh niên được tiếp cận và hiểu sâu hơn về Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi và truyện kể Bác Ba Phi - một loại hình di sản văn hóa phi vật thể độc đáo cần phải quan tâm gìn giữ, bảo tồn và phát huy.

Các nghệ sĩ Đoàn cải lương Hương Tràm biểu diễn tiểu phẩm về Bác Ba Phi tại lễ ra mắt Câu lạc bộ “Kể chuyện Bác Ba Phi”. Ảnh: camaugov.
Bên cạnh đó, việc tổ chức biểu diễn các tiểu phẩm về Bác Ba Phi nhằm rèn luyện, trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ của thành viên Câu lạc bộ “Kể chuyện Bác Ba Phi”, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần bảo tồn và phát triển loại hình văn hóa độc đáo này.
Bác Ba Phi tức Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi. Ông sinh năm 1884, tại Rạch Mũi, Cái Rắn, huyện Cái Nước và do tránh sự truy đuổi bắt lính, phạt vạ và quấy rối của đám quan quân thời chúa Nguyễn nên cha mẹ ông đã đến trú ngụ tại Kênh Ngang, thuộc ấp Lung Tràm, xã Khánh Hải ngày nay. Bác Ba Phi là một lực điền giỏi võ và mê đờn ca tài tử, đặc biệt rất giỏi đờn cò.
Bác Ba Phi qua đời vào ngày 6/12/1964 (nhằm ngày 3/11/1964 âm lịch), tại ấp Đường Ranh, nay là Kênh Ngang, ấp Lung Tràm, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời. Ngôi mộ của ông hiện nằm giữa hai ngôi mộ của hai người vợ là bà Trần Thị Lữ và bà Lữ Thị Cham. Bác Ba mất đi nhưng đã để lại một kho tàng truyện tếu lâm cho thế hệ mai sau như: Tàu rùa, câu ếch, rắn tát cá, nếp dẻo, cọp xay lúa, con cua chúa… đã được truyền miệng và lan tỏa từ Bắc chí Nam. Hễ khi thấy ai nói chuyện cường điệu hay kể truyện tếu lâm thì mọi người đều ví von: “Nói chuyện như Bác Ba Phi”.
Ông được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian, tặng thưởng huy chương vì sự nghiệp văn nghệ dân gian năm 2003.
Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc
Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc khi ngày vía Thần Tài năm Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ Sáu, ngày 7/2 Dương lịch, ngày làm việc trong tuần.
Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?
Ngày vía Thần Tài nhiều người thường có thói quen đi mua vàng nên thường xảy ra tình trạng chen chúc, giá tăng vọt. Vậy có thể mua vàng trước ngày vía Thần Tài hay không?
Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa
(NSMT) - Nhiều người cứ than thở Tết trong mắt con trẻ bây giờ “nhạt” lắm, chẳng còn háo hức và mong ngóng như xưa…
Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.
Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer
(NSMT) - Lễ cúng Trăng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, phản ánh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Với hoạt động đặc trưng là đút cốm dẹp, hay còn gọi là Oóc Om Bóc trong tiếng Khmer, lễ cúng Trăng còn được biết đến rộng rãi với cái tên Lễ Oóc Om Bóc.
Lung linh đêm hội sông Trăng
(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.