Chàng trai trẻ đam mê sưu tầm hàng ngàn món đồ gốm, sứ
(NSMT) - Sau nhiều năm đi khắp mọi miền đất nước, anh Võ Hoàng Thám (37 tuổi, ngụ tại Quận Cái Răng, TP Cần Thơ) hiện đang sở hữu bộ sưu tập với hơn một ngàn cổ vật gốm sứ. Trong số đó, nhiều hiện vật có tuổi đời lên đến hàng nghìn năm, được coi là vô giá.
Là người có đam mê lớn với đồ gốm, đặc biệt là gốm sứ cổ, suốt 7 năm qua, trên hành trình đi đến nhiều nơi, anh Thám luôn tìm kiếm nhiều nguồn gốm sứ quý và mua về, một phần để thỏa mãn đam mê sưu tầm của mình, phần để chia sẻ với những anh em trong hội có cùng đam mê và nhu cầu sưu tầm đồ gốm giống anh.

Chân dung anh Võ Hoàng Thám - chủ cơ sở "Yến gốm" với bộ sưu tập gốm sứ cổ độc lạ ở miền Tây.
Chia sẻ với phóng viên Nhịp sống miền Tây, anh Thám cho biết: "Tôi và gốm sứ đến với nhau như một cái duyên, lúc nhỏ có lần được thấy cái chén gốm sứ có những nét hoa văn lạ mắt đã kích thích tôi phải tò mò tìm hiểu. Sau này đi công tác nhiều nơi, tôi lại có cơ duyên tiếp xúc với những người bạn kinh doanh gốm sứ cổ, từ đó tập tành sưu tầm rồi đam mê. Sau đó tôi bắt đầu nhập hàng về để bán, công việc này giúp tôi có cơ hội chạm vào nhiều loại gốm khác nhau, thỏa mãn đam mê và ổn định kinh tế gia đình".

Bộ sưu tập gốm sứ cổ trị giá trên vài tỷ đồng được anh Thám trưng bày trước gian nhà chính, một vài món trong số đó có niên đại lên đến hàng trăm năm tuổi. Đặc biệt là đôi bình cao gần 2m có trị giá hơn 100 triệu đồng được anh Thám giữ chơi không bán.
Đam mê sưu tầm gốm cổ, Anh Thám đã quyết định lấn sân kinh doanh mặt hàng này từ 5 năm trước với mục đích chia sẻ thú vui đến với nhiều người có cùng đam mê. Anh Thám cho biết, trị giá một món đồ gốm phải được đánh giá dựa trên những giá trị văn hóa mà nó mang lại. Mỗi món gốm sứ tại cửa hàng được anh sưu tầm thông qua trao đổi, mua bán trên mạng với những cơ sở, những người bán đồ cổ xưa, có giá trị dao động từ vài chục ngàn đến vài chục triệu đồng/món.

Bộ nậm rượu cổ có giá trên 4 triệu đồng, chen chen cổ sơn thủy tách lẻ 500 nghìn đồng / chiếc được anh Thám gìn giữ và xem như bảo vật.

Bình hoa cổ Nhật Bản có giá 36 triệu đồng.
Bên cạnh niên đại cao, tuổi thọ lớn, người chơi đồ gốm còn phải cảm được quá trình trải nghiệm một cách tỉ mỉ, trau chuốt của nghệ nhân khi làm ra sản phẩm, có món phải trải qua vài tuần, vài tháng mới cho ra thành phẩm hoàn chỉnh. Hiện tại, trong bộ sưu tập gốm sứ cổ của anh Thám còn có những món đồ thời nhà Minh - Thanh, nhà Nguyên được lưu truyền mà anh may mắn có được.

Bình trà cổ thời nhà Thanh được anh Thám đệ giá 45 triệu đồng.

Bình hồ lô cổ vẽ thủ công, tích người có giá 35 triệu đồng.
Bên cạnh sưu tầm và kinh doanh gốm sứ, anh Thám còn đam mê với những món đồ cổ có giá trị lịch sử như máy nghe nhạc, điện thoại bàn, đá, ngà, tranh... Hiện tại, món đồ có trị giá cao trong bộ sưu tập đồ cổ của anh Thám có thể kể đến là "Đá ngọc Thái tử voi" trị giá 550 triệu đồng. Anh Thám cho biết, đã có người ngã giá 500 triệu để mua lại nhưng anh Thám từ chối bán.

Chân dung khối đá ngọc "Thái tử voi" trị giá 550 triệu đồng, một trong những món đồ quý giá nhất tính đến thời điểm hiện tại có trong bộ sưu tập đồ cổ của anh Thám.
"Tuy gốm sứ sau khi được chế tác, mang ra vẽ vời và trưng bày thành phẩm ngay tại thời điểm đó sẽ không có nhiều giá trị, nhưng với giới sưu tầm hiện nay, nó được trả một giá rất cao mới có thể mua về vì độ độc, quý và hiếm trên những tàn dư thời gian có trên mỗi món đồ gốm cổ là rất đắt" - Anh Thám cho biết.

Bảo bình men ngọc quý hiếm được anh Thám rao bán với giá 150 triệu đồng.
Chàng trai miền Tây đam mê gốm sứ tự hào chia sẻ với chúng tôi về tình yêu mãnh liệt dành cho đồ gốm, luôn trân trọng những món đồ cổ do mình cất công sưu tầm đến mức “Có những đêm trằn trọc không ngủ được vì mua hụt món đồ mình thích”. Với anh, điều quý giá nhất với người chơi đồ cổ chính là niềm vui được khám phá những đặc trưng về văn hóa của các thời kỳ lịch sử chứ không phải là những món đồ mà họ đang có để mang ra khoe khoang.

Đối với anh Thám, người biết chơi gốm sứ và thích sưu tầm gốm cổ phải thật sự hiểu được những giá trị thẩm sâu trong nó để biết trân trọng, nâng niu những nét đẹp tinh thần của một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.
Là một người đam mê đồ gốm và hiện đang kinh doanh trong lĩnh vực này, có những món đồ quý, anh Thám xem như báu vật mà gìn giữ, trân trọng, đôi lúc có người “năn nỉ” anh bán cho họ một món gốm quý, chấp nhận ngã giá cao nhưng anh Thám không muốn bán vì "So với việc kiếm tiền, công tôi tìm ra nó đắt giá hơn. Mặc dù tôi kinh doanh đồ gốm nhưng bản thân cũng là một người đam mê sưu tầm nó, nên có khi nhập về nhiều vậy, có món tôi cũng không muốn bán vì một khi bán đi rồi, tôi sẽ không còn gặp lại nó nữa” – Anh Thám tự hào nói.

Tại đây, anh Thám nhập về đa phần là gốm sứ Nhật Bản và một số món đồ giá trị ở Trung Quốc, châu Âu và Việt Nam.
Các mặt hàng bao gồm: dĩa cảnh, tô kiểu, chén, ấm trà, tách, bình hoa, tượng, lộc bình, chum, thìa, chân đèn... đều được chế tác hoàn toàn thủ công, mang lại nét đẹp tự nhiên, hài hòa tổng thể, vì thế có những món đồ trị giá cao nhưng vẫn luôn khan hiếm hàng, không đủ bán.

Bộ sưu tập gốm sứ Nhật được anh Thám dành một góc riêng để trưng bày. Đây là những món đồ có thể trao đổi, mua bán với giá dao động từ vài chục đến vài triệu đồng.

Bộ trà ngũ sắc vẽ thủ công có giá 1 triệu 800 nghìn đồng.

Bộ trà men thiên mục giá 400.000 đồng.

Bình trà ngũ sắc vô cùng hút hàng trị giá 2 triệu 600 nghìn đồng.
Ngôi nhà anh Thám đang ở một nữa là dành để trưng gốm và một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ, anh dành cho nó những góc trưng bày riêng để phô được toàn bộ nét đẹp của từng món gốm sứ. Được biết, độ mỗi tuần anh sẽ nhập về vài kiện hàng nặng hơn trăm tấn, sau đó sẽ chọn lọc và phân loại giá, có món vài chục ngàn, cũng có món dao động vài trăm triệu đồng.

Hiện tại, anh Thám kinh doanh gốm sứ trên các nền tảng xã hội như: Facebook, Zalo, Google... bằng hình thức live stream, đăng tải bài viết. Anh Thám cho biết, trong những buổi anh bán hàng online, anh kết bạn được với nhiều người có cùng đam mê và sở thích chơi đồ gốm, cũng nhờ họ mà anh dễ dàng tìm thấy những món đồ giá trị ở nhiều nơi, đồng thời san sẻ những món đồ gốm cùng nhau để thỏa mãn đam mê sưu tầm cá nhân. Chính vì thế, hiện tại bộ sưu tập gốm sứ của anh Thám tuy không nhiều nhưng món nào cũng là độc nhất, lạ nhất và được nhiều người săn lùng nhất.


Một số hình ảnh độc đáo trong bộ sưu tập gốm sứ cổ giá trị của chàng trai miền Tây:

Bộ trà Kutani cổ từ Nhật Bản trị giá 1 triệu 600 nghìn đồng.

Người Nhật Bản luôn chú trọng bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng nên chất liệu làm nên mỗi món gốm sứ đều tuyệt đối an toàn. Đây là một trong số những nguyên nhân khiến anh Thám đam mê kinh doanh và sưu tầm gốm sứ Nhật.

Bộ cốc trà men chảy giá 280.000 đồng.

Sở dĩ gốm sứ Nhật Bản có giá trị cao còn do trên mỗi viền tách, chén, chum thường có nạm vàng, xung quanh được nghệ nhân chú trọng từng nét vẽ, mỗi tách sẽ có hoa văn, họa tiết không trùng lặp, có ấn ký và tàng tích khua biệt trên các thành vách và đáy tách.

Bộ dĩa cảnh phác họa 12 con giáp phù hợp với tuổi của gia chủ.

Bộ môn trà đạo rất được chú trọng ở một số nước châu Á, vì thế dù ở chất liệu nào, bộ trà vẫn luôn được đầu tư sản xuất nhiều nhất, gốm sứ cũng không ngoại lệ.

Heo bách hoa thuộc hàng gốm xưa, trị giá 6 triệu/cặp.

Gốm mộc phu thê vẽ vàng 18 giá 180.000 đồng/cặp.
Cửa hàng "Yến gốm" chuyên cung cấp sỉ & lẻ: gốm xưa, cổ; Gốm Nhật, Âu, Việt,... Nhận phân phối số lượng lớn trên toàn quốc:
Địa chỉ: số 1B, K22 Khu văn hóa Tây Đô, Phường Hưng Thạnh, Quận Cái Răng, TPCT
Liên hệ: 0939 014 957
Facebook: Gốm Ngoại Tôi
Zalo: 0939 014 957 (Võ Hoàng Thám)
Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc
Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc khi ngày vía Thần Tài năm Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ Sáu, ngày 7/2 Dương lịch, ngày làm việc trong tuần.
Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?
Ngày vía Thần Tài nhiều người thường có thói quen đi mua vàng nên thường xảy ra tình trạng chen chúc, giá tăng vọt. Vậy có thể mua vàng trước ngày vía Thần Tài hay không?
Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa
(NSMT) - Nhiều người cứ than thở Tết trong mắt con trẻ bây giờ “nhạt” lắm, chẳng còn háo hức và mong ngóng như xưa…
Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.
Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer
(NSMT) - Lễ cúng Trăng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, phản ánh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Với hoạt động đặc trưng là đút cốm dẹp, hay còn gọi là Oóc Om Bóc trong tiếng Khmer, lễ cúng Trăng còn được biết đến rộng rãi với cái tên Lễ Oóc Om Bóc.
Lung linh đêm hội sông Trăng
(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.