Văn hóa

Chiêm ngưỡng bức tranh Panorama - Tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chủ nhật, 05/05/2024, 13:39 PM

(NSMT) – Đến với Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, du khách sẽ cảm thấy hùng tráng, kỳ vĩ và đầy cảm xúc tự hào khi đứng trước bức tranh Panorama tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ đang được trưng bày tại đây. Bức tranh được vẽ bằng chất liệu sơn dầu, bố cục hình tròn, dài 132m, cao 20,5m, đường kính 42m; tổng diện tích là 3.225m².

Đây là bức tranh toàn cảnh đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, quy mô lớn nhất Đông Nam Á và là một trong ba bức tranh tròn lớn trên thế giới. Bức tranh đồng hiện những khoảnh khắc tiêu biểu, sự kiện điển hình của Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Bức tranh được vẽ bởi gần 200 họa sỹ trẻ tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam, bằng chất liệu sơn dầu trên nền vải toan trong không gian 360 độ, chiều cao 20,5m, chiều dài 132m, đường kính 42m, phần đắp nổi sắp đặt các mẫu vật nối tiếp, phần mái vòm thể hiện bầu trời hoà bình tạo nên một bức tranh có tổng diện tích 3.225m.

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên nơi trưng bày bức tranh Panorama - Tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên nơi trưng bày bức tranh Panorama - Tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bức tranh được vẽ bằng chất liệu sơn dầu, bố cục hình tròn, dài 132m, cao 20,5m, đường kính 42m; tổng diện tích là 3.225m².

Bức tranh được vẽ bằng chất liệu sơn dầu, bố cục hình tròn, dài 132m, cao 20,5m, đường kính 42m; tổng diện tích là 3.225m².

Thuyết minh viên giới thiệu về Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Thuyết minh viên giới thiệu về Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh - Nguyên Phó Chủ tịch nước; bà Nguyễn Thị Quyên Thanh - Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Long và nguyên lãnh đạo nữ tỉnh Vĩnh Long tham quan bức tranh.

Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh - Nguyên Phó Chủ tịch nước; bà Nguyễn Thị Quyên Thanh - Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Long và nguyên lãnh đạo nữ tỉnh Vĩnh Long tham quan bức tranh.

Trường đoạn 1 “Toàn dân ra trận” là hình ảnh những đoàn xe đạp thồ vận chuyển hàng cung cấp cho chiến dịch.

Trường đoạn 1 “Toàn dân ra trận” là hình ảnh những đoàn xe đạp thồ vận chuyển hàng cung cấp cho chiến dịch.

Trường đoạn 2 “Khúc dạo đầu hùng tráng”, với điểm nhấn là trận Him Lam mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. Thắng trận mở màn đã giáng một đòn nặng nề vào tinh thần của quân Pháp đồng thời cổ vũ các chiến sĩ của ta có thêm sức mạnh, củng cố niềm tin vào những trận đánh tiếp theo.

Trường đoạn 2 “Khúc dạo đầu hùng tráng”, với điểm nhấn là trận Him Lam mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. Thắng trận mở màn đã giáng một đòn nặng nề vào tinh thần của quân Pháp đồng thời cổ vũ các chiến sĩ của ta có thêm sức mạnh, củng cố niềm tin vào những trận đánh tiếp theo.

Trường đoạn 3 “Cuộc đối đầu lịch sử”: Những hình ảnh hầm hào, dây thép gai, trận đánh giáp lá cà… phản ánh sự khốc liệt của chiến trường. Kết thúc trường đoạn bằng hình ảnh cột khói từ quả bộc phá trong lòng đồi A1.

Trường đoạn 3 “Cuộc đối đầu lịch sử”: Những hình ảnh hầm hào, dây thép gai, trận đánh giáp lá cà… phản ánh sự khốc liệt của chiến trường. Kết thúc trường đoạn bằng hình ảnh cột khói từ quả bộc phá trong lòng đồi A1.

Trường đoạn 4 “Chiến thắng”: Đối lập với hình ảnh thất bại của quân Pháp là hình ảnh quân ta vùng lên đánh chiếm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và điểm nhấn là lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries - Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi.

Trường đoạn 4 “Chiến thắng”: Đối lập với hình ảnh thất bại của quân Pháp là hình ảnh quân ta vùng lên đánh chiếm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và điểm nhấn là lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries - Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi.

Các hoạ sỹ đã khắc hoạ hơn 4.500 nhân vật, sự hùng tráng ác liệt của Chiến trường Điện Biên Phủ năm 1954 từ hàng ngàn tư liệu lịch sử được sưu tầm từ các Trung tâm lưu trữ quốc gia Việt Nam, Pháp, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, các chứng nhân lịch sử đã tạo nên bức tranh sống động, một kiệt tác về hội hoạ trong lịch sử mĩ thuật Việt Nam.

Hình ảnh chiến sĩ kéo pháo vào mặt trận Điện Biên Phủ được tái hiện hết sức sinh động và chân thật.

Hình ảnh chiến sĩ kéo pháo vào mặt trận Điện Biên Phủ được tái hiện hết sức sinh động và chân thật.

Hình ảnh tái hiện một đơn vị cứu thương trên chiến trường Điện Biên Phủ.

Hình ảnh tái hiện một đơn vị cứu thương trên chiến trường Điện Biên Phủ.

Phục dựng thực cảnh lán cứu thương trên chiến trường.

Phục dựng thực cảnh lán cứu thương trên chiến trường.

Phục dựng thực cảnh lán hậu cần, nhu yếu phẩm phục vụ trên chiến trường.

Phục dựng thực cảnh lán hậu cần, nhu yếu phẩm phục vụ trên chiến trường.

Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty

Bức tranh được bố cục theo 4 trường đoạn. Trường đoạn 1: “Toàn dân ra trận” thể hiện sức mạnh đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Đó là bức chân dung của cả một thế hệ với hàng ngàn, hàng vạn con người, dấn thân vào một trận chiến vĩ đại vì nền độc lập tự do của Tổ quốc. Hàng trăm công binh, thanh niên xung phong cùng nhau phá đá mở đường, từng đoàn dân công chân đất trèo đèo, lội suối thồ hàng cung cấp cho tiền tuyến. Những đoàn xe đạp thồ chất đầy những bao gạo, như đoàn ngựa sắt dã chiến hùng dũng tiến ra mặt trận. Những khẩu pháo nặng hàng tấn được kéo bằng những sợi dây thừng nặng trĩu trên vai người lính, vượt qua bao núi cao, vực sâu vào trận địa.

Trường đoạn 2: “Khúc dạo đầu hùng tráng” với điểm nhấn trận đánh tại Trung tâm đề kháng Him Lam ngày 13/3/1954, thể hiện sức mạnh và quyết tâm giành thắng lợi ngay trận đánh mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau khi tiêu diệt Trung tâm đề kháng Him Lam, Quân Đội Nhân dân Việt Nam tiến đánh cứ điểm Độc Lập, Bản Kéo và tiến vào phân khu trung tâm Mường Thanh đánh chiếm các dãy đồi phía đông, trong đó có cứ điểm A1.

Trường đoạn 3: “Cuộc đối đầu lịch sử” tái hiện sự khốc liệt đợt của tấn công thứ hai của Chiến dịch Điện Biên Phủ, đặc biệt là trận đánh tại cứ điểm A1. Đêm ngày 06/5/1954, giữa trận địa là cột khói bốc cao, một ánh chớp lóe sáng, kèm theo tiếng nổ trầm, đục rung chuyển ngọn đồi. Đó là tiếng nổ của khối khối bộc phá gần 1.000kg mà Quân đội Nhân dân dân Việt Nam đã đặt trọn quyết tâm tiêu diệt đồi A1.

Trường đoạn 4: “Khúc khải hoàn mừng chiến thắng” tái hiện khoảnh khắc lịch sử vào 17 giờ 30 phút ngày 07/5/1954, lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries báo hiệu giờ chiến thắng sau 56 ngày đêm chiến đấu oanh liệt của quân và dân Việt Nam, chiến thắng Điện Biên Phủ đã buộc chính phủ Pháp phải kí Hiệp định Giơnevo kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp trường kỳ của dân tộc Việt Nam.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã được tái hiện lại một cách chân thực, sống động và hùng tráng thông qua ngôn ngữ hội họa của bức tranh panorama tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - tác phẩm không chỉ thu hút đông đảo du khách tham quan mà nó còn là niềm tự hào “Lịch sử của Việt Nam là phải do người Việt Nam thể hiện”.

Với những ý nghĩa ấy, bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” như là một lời tri ân những người lính đã chiến đấu anh dũng vì độc lập, tự do của dân tộc và cũng như là một lời nhắc nhở đến thế hệ hôm nay về truyền thống cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết và tinh thần yêu nước. Bức tranh không chỉ mang giá trị về lịch sử mà còn góp phần tạo thêm điểm nhấn trong du lịch, thu hút ngày càng đông du khách đến với Ðiện Biên nói chung và Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nói riêng.

Trung Phạm  
Dạy trẻ bảo vệ môi trường: Ý thức hôm nay, môi trường sống ngày mai

Dạy trẻ bảo vệ môi trường: Ý thức hôm nay, môi trường sống ngày mai

(NSMT) - Trẻ em là tương lai của thế giới. Việc giáo dục những đứa trẻ về việc bảo vệ môi trường từ nhỏ giúp tạo ra một thế hệ có ý thức hơn về việc duy trì sự cân bằng và bền vững của môi trường. Thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường giúp trẻ em hiểu rằng họ là một phần của một cộng đồng toàn cầu và có trách nhiệm đối với tương lai của trái đất sau này.

Tâm sự của cha ngày con tròn 18

Tâm sự của cha ngày con tròn 18

Tuổi 18, chỉ mong con gái của cha vẫn đủ bản lĩnh, tự tin khi bước vào môi trường mới và vẫn luôn có chí hướng, có tinh thần cầu tiến. Đó là những tâm sự, mong mỏi của một người làm cha gửi con gái yêu.

Thư gửi con gái ngày sinh nhật

Thư gửi con gái ngày sinh nhật

Ngạn ngữ có câu "không ai hiểu con bằng cha”. Hơn ai hết ba hiểu con gái mình. Dù xuất giá theo chồng, toàn tâm toàn ý chăm lo cho trọn chữ "dâu hiền" nhưng trong mắt con vẫn ánh lên niềm hạnh phúc mỗi khi ai đó gọi Nga Nghi. Chỉ vậy thôi với ba đó cũng là niềm hạnh phúc vô bờ con à.

Bệnh tiểu đường và các nguy cơ khôn lường với sức khoẻ

Bệnh tiểu đường và các nguy cơ khôn lường với sức khoẻ

(NSMT) - Vừa qua, Hội LHPN quận Ninh Kiều phối hợp Công ty bảo hiểm Dai-ichi Life Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình sức khỏe và hạnh phúc" cho gần 120 cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn quận Ninh Kiều.

"Thủ lĩnh" Misa: "Cha dạy tôi đừng bao giờ giúp đỡ người khác mà trông chờ trả ơn"

“Con giúp người này thì người khác sẽ giúp con, đừng bao giờ giúp đỡ ai mà trông chờ người đó phải trả ơn con” – Đó là bài học của cha đã theo chị Đinh Thị Thúy - Tổng giám đốc công ty phần mềm MISA suốt chặng đường thành công của mình.

Bố đơn thân và hành trình nuôi con gái mắc bệnh Down

Bố đơn thân và hành trình nuôi con gái mắc bệnh Down

Trở thành cha mẹ luôn là hành trình thật thiêng liêng, hạnh phúc nhưng cũng đầy gian nan. Khoảnh khắc con đến thế gian, niềm hy vọng lớn nhất của cha mẹ là con cái thật khỏe mạnh, bình an. Thế nhưng với nhiều bậc làm cha mẹ, điều đó lại trở thành mong ước không hề đơn giản.

“Nữ tướng” trong mắt bố

“Nữ tướng” trong mắt bố

Niềm vui và tự hào trào dâng trong lòng tôi khi nghĩ về hai con gái Thuý và Vân. Các con đã không chỉ thành đạt trong sự nghiệp mà còn giữ tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ.