Phòng mạch

Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật

Thứ bảy, 04/05/2024, 17:25 PM

Phụ nữ sau 30 tuổi bắt đầu có những thay đổi về cả thể chất khi nồng độ hormone suy giảm, quá trình mất xương dần bắt đầu, nguy cơ ung thư vú cũng tăng lên. Chính vì vậy, bên cạnh chế độ ăn uống và lối sống khoa học, phụ nữ ở độ tuổi này nên chú ý thực hiện các xét nghiệm định kỳ để đề phòng nguy cơ bệnh tật.

Xét nghiệm PAP và HPV

Đây là những xét nghiệm quan trọng để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Theo Times Of India, phụ nữ trên 30 tuổi nên thực hiện các xét nghiệm này khoảng 5 năm/lần.

Xét nghiệm PAP được thực hiện nhằm tìm kiếm sự thay đổi trong các tế bào cổ tử cung, là một xét nghiệm quan trọng để tìm những biến đổi bất thường của tế bào cổ tử cung. Từ đó giúp bác sĩ phát hiện có bất thường hay không để tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu, khẳng định bệnh.

Ngoài xét nghiệm PAP, bác sĩ sẽ chỉ định thêm xét nghiệm HPV. Đây là xét nghiệm rất có giá trị trong sàng lọc ung thư cổ tử cung. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ung thư cổ tử cung là tồn tại dai dẳng sau nhiễm virus HPV. HPV được phát hiện trong 99% khối u cổ tử cung, đặc biệt là dưới type như là HPV 16 và 18.

Xét nghiệm HPV sẽ cho kết quả để bác sĩ biết bạn có nhiễm virus này không và đưa ra đánh giá nguy cơ để kiểm soát tốt nhất, phát hiện sớm nhất diễn biến ung thư. Nếu chị em thực hiện tầm soát sớm bằng PAP và xét nghiệm HPV thì nếu phát hiện bệnh, cơ hội điều trị khỏi hoàn toàn là rất cao.

Kiểm tra mật độ xương

Thông thường, người trẻ tuổi có chỉ số mật độ xương trong mức khỏe mạnh. Khi tuổi tác ngày càng cao, nguy cơ mắc loãng xương tăng lên do mật độ xương có xu hướng giảm, nhất là phụ nữ.

Phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh, những người có các yếu tố nguy cơ như mắc bệnh khớp viêm như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, sử dụng corticoid kéo dài... nên kiểm tra định kỳ mỗi hai năm. Người có các vấn đề về sức khỏe khác như cường giáp, tiểu đường, gan, thận; yếu tố nguy cơ mắc bệnh loãng xương; từng gãy xương; suy giảm chiều cao; uống rượu bia và hút thuốc lá... cũng nên kiểm tra định kỳ.

Việc kiểm tra sẽ giúp phát hiện sớm dấu hiệu loãng xương, đặc biệt là người có chỉ số BMI thấp, tiền sử gia đình từng có người mắc loãng xương.

 Chụp X-quang tuyến vú

Ước tính mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 14,1 triệu ca mới mắc ung thư, trong đó riêng bệnh ung thư vú chiếm tới 1,2 triệu ca. Ở Việt Nam, mỗi năm trên toàn quốc có khoảng 165.000 ca mới mắc và 115.000 trường hợp tử vong do ung thư, thì riêng ung thư vú chiếm khoảng 15.000 ca mới mắc và trên 6.000 trường hợp tử vong.

Chụp X-quang tuyến vú thường xuyên rất quan trọng giúp sàng lọc ung thư vú, đặc biệt là với phụ nữ trên 30 tuổi. Khi bước qua tuổi 40, phụ nữ nên chụp X-quang tuyến vú 1-2 năm/lần. Chụp quang tuyến vú có thể phát hiện sớm ung thư vú. Các phương pháp điều trị sẽ có hiệu quả nhất khi ung thư chỉ mới ở giai đoạn đầu.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Kiểm tra chức năng tuyến giáp

Tuyến giáp là tuyến nội tiết nằm phía trước cổ, có chức năng bài tiết hormone kiểm soát hoạt động trao đổi chất và các chức năng quan trọng của cơ thể như chu kỳ kinh nguyệt, nhịp tim, nồng độ cholesterol trong máu… Mọi bất thường xảy ra tại tuyến này đều có thể dẫn đến các triệu chứng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh.

Các rối loạn tuyến giáp, chẳng hạn như suy giáp hay cường giáp, thường phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Vì vậy, kiểm tra chức năng tuyến giáp sẽ đo mức độ hoóc môn tuyến giáp, từ đó giúp chẩn đoán các rối loạn tuyến giáp.  

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp cũng có thể được chỉ định trong các trường hợp có nghi ngờ triệu chứng tuyến giáp, bao gồm: thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, lo âu, suy nhược cơ thể, cân nặng thay đổi đột ngột, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nhịp tim.

Theo đó, phụ nữ trên 30 tuổi nên được xét nghiệm chức năng tuyến giáp sau mỗi 5 năm. Đặc biệt, một số nhóm nguy cơ cao cần thực hiện xét nghiệm thường xuyên hơn như người có tiền sử gia đình mắc bệnh liên quan đến tuyến giáp được khuyến cáo thăm khám và xét ngiệm 6 tháng/ lần, phụ nữ đang mang thai hoặc đã sinh con trong 6 tháng trở lại, người có đã từng mắc bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ, vảy nến, viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, đa xơ cứng…

Phương Anh  
Lời khuyên

Lời khuyên "vàng" cho người cao huyết áp

Cao huyết áp là một bệnh lý tim mạch mãn tính, vì vậy người bệnh cần hiểu biết các thông tin để tăng hiệu quả điều trị, hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

Ca ghép thận thành công đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

Ca ghép thận thành công đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

(NSMT) - Sau 02 tuần tiến hành phẫu thuật lấy thận, người hiến thận cho bệnh nhân hiện đã bình phục và trở lại cuộc sống bình thường. Còn phía bệnh nhân nhận thận, sức khỏe cũng đã ổn định, các chỉ số cận lâm sàng tiến triển thuận lợi, các chức năng thận của bệnh nhân đã phục hồi gần như bình thường.

3 quy tắc

3 quy tắc "vàng" giúp tập thể dục thể thao đạt hiệu quả

Chìa khóa để giảm cân lành mạnh là tập thể dục chăm chỉ và đều đặn. Biết những gì tốt nhất cho cơ thể và thực hiện kết hợp các bài tập một cách nghiêm túc.

Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?

Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?

Tình trạng nắng nóng kéo dài có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có thể dẫn tới tử vong, trong khi đó, giới hạn chịu nhiệt của con người không cao.

Cho trẻ học bơi ở độ tuổi nào?

Cho trẻ học bơi ở độ tuổi nào?

Thời điểm vào hè, không ít phụ huynh lên kế hoạch cho con cái đi học bơi. Tuy nhiên, trẻ từ mấy tuổi nên bắt đầu học bơi là thắc mắc của không ít cha mẹ.

Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?

Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?

Thời tiết nắng nóng, cơ thể dễ ra mồ hôi khiến nhiều người có thói quen tắm liên tục để giải nhiệt. Thói quen này liệu có tốt?