Cần Thơ: Phụ nữ huyện Thới Lai gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị bánh dân gian Nam bộ
(NSMT) – Ngày 4/10, bà Nguyễn Thị Ngọc Yến – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ cho biết, Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Thới Lai vừa tổ chức lễ ra mắt mô hình Tổ liên kết bánh dân gian thị trấn Thới Lai.
Tổ liên kết bánh dân gian thị trấn Thới Lai được thành lập với 21 thành viên, trong đó gồm 01 Chủ nhiệm, 02 Phó Chủ nhiệm, 01 Thư ký và 17 thành viên. Các thành viên tổ liên kết là những người đang sinh sống tại địa phương, có tâm huyết, trách nhiệm với việc phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân địa phương đã có ý định về việc thành lập Tổ liên kết, đồng thời tiến hành tuyên truyền, vận động các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu tham gia vào Tổ liên kế trên tinh thần tự nguyện và hợp tác tương trợ nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm đáp ứng nhu cầu chung của bà con thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và cùng có lợi.

Ra mắt các thành viên mô hình Tổ liên kết bánh dân gian thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ.

Ông Huỳnh Văn Tùng - Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Thới Lai và bà Nguyễn Thị Ngọc Yến – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Thới Lai chứng kiến các đơn vị thực hiện ký kết.

Trao quyết định thành lập Tổ liên kết bánh dân gian thị trấn Thới Lai.
Tổ liên kết bánh dân gian thị trấn Thới Lai được thành lập nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ lao động có việc làm tại chỗ, thu nhập ổn định góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo của Thị trấn. Các thành viên tham gia Tổ liên kết giúp đỡ, hỗ trợ nhau làm bánh, hướng tới những sản phẩm an toàn, chất lượng, thẩm mỹ.




Tạo sự liên kết giữa các chị em hội viên, phụ nữ trong ấp để phát triển các mô hình sản xuất, mua bán, góp phần tăng thu nhập và phát triển kinh tế gia đình, giúp chị em phụ nữ vươn lên thoát nghèo. Phát huy sức mạnh của mô hình Tổ liên kết, nâng cao nhận thức của chị em về ý nghĩa, lợi ích của mô hình này.
Khi tham gia Tổ liên kết các thành viên phải đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, mua bán bánh. Thu hút sự tham gia và hỗ trợ của ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương trong việc xây dựng và duy trì Tổ liên kết. Tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có của địa phương. Mô hình mang lại hiệu quả, tăng thu nhập gia đình, thoát nghèo bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của địa phương.
Hiện nay, việc bảo tồn, phát huy giá trị và đưa bánh dân gian Nam bộ ra trường quốc tế đang gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn. Nguồn sản xuất bánh dân gian chủ yếu từ các cơ sở nhỏ lẻ, hộ gia đình nên hầu như chưa áp dụng biện pháp đóng gói, bảo quản phù hợp để vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa giữ được chất lượng, hương thơm, mùi vị, đòi hỏi phải có máy móc, thiết bị đắt tiền nên các hộ sản xuất thủ công, nhỏ lẻ không thể áp dụng.
Bên cạnh đó, đa phần bánh dân gian đều có hạn sử dụng ngắn, thường tiêu thụ trong ngày. Ngoài ra, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu vẫn chưa được các doanh nghiệp và hộ dân sản xuất quan tâm thực hiện. Do đó việc thành lập Tổ liên kết bánh dân gian rất thiết thực không những giúp cho hộ dân sản xuất bánh dân gian phát triển bền vững; giới thiệu, quảng bá các sản phẩm bánh dân gian đặc trưng được làm các nguyên liệu sẵn có tại địa phương, mà còn góp phần giải quyết việc làm, nâng cao giá trị của nghệ thuật ẩm thực dân gian; nâng cao tỷ lệ lao động có việc làm tại chỗ, thu nhập ổn định góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo của phường. Được biết, trong thời gian tới Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Thới Lai sẽ nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn huyện.
Tiệm mì 1.000 đồng lan tỏa yêu thương ở Cà Mau
Một tiệm mì gói giá 1.000 đồng vừa xuất hiện tại phường 5, TP Cà Mau, do anh Trương Minh Đương, người dân phường 6, cùng một số người bạn thành lập. Mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, từ những gói mì, quả trứng, xúc xích, rau sống, ớt, chanh đến nước sôi, tất cả đều không tốn kém, nhưng lại chứa đựng một tâm huyết lớn lao. Khi câu chuyện về việc làm thiện nguyện lan tỏa, nhiều nhà hảo tâm đã mang mì, trứng và các vật phẩm khác đến để ủng hộ quán mì 1.000 đồng này.
Tỉnh thành nào ở Việt Nam kết hôn muộn nhất và ly hôn nhiều nhất?
Độ tuổi kết hôn trung bình tại Việt Nam là 27,3 tuổi, trong đó nam là 29,4 tuổi và nữ là 25,2 tuổi. Tỉnh có độ tuổi kết hôn muộn nhất chênh lệch gần 3 tuổi so với trung bình.
Gia đình bất hòa vì dừng… học thêm
Từ ngày bọn trẻ không đi học thêm buổi tối, không phải đưa đón con, anh lại tụ tập bạn bè nhậu nhẹt đến tận khuya mới về. Chị ở nhà vừa làm mẹ, vừa làm cô giáo. Không khí gia đình không còn êm đềm như trước.
Vì sao người xưa lấy nhau khi chưa biết mặt nhưng lại ít ly hôn?
Đàn ông thời xưa muốn ly dị vợ vì bất hòa trong hôn nhân không hề dễ dàng bởi cuộc hôn nhân này không đơn giản chỉ là người chồng muốn ly hôn.
Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu
Dành thời gian cho trẻ nhỏ có thể giúp ông bà minh mẫn, vui vẻ và thậm chí khỏe mạnh hơn về lâu dài.
Cần Thơ: Phát huy thế mạnh du lịch vùng
(NSMT) - Ban Chỉ đạo phát triển du lịch TP Cần Thơ vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đến tham dự có ông Nguyễn Thực Hiện - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, Trưởng ban BCĐ phát triển DL TP. Cần Thơ.
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế nào và giải tỏa cảm xúc nóng giận một cách hiệu quả ra sao.