Xưa - Nay

Cải lương - nét đặc sắc văn hóa quê hương

Thứ sáu, 26/11/2021, 08:28 AM

(NSMT) - Đối với người dân những thế hệ trước chỉ cần nhắc đến hai chữ “cải lương” là niềm đam mê trong mình trỗi dậy và luôn lắng nghe một cách vô cùng thích thú và nhập tâm.

Không ai có thể nói cải lương chính thức xuất hiện ở Việt Nam vào chính xác khoảng thời gian nào, bởi lẽ sự hiện diện của cải lương trong đời sống của bà con đã quá lâu đến mức ăn vào máu thịt giống như thể hiển nhiên nên chẳng ai nhớ nổi.

Tuy có người nói cải lương bắt đầu manh nha có mặt vào khoảng những năm đầu thế kỷ 18, có thể là 1916 nhưng có người lại nói khoảng 2 năm sau đó là 1918.

Còn theo lời kể của Vương Hồng Sển (một nhà văn hóa, học giả, nhà sưu tập đồ cổ Việt Nam. Ông được xem là người có hiểu biết sâu rộng về miền Nam) lại có vẻ rõ nét hơn.

Cải là cải cách, lương là lương truyền.

Cải là cải cách, lương là lương truyền.

Theo đó, vào năm 1918 người Tây ăn mừng chiến tranh thế giới thứ nhất thắng lợi nên đã nới tay cho bà con bản xứ lập gánh hát để quên đi phần nào việc nước, nhờ đó môn đờn ca tài tử của bà con miền Nam được tranh thủ trau dồi và đưa lên sân khấu.

Cải lương lại là một loại hình nghệ thuật kịch hát hình thành dựa trên cơ sở bộ môn nhạc Đờn ca tài tử và dân ca của bà con đồng bằng sông Cửu Long tức loại hình này chính xác có nguồn gốc từ miền Nam nước ta.

Các sân khấu cải lương vào những năm 1960 được đông khán giả đến xem hàng ngày.

Các sân khấu cải lương vào những năm 1960 được đông khán giả đến xem hàng ngày.

Như vậy mới thấy bà con miền Tây sông nước mình thật sự tài, ngày ngày lênh đênh sông nước vậy mà từ những ngày xưa ấy đã có thể sáng tạo ra loại hình nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Theo Hán tự “Cải lương” có nghĩa là cải tạo sửa đổi cho tốt hơn và được lương truyền qua thời gian. Cũng chính vì thế mà theo Vương Hồng Sển kể, vào ngày 16/11/1918 tại Nhà Hát Tây Sài Gòn công diễn tuồng Gia Long tẩu quốc với hình thức và lỗi diễn mới lạ, bành trướng cách tân mà gây được chú ý mạnh mẽ và cứ thế lối hát mang tên cải lương này len lỏi rồi hòa nhập vào nền nghệ thuật nước nhà lúc nào không rõ. Cải lương là một phần của nghệ thuật hát bội quen thuộc với bà con nhưng đã được cải cách cả về hình thức lẫn nội dung và chiếm được vị trí nhất định trong lòng khán giả khắc các vùng.

Trong các vở diễn có cốt truyện từ tích xưa diễn viên thường mặc y phục giống như hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, trang điểm đậm nét với toàn bộ gương mặt, có những nhân vật nhìn thấy rất đáng sợ. Tuy vậy, đối với những vở diễn mang tính đời sống xã hội nhân vật cũng mặc đồ như bình thường.

1 đoàn cải lương không chỉ có các diễn viên diễn xuất trên sân khấu, mà luôn luôn phải có dàn nhạc đi kèm.

1 đoàn cải lương không chỉ có các diễn viên diễn xuất trên sân khấu, mà luôn luôn phải có dàn nhạc đi kèm.

Cốt truyện của kịch bản cải lương thường được lấy từ chất liệu thơ văn cổ xưa, những câu truyện thơ Nôm nổi tiếng như Kim Vân Kiều truyện hay Lục Vân Tiên, ngoài ra còn có nhiều kịch bản mượn cốt truyện từ văn học nước ngoài,… tạo nên nét đặc sắc và đa dạng cho loại hình cải lương.

Thời kỳ hưng thịnh nhất của bộ môn cải lương có thể nói vào khoảng thập niên 60 của thế kỷ 18, cải lương ở miền Tây hay miền Nam là vô cùng phát triển và thậm chí còn lấn át cả tân nhạc lúc bấy giờ. Thanh Nga, Lệ Thủy, Ngọc Giàu, Thanh Kim Huệ,… đều là những tên tuổi đình đám mà cho đến bây giờ cũng khó có thể quên được.

Từ sau năm 1985 cho đến nay, vì nhiều lý do mà cải lương không còn phát triển mạnh nữa nhưng vẫn luôn được gìn giữ và người Việt Nam nào cũng sẽ tự hào đây là loại hình nghệ thuật dân tộc đậm đà bản sắc Việt.

Mộc An (T/H)  
Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

(NSMT) - Ngày 25/4, được sự thống nhất của UBND TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, Ban quản lý Đình thần tổ chức Lễ Kỳ yên Hạ điền tại Đình Thần Phụng Hiệp theo như thông lệ hàng năm.

Rặng dừa nước đong đưa

Rặng dừa nước đong đưa

(NSMT) - Miền Tây là xứ sở của phù sa, của sông nước. Dọc theo các bãi bồi, các bờ sông rạch trước đây dừa nước mọc ken dày. Người miền Tây khi phải sống xa quê, trong ký ức của họ bao giờ cũng có tiếng lá dừa nước xào xạc reo vui trên những triền sông lộng gió.

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

(NSMT) - Ngày 14/4, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ Tri ân Quốc Tổ, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đây là hoạt động có ý nghĩa giáo dục truyền thống tốt đẹp, lòng hiếu đạo, sự biết ơn của lớp con cháu hôm nay đối với tổ tiên ở Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân Mũi Cà Mau.

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

(NSMT) - Từ ngày 13/4 - 16/4/2024 (nhằm ngày mùng 05/3 - 08/3 âm lịch) đã diễn ra Tết Chôl Chnăm Thmây (Lễ Chịu tuổi) ở miền Tây. Đây là nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đã và đang được gìn giữ, bảo tồn và phát huy qua nhiều năm nay.

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

(NSMT) - Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Huỳnh Quốc Việt vừa có thư ngỏ kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh hiến tặng hình ảnh, tài liệu, hiện vật liên quan đến sự kiện lịch sử "Tập kết ra Bắc năm 1954", từ ngày 26/3 - 2/9/2024 tại địa điểm tiếp nhận Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

(NSMT) - Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là một trong bốn bến chính tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam theo đường Hồ Chí Minh trên biển. Đồng thời, đây là điểm du lịch thu hút đông đảo các đoàn khách đến tham quan trong các dịp lễ, tết trong năm.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Không chỉ Việt Nam, một số quốc gia Châu Á khác cũng có tục lệ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.