Chợ "âm phủ" mùa nước nổi
(NSMT) - Độc đáo ngay từ tên gọi, chợ "âm phủ" được coi như một nét văn hóa miền Cửu Long vào mùa nước nổi mỗi năm với sự phô bày đẹp đẽ, tất bật cuộc sống những người dân quê.
Chợ "âm phủ" hay chợ "ma" đều là tên gọi vui mà người dân thân thương đặt cho khu chợ, một khu chợ tự phát những người dân trong vùng chủ yếu để giao thương các vật phẩm mùa nước nổi dưới chân cầu Tha La thuộc địa phận xã Nhơn Hưng (huyện Tịnh Biên, An Giang). Cũng giống như xe bánh mì "âm phủ" ở Cần Thơ, chợ "âm phủ" có cái tên như vậy vì chỉ hoạt động vào nửa đêm đến tờ mờ sáng, khi nhiều người còn đang say giấc nồng thì bà con ngư phủ nơi đây đã họp chợ rộn ràng.

Ảnh: Internet
Những ghe xuồng tấp nập cập bến, bà con mua mau bán lẹ để những "bạn hàng" kịp chở về chợ bán lẻ khi cá tép còn tươi nguyên. Chợ đông vui nhất vào khoảng rạng sáng 4-5 giờ, thương lái nhanh chóng cân cá, cua, bông súng, bông điên điển,... để chợ về kịp giờ bán tại các chợ Tịnh Biên, chợ Châu Đốc,... Bên cạnh đó còn có những người dân trong khu vực địa phương sáng sớm đi tập thể dục, khi đi ngang không thể nào cưỡng lại được hương vị từ đồng nội pha lẫn trong hơi sương nên phải tấp lại mua cho được mớ cá, mớ tép hay vài con cua đồng còn tươi rói nhảy tanh tách trong thau đem về cho gia đình một bữa ăn thiệt ngon.

Ảnh: Internet
Xen vào màu trời đêm, pha trong sương sớm là tiếng nói rôm rả cũng những ánh đèn pin leo lét có khi chẳng đủ thấy mặt người, nhưng giọng nói đặc trưng của mỗi người đều đủ để bạn hàng nhận ra rõ ràng ngay từ đằng xa. Không chỉ có người lớn mà còn có cả những đám trẻ theo cha mẹ đi cho biết chợ đêm quê nhà là như thế nào, hoặc có đôi phần vì cuộc sống khó nhọc nên chẳng thể nào tiếp tục được giấc ngủ khi cha mẹ phải lận đận từ sớm mai, chúng theo cha mẹ phụ được việc gì hay việc đó.
Những chiếc đèn soi ếch đủ để rọi sáng chiếc cân cân hàng của người dân "vạn chài" đem lại, trời càng tỏ thì chợ càng bớt đông nhưng nhiều năm nay cuộc sống của bà con vùng kênh Tha La đã gắn bó và quá quen thuộc với khu chợ "âm phủ" này rồi.

Ảnh: Internet
Bà con chia sẻ, họ đã sống tựa vào ngôi chợ này bấy nhiêu năm qua, nó trở thành một nét văn hóa độc đáo của quê hương mà chẳng ai muốn bỏ, dù nước ít hay nước nhiều chợ cũng vẫn họp. Nhưng mùa nước nổi chợ sẽ nhộn nhịp hơn vì sản vật nhiều. Càng về những năm sau nay, nguồn thủy sản càng khan hiếm khiến cuộc sống người dân chài khó khăn thêm đôi ba phần, có khi cả đêm cũng chỉ kiếm được vài ký cá tép lẫn lộn, nhưng họ vẫn bám chợ vì họ vẫn có thể kiếm ăn, con cá, con tép đồng chợ này đã in sâu vào mảnh tình quê hương của họ nên chẳng muốn dứt ra để làm nghề khác được.
Độ tươi của những chài cá, tép, lươn, cua, ếch đồng,... dường như làm cho các tiểu thương trở nên vội vã hơn, phần vì sản phẩm tươi ngon sẽ bán được giá hơn, phần có lẽ vì họ bán hàng với tâm lý người tiêu dùng nên muốn bà con cũng phải thưởng thức được hương vị trọn vẹn nhất của đặc sản đồng quê. Chính vì thế, có khi chẳng kịp chờ đặt giỏ cá, giỏ tép,... xuống đất cân mà các cô các chú tự nhảy lên xuồng cân luôn cho lẹ, trả tiền xong xuôi rồi chuyển sang xe hay xuồng máy vọt luôn về bán lẻ.

Ảnh: Internet
Chẳng những thế, ngay đầu chợ lại có xe bún cua dì Hai nóng hổi bốc khói khi ngút hấp dẫn biết bao người. Con cua đồng ngay đỉnh lũ chắc thịt hơn, ngọt đậm hơn níu kéo bước chân các tiểu thương quanh chợ. Sau nhiều giờ ngâm mình dưới dòng nước gỡ chài, đổ lọp,... một tô bún riêu nóng hổi làm ấm nóng đến tỉnh cả người, tô bún riêu đêm chợ quê dù chẳng gì nhiều ngoài những miếng huyết heo mềm mướt hòa trong phần riêu cua ngọt thanh như tan trong khoang miệng. Sống nhiều năm với chợ, bắt theo nhịp sống dân chài dì Hai cũng "hành nghề" đến cả chục năm nay, dì Hai nuôi sống gia đình bằng xe bún đơn giản nhưng ấm áp tình người, không giăng câu thả lưới nhưng cũng thức dậy cùng bà con để nấu một nồi nước riêu đậm đà với chất cua "thật" và tươi ngon nhất.
Chợ "âm phủ" Tha La là một khu chợ vô cùng độc đáo đã in dấu trong tâm trí bà con địa phương nhất là những người con xa xứ, mỗi lần đi về, dù nước có lớn cũng phải đi theo rồi tới chợ cho được để ngắm nhìn khung cảnh quê hương khi trời mờ sáng. Bà con mưu sinh hòa mình vào bầu trời đêm, vừa có thu nhập lại vừa yêu thêm mảnh đất quê hương trong nét đẹp văn hóa, nét đẹp lao động mùa nước nổi mà chỉ riêng miệt sông nước được ưu ái này.
Tuổi trẻ Công an Sóc Trăng tổ chức Chương trình “Hành trình tình nguyện - Trao nhận yêu thương”
Ngày 25/3, Ban Thanh niên Công an tỉnh Sóc Trăng tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025) trên địa bàn huyện Thạnh Trị, huyện Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Học sinh Sóc Trăng đạt giải cao tại Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia
Ngày 21.3, tại Trường Đại Học Tôn Đức Thắng (TP.Hồ Chí Minh) đã diễn ra bế mạc Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật (KHKT) cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2024-2025. Cuộc thi do Bộ GD&ĐT, UBND TP.Hồ Chí Minh, Sở GD&ĐT TP.Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức. Tại cuộc thi này, học sinh Sóc Trăng đã xuất sắc đạt giải cao.
Cần Thơ: Trường THPT An Khánh tổ chức Hội thi Nét đẹp học đường lần thứ V năm 2025
(NSMT) - Ngày 25/3, anh Thạch Quốc Phong - Bí thư Đoàn Trường THPT An Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ cho biết, vừa tổ chức thành công Chung kết Hội thi Nét đẹp học đường Trường THPT An Khách lần thứ V năm 2025.
Cần Thơ: Trường THPT Châu Văn Liêm tổ chức hội trại Chào mừng 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
(NSMT) - Nhân dịp kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), Trường THPT Châu Văn Liêm (quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) đã tổ chức nhiều hoạt động trong ngày Hội trại truyền thống 26/3 nhằm tạo sân chơi vui tươi, năng động cho các em học sinh.
Cần Thơ: Nâng cao giá trị hạnh phúc gia đình thông qua hội thi nấu ăn
Một cuộc thi “mini” về nấu ăn cho các gia đình để nâng cao nhận thức cán bộ, công chức, người lao động về tầm quan trọng của hạnh phúc gia đình đã được tổ chức tại một xã vùng sâu của Cần Thơ.
Cần Thơ: Phường Thới Bình tổ chức Họp mặt kỷ niệm 12 năm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3
(NSMT) - Uỷ ban nhân dân phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ vừa tổ chức Họp mặt kỷ niệm 12 năm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3; Tọa đàm “Chìa khóa gìn giữ hạnh phúc gia đình” và Tuyên dương các Gia đình văn hóa tiêu biểu.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là một viên ngọc quý trong kho tàng di sản
(NSMT) - Tối 19/3 (nhằm 20/2 âm lịch), tại Khu du lịch quốc gia Núi Sam (phường Núi Sam, TP. Châu Đốc) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND tỉnh An Giang, Ủy ban quốc gia UNESCO tại Việt Nam đồng chủ trì tổ chức Lễ đón bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai hội Vía Bà năm 2025.