Xưa - Nay

Cà Mau: Sức vóc mới xã ven đô

Thứ sáu, 28/01/2022, 10:20 AM

Tắc Vân, Hoà Thành, Ðịnh Bình, Tân Thành, Lý Văn Lâm, An Xuyên và Hoà Tân từng là 7 xã nông thôn thuần tuý luôn đối mặt với vô số khó khăn. Qua nhiều giai đoạn “chuyển mình” lên xã nông thôn mới (NTM), các xã đã hình thành sức vóc mới.

Ðột phá từ đường hướng đúng

"Lý Văn Lâm là xã có xuất phát điểm thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao. Với quyết tâm phát huy tiềm năng đất đai, khuyến khích nông dân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, Ðảng bộ, chính quyền xã Lý Văn Lâm đã chọn kinh tế nông nghiệp làm đòn bẩy để phát triển. Một trong những động thái tích cực là xã xây dựng mô hình sản xuất lúa - tôm tại ấp Ông Muộn theo chuỗi giá trị, an toàn, hữu cơ", ông Trần Quyết Toán, Phó chủ tịch UBND xã Lý Văn Lâm, chia sẻ.

Việc xây dựng mô hình trên còn là nhiệm vụ đột phá trong sản xuất nông nghiệp năm 2011 của TP Cà Mau. Việc thực hiện mô hình là bài toán vô cùng phức tạp với những ẩn số thách thức, vì nông dân đã quen cách sản xuất truyền thống, độc canh con tôm, đất thì nhiễm phèn mặn… Ðể tìm đáp án cho bài toán, Ðảng uỷ, UBND xã chỉ đạo hội nông dân, các ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân thực hiện mô hình lúa - tôm kết hợp; phối hợp cùng ngành chuyên môn hỗ trợ khoa học - kỹ thuật; áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất; thành lập hợp tác xã để bao tiêu sản phẩm, tạo niềm tin cho nông dân.

Ông Nguyễn Văn Toàn, Bí thư Chi bộ ấp Ông Muộn, người tiên phong thực hiện mô hình trồng lúa trên đất nuôi tôm, bộc bạch: “Một số địa phương giáp ranh với ấp Ông Muộn nước nhiễm mặn nhưng biết cải tạo, kết hợp trồng lúa mà nuôi tôm trúng. Người ta làm được, mình phải làm được”.

Ông Nguyễn Thanh Hợp, ấp Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, thành công với mô hình lúa - tôm trên đồng đất gia đình.

Ông Nguyễn Thanh Hợp, ấp Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, thành công với mô hình lúa - tôm trên đồng đất gia đình.

Với quyết tâm này, ông Toàn không chỉ tiên phong thực hiện thành công mô hình mà còn phối hợp vận động được 135 hộ dân cùng tham gia canh tác 182 ha lúa - tôm theo quy trình VietGAP. Do lúa trồng trên đất nuôi tôm không sử dụng phân, thuốc, rất an toàn nên được Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp thuỷ sản Ông Muộn thu mua. Lúa sau thu mua được chế biến và đóng gói theo quy trình khép kín cho ra gạo hữu cơ, gạo sạch Ông Muộn cung cấp toàn quốc. Hiện gạo sạch Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm được công nhận sản phẩm OCOP.

Lão nông Huỳnh Văn Lức, ấp Ông Muộn, người có thâm niên hơn 11 năm trồng lúa trên đất nuôi tôm, so sánh: “Nhà tôi nuôi tôm trên 5.000 m2, trong 6 tháng thu hoạch 70-80 triệu đồng. Trồng 1 vụ lúa trên cùng diện tích đất nuôi tôm sẽ giúp tôi tăng thu 30-40 triệu đồng/năm. Cách làm này vừa tôm trúng, lúa trúng, lại có gạo sạch để ăn”.

Từ xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, nhưng bằng sự linh động trong chỉ đạo, sự đồng thuận, chung tay của người dân đã làm thay đổi diện mạo quê hương. Hiện toàn xã chỉ còn 6 hộ nghèo, chiếm 0,1% (thấp nhất so với 6 xã còn lại của thành phố). Ðời sống, thu nhập người dân đạt gần 62 triệu đồng/năm, đây là nền tảng cơ bản tạo đà để Lý Văn Lâm xây dựng xã NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu thành công trong tương lai.

Ðộng lực từ hạ tầng

Khi mới chia tách và thành lập lại (năm 2009), xã Tân Thành ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, xem đây là khâu đột phá, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Lãnh đạo xã Tân Thành tham quan mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao của nông dân Trần Văn Thiệu.

Lãnh đạo xã Tân Thành tham quan mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao của nông dân Trần Văn Thiệu.

Ông Trần Quang Thum, Bí thư Ðảng uỷ xã Tân Thành, cho biết: “Ðẩy mạnh phong trào xây dựng giao thông nông thôn gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, địa phương luôn thực hiện công khai, minh bạch công tác quy hoạch, chú trọng khâu tuyên truyền, huy động sức dân cùng tham gia xây dựng, giám sát việc thi công các tuyến lộ chính, kể cả các tuyến xóm nhánh”.

Nhận thấy lợi ích thiết thực từ cầu, lộ nông thôn mang lại, người dân xã Tân Thành tự nguyện đóng góp hàng chục ngàn mét vuông đất, hàng chục tỷ đồng, sẵn sàng tháo dỡ công trình, kiến trúc, hoa kiểng, cây trái trước nhà để xây dựng đường giao thông. Cách làm này đã tiết kiệm ngân sách cho địa phương rất lớn.

Chung niềm tin nên anh Hồ Chí Nguyện cùng 17 hộ dân sinh sống trên tuyến lộ kinh Bà Bèo, thuộc Ấp 2, xã Tân Thành không chỉ tự nguyện hiến đất, san lấp mặt bằng mà còn đóng góp thêm 30% chi phí, tương đương 100 triệu đồng để hoàn thành tuyến lộ kinh Bà Bèo có chiều dài hơn 700 m khang trang, sạch đẹp.

Hầu hết các tuyến đường trên địa bàn xã Tân Thành được xây dựng và quản lý đúng quy hoạch. Nhân dân tự ý thức trồng, chăm sóc hoa kiểng, cây xanh đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp.

Hầu hết các tuyến đường trên địa bàn xã Tân Thành được xây dựng và quản lý đúng quy hoạch. Nhân dân tự ý thức trồng, chăm sóc hoa kiểng, cây xanh đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp.

Nhờ những người như anh Hồ Chí Nguyện nên từ địa phương chỉ duy nhất tuyến lộ chính (khoảng 6 km) nối từ phường Tân Thành đến giáp ranh xã Tắc Vân được bê-tông vào năm 2009, đến nay, toàn xã Tân Thành có hơn 23 km lộ ở các tuyến được bê-tông, bề mặt lộ rộng từ 2,5-3 m, có bố trí bãi tránh xe phù hợp, cầu trên tuyến đảm bảo ô-tô đi lại được. Hơn 55 km lộ xóm nhánh được cứng hoá đảm bảo lưu thông cả 2 mùa mưa nắng. Ðường thuỷ đảm bảo thuận lợi, thông thoáng phục vụ đi lại của Nhân dân.

Ngoài đẩy mạnh phát triển giao thông nông thôn, các chính sách hỗ trợ vốn, nước sinh hoạt, điện, bảo hiểm y tế cho hộ nghèo và hộ cận nghèo, hỗ trợ khoa học - kỹ thuật… đã mang lại hiệu quả và những lợi ích thiết thực cho người dân. Ðồng thời, những chính sách trên còn tạo điều kiện để Nhân dân trên địa bàn phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế với các mô hình nông nghiệp công nghệ cao như: trồng dưa lưới nhà kính; nuôi tôm siêu thâm canh; cá chình, cá bống tượng xuất khẩu... Kinh tế phát triển, hộ nghèo giảm, hộ giàu tăng. Ðiển hình là năm 2009, toàn xã Tân Thành còn 44 hộ nghèo, 66 cận nghèo thì đến nay toàn xã còn 13 hộ nghèo và 25 hộ cận nghèo.

Coi việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là đòn bẩy để thu hút đầu tư, phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại hoá, xã Tân Thành nói riêng và các xã vùng ven TP Cà Mau đã dần hiện hữu vóc dáng mới của một vùng nông thôn không chỉ văn minh mà còn trù phú.

Bích Lệ

Link bài gốc tại Báo Cà Mau

Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc

Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc

Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc khi ngày vía Thần Tài năm Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ Sáu, ngày 7/2 Dương lịch, ngày làm việc trong tuần.

Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?

Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?

Ngày vía Thần Tài nhiều người thường có thói quen đi mua vàng nên thường xảy ra tình trạng chen chúc, giá tăng vọt. Vậy có thể mua vàng trước ngày vía Thần Tài hay không?

Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa

Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa

(NSMT) - Nhiều người cứ than thở Tết trong mắt con trẻ bây giờ “nhạt” lắm, chẳng còn háo hức và mong ngóng như xưa…

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.

Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer

Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer

(NSMT) - Lễ cúng Trăng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, phản ánh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Với hoạt động đặc trưng là đút cốm dẹp, hay còn gọi là Oóc Om Bóc trong tiếng Khmer, lễ cúng Trăng còn được biết đến rộng rãi với cái tên Lễ Oóc Om Bóc.

Lung linh đêm hội sông Trăng

Lung linh đêm hội sông Trăng

(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.