Chiếc cầu khỉ quê hương
Trong ký ức tuổi thơ tôi, chiếc cầu khỉ đã trở nên gần gũi và rất đỗi thân thương. Chiếc cầu khỉ đi qua cuộc đời của biết bao thế hệ, hòa vào trong những câu hát đưa nôi để những đứa trẻ thơ khôn lớn nên người, bao nhiêu đôi lứa yêu nhau được se tơ kết tóc…
Chiếc cầu khỉ còn là ký ức gợi nhớ, gợi thương trong lòng những người xa xứ hình ảnh của quê hương, của tuổi thơ cơ cực nhưng tràn đầy niềm vui và thấm đậm ân tình.
Chiếc cầu khỉ từ lâu đã trở thành ký ức và hoài niệm. Hoài niệm về một thời tuổi thơ với chiếc cặp sách trên vai bước qua những lắt lẻo, gập ghềnh để đến trường. Hay mỗi lần đi thăm nhà ngoại ở xóm dưới, hai anh em tôi phải lội bộ một quãng đường khá xa, rồi “bò” qua hai chiếc cầu khỉ mới đến nơi. Tay cầm chắc tay vịn, chân lần từng bước trên cầu mà lòng thấp thỏm, lo sợ…
Cầu khỉ là nét văn hóa độc đáo của người miền Tây mà khi đến đây ai cũng muốn trải nghiệm một lần
Quê tôi là vậy, cứ xa xa một khúc kênh lại thấp thoáng chiếc cầu khỉ chênh vênh, lắt lẻo. Chỉ cần vài cây tre, tràm, dừa… một mớ dây lạt là đã có một chiếc cầu khỉ để đi lại ngon lành. Không biết bao nhiêu người đã bước qua cầu khỉ để vào đời, bao nhiêu đôi lứa hẹn hò, nên duyên bên dòng sông nơi mà chiếc cầu khỉ bắc qua chông chênh, lắt lẻo.
Nghĩ cũng ngộ, chiếc cầu khỉ có gì lạ đâu nhưng lại gợi nhớ, gợi thương trong tôi đến nao lòng. Từ phía đằng xa, thằng nhỏ chừng 8 tuổi được mẹ cho vài ngàn đồng, từ nhà nó chạy vèo ra tới giữa cầu ngồi thòng hai chân đu đưa đợi ghe hàng đến để mua bánh kẹo. Hình ảnh đó làm tôi nhớ lại cái thời long nhong, anh em tôi hay ra ngồi giữa cầu đón ghe hàng đi ngang rồi tranh nhau phóng xuống để kịp chọn những bịch kẹo, cốm… trông ngon lành, đẹp mắt. Nhớ nhất vẫn là mùa hè oi ả, bọn con nít trong xóm rủ nhau tắm sông, nhảy cầu khỉ.
Đứa nào cũng tranh nhau đứng ngay nhịp giữa, rồi lấy đà nhảy ùm xuống sông, có đứa còn lộn vài ba vòng, ai nhảy xa, nhảy đẹp là thắng. Vốn bản tính nhút nhát nên tôi lúc nào cùng là người thua cuộc. Nhưng khoái nhất là những lần có ghe lớn chở lúa, vịt chạy đồng… đi qua là tụi tôi lại tranh nhau chạy nhanh ra dỡ cầu, cốt là để được người chủ ghe khen một tiếng “thằng nhỏ con nhà ai sao ngoan thế”, chỉ bấy nhiêu thôi mà cảm thấy sướng rơn.
Xã hội ngày càng phát triển, chiếc cầu khỉ ngày nào giờ đã dần được thay thế bằng những chiếc cầu bê-tông bề thế, kiên cố nên ít ai còn có cơ hội được trải nghiệm cái cảm giác thấp thỏm, lo âu khi bước qua chiếc cầu khỉ gập ghềnh khó đi ngày ấy.
Sau bao năm chen chân giữa dòng đời, bất chợt hình ảnh quê hương lại thổn thức vọng về. Đó là những lần được ngắm nhìn những bức ảnh có cô thiếu nữ trong chiếc nón lá và tà áo dài thướt tha đứng trên cầu in bóng xuống dòng sông, hay hình ảnh mấy đứa học trò nối đuôi nhau đi qua chiếc cầu bắc ngang dòng kênh là lòng tôi lại dâng trào bao xúc cảm.
Cứ như thế, con sông quê và những chiếc cầu khỉ gầy còm, dỏng cao giữa trưa hè gay gắt đã ôm trọn tuổi thơ tôi. Để rồi một ngày, văng vẳng xa xa tôi lại nghe ai đó ngân lên bài hát ru quen thuộc: “Ví dầu cầu ván đóng đinh/ Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi/ Khó đi mẹ dắt con đi/ Con đi trường học, mẹ đi trường đời”...
Theo Huỳnh Hiếu (Báo Bạc Liêu)
http://baobaclieu.vn/doi-song-xa-hoi/chiec-cau-khi-que-huong-33135.html
Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ
(NSMT) - Ngày 19/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là được xếp hạng Di tích quốc gia ở huyện Đầm Dơi. Tham dự chương trình có ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cùng lãnh đạo và nhân dân địa phương.
Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?
(NSMT) - Ngày Quốc tế Nam giới (còn gọi là Ngày Quốc tế Đàn ông) diễn ra vào ngày 19/11 hàng năm, là dịp quan trọng để tôn vinh những đóng góp của phái mạnh đối với xã hội và gia đình, đồng thời nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe, tâm lý và xã hội mà nam giới đang phải đối mặt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày lễ, những lời chúc ý nghĩa dành tặng nam giới và những món quà đặc biệt dành cho bạn trai trong dịp này.
Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp
Những ngành học này không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại mà còn hứa hẹn cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.
Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer
(NSMT) - Tối 17/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp UBND huyện Mang Thít tổ chức khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa - Khmer tỉnh Vĩnh Long năm 2024.
Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói
Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…
Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh Vĩnh Long bước đi tiên phong, thể hiện sự đổi mới sáng tạo của địa phương
(NSMT) - Tối 16/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức lễ khai mạc Festival Gạch Gốm đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 tại Làng nghề sản xuất gạch, gốm kênh Thầy Cai (xã Nhơn Phú-huyện Mang Thít). Ông Hồ Đức Phớc - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ tới dự và phát biểu chỉ đạo.
Vĩnh Long: Khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật Môi trường xanh – Cuộc sống xanh – Du lịch xanh
(NSMT) – Sáng 16/11, tại khu dân cư T&T Phước Thọ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp cùng Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức tổng kết, trao giải và khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật chủ đề “Môi trường xanh – Cuộc sống xanh – Du lịch xanh”.