Phòng mạch

Cảm giác ớn lạnh trong kỳ kinh nguyệt là hiện tượng gì, nguy hiểm không?

Thứ tư, 21/02/2024, 14:30 PM

(NSMT) - Tình trạng ớn lạnh trong kỳ kinh nguyệt là hiện tượng thường gặp ở chị em phụ nữ nhưng cũng có thể cảnh bảo một số bệnh nghiêm trọng.

Đau bụng, đầy bụng, thay đổi tâm trạng..., phụ nữ phải trải qua nhiều bất ổn về sức khỏe trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Một số phụ nữ thậm chí còn có cảm giác ớn lạnh trong những ngày này.

Đây hầu hết là do sự thay đổi nội tiết tố. Nhưng nó cũng có thể là do các yếu tố khác hoặc dấu hiệu của một căn bệnh tiềm ẩn.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cảm giác ớn lạnh trong kỳ kinh nguyệt là hiện tượng bình thường?

Bác sĩ sản phụ khoa Aruna Kumari (Ấn Độ) cho biết cảm giác lạnh trong thời kỳ kinh nguyệt thường là phản ứng bình thường và tạm thời đối với những thay đổi sinh lý liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên, nếu cảm giác lạnh trong kỳ kinh nguyệt nghiêm trọng, dai dẳng hoặc kèm theo các triệu chứng liên quan khác như đau đớn tột độ, cơ thể có mùi, chóng mặt và buồn nôn, tốt hơn hết chị em phụ nữ nên liên hệ với bác sĩ.

Các bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân, loại trừ mọi khả năng bệnh lý tiềm ẩn và đưa ra hướng dẫn cũng như điều trị thích hợp nếu cần.

Nguyên nhân gây cảm giác ớn lạnh trong kỳ kinh nguyệt

Sự dao động nội tiết tố

Sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt thường gây ảnh hưởng đến việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

Prostaglandin là những chất giống hormone được giải phóng trong thời kỳ kinh nguyệt, có thể ảnh hưởng đến vùng dưới đồi (bộ điều nhiệt của cơ thể), dẫn đến nhiệt độ cơ thể dao động.

Ngoài ra, sự thay đổi nồng độ estrogen, progesterone và hormone luteinizing cũng ảnh hưởng đến cơ chế điều nhiệt của cơ thể, khiến một số chị em cảm thấy lạnh hơn.

Thay đổi lưu lượng máu

Kinh nguyệt liên quan đến những thay đổi về lưu lượng máu, cùng với sự bong ra của lớp niêm mạc bên trong tử cung. Quá trình này dẫn đến những thay đổi trong tuần hoàn máu và có thể góp phần gây cảm giác lạnh trong kỳ kinh nguyệt.

Các mạch máu gần bề mặt da co lại để phản ứng với việc giải phóng một số hóa chất, ảnh hưởng đến sự phân bổ nhiệt.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thiếu máu

Thiếu máu là một tình trạng đặc trưng bởi sự thiếu hụt hồng cầu hoặc huyết sắc tố, thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là những người bị ra máu kinh nguyệt nhiều.

Khi đó, lượng sắt không đủ có thể làm giảm khả năng vận chuyển oxy của cơ thể, dẫn đến cảm giác lạnh. Phụ nữ thiếu máu thường cảm thấy mệt mỏi và suy nhược.

Mất nước

Mất máu kinh nguyệt, đặc biệt là trong trường hợp kinh nguyệt ra nhiều, góp phần gây mất nước.

Uống không đủ nước cũng dẫn đến giảm nhiệt độ cơ thể và gây cảm giác lạnh. Vì vậy, điều cần thiết là phụ nữ phải giữ đủ nước trong thời kỳ kinh nguyệt để hỗ trợ sức khỏe tổng thể.

Chức năng tuyến giáp suy giảm

Suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Điều này làm gián đoạn quá trình trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, không dung nạp lạnh và cảm thấy lạnh. Một số phụ nữ có thể gặp các triệu chứng trầm trọng hơn trong kỳ kinh nguyệt.

Nhiễm trùng hoặc bệnh tật

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, cảm giác ớn lạnh trong kỳ kinh nguyệt có thể là triệu chứng của nhiễm trùng hoặc bệnh tật tiềm ẩn như viêm nhiễm vùng kín.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cách giữ ấm cơ thể trong kỳ kinh nguyệt

Mặc quần áo nhiều lớp

Mặc nhiều lớp sẽ giúp giữ nhiệt cho cơ thể. Sử dụng các loại vải giữ nhiệt hoặc ấm áp sát với da của bạn và thêm nhiều lớp nếu cần.

Tắm nước ấm

Tắm nước ấm giúp thư giãn cơ bắp và tăng độ ấm tổng thể cho cơ thể. Tiến sĩ Kumari gợi ý nên thêm muối hoặc tinh dầu để tăng cường tác dụng làm dịu.

Dùng đồ uống nóng

Nhâm nhi đồ uống nóng như trà thảo dược, nước nóng với chanh hoặc các loại nước ấm khác. Mẹo này giúp tăng nhiệt độ cơ thể và mang lại sự thoải mái trong ngày “đèn đỏ”.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nạp thực phẩm ấm

Bổ sung các thực phẩm ấm áp và bổ dưỡng trong chế độ ăn uống cũng là điều cần thiết. Phụ nữ có thể ăn súp, món hầm và cháo ấm để mang lại sự thoải mái và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

Hoạt động thể chất

Tham gia vào các hoạt động thể chất nhẹ nhàng, chẳng hạn như giãn cơ hoặc đi bộ ngắn trong kỳ kinh nguyệt sẽ cải thiện lưu thông máu và góp phần mang lại cảm giác ấm áp

Phương Anh (Theo Healthshots)  
Cho trẻ học bơi ở độ tuổi nào?

Cho trẻ học bơi ở độ tuổi nào?

Thời điểm vào hè, không ít phụ huynh lên kế hoạch cho con cái đi học bơi. Tuy nhiên, trẻ từ mấy tuổi nên bắt đầu học bơi là thắc mắc của không ít cha mẹ.

Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?

Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?

Thời tiết nắng nóng, cơ thể dễ ra mồ hôi khiến nhiều người có thói quen tắm liên tục để giải nhiệt. Thói quen này liệu có tốt?

Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ

Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ

Vào những ngày thời tiết nóng bức, quạt điện trở thành vật dụng không thể thiếu trong các gia đình. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn đang sử dụng quạt sai cách gây ảnh hưởng đến sức khỏe như dị ứng, cảm lạnh, thậm chí đột quỵ.

Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm

Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm

Các nhà nghiên cứu nhận định hoạt động thể chất đi bộ nhanh 11 phút mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như tim, đột quỵ và một số bệnh ung thư.

6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc

6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc

Mất cân bằng nội tiết tố ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Không phải ai cũng biết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, an toàn không cần dùng đến thuốc.

Những tiến bộ trong điều trị bệnh lý thận - tiết niệu

Những tiến bộ trong điều trị bệnh lý thận - tiết niệu

(NSMT) - Ngày 26/4, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long tổ chức hội nghị khoa học “Những tiến bộ trong điều trị bệnh lý thận - tiết niệu”. Chương trình với sự tham dự của hơn 150 chuyên gia, bác sĩ đang công tác tại các đơn vị y tế.

Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu

Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu

Không gian sử dụng chung, rộng rãi và thoáng đãng nhưng văn phòng làm việc là nơi chứa nhiều vi khuẩn do hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người sử dụng.