Ẩm thực

Cơ hội cho du lịch nông nghiệp đồng bằng

Thứ hai, 08/08/2022, 01:10 AM

ĐBSCL được đánh giá là có tiềm năng, thuận lợi phát triển nhanh du lịch nông nghiệp. Đây không phải là hướng đi mới với các địa phương có thời gian dài phát triển du lịch như Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre… Tuy nhiên, đang được định hướng phát triển theo chiều sâu, chuyên biệt, phù hợp và đáp ứng nhu cầu của du khách trong bối cảnh mới và xu hướng du lịch mới của thế giới.

Ruộng sen ở huyện Tháp Mười (Đồng Tháp).

Ruộng sen ở huyện Tháp Mười (Đồng Tháp).

Phù hợp xu hướng du lịch xanh

Ông Phạm Xuân Anh- Giám đốc Công ty Du Ngoạn Việt, cho rằng: “Phát triển du lịch bền vững bao gồm nhiều loại hình, trong đó có du lịch xanh, du lịch sinh thái. Hai loại hình này tăng mạnh hơn bao giờ hết sau đại dịch COVID-19. Do du khách bắt đầu e ngại môi trường khép kín hay đông đúc, thậm chí ngại máy lạnh. Họ chủ động tìm những nơi gần gũi thiên nhiên, ruộng đồng, vườn tược, sông suối, thuận tiện cho các hoạt động trải nghiệm, thân thiện với môi trường”. Tâm lý du lịch này tạo cho đồng bằng phát huy được tiềm năng, nhiều không gian triển khai, xây dựng các chương trình du lịch đáp ứng nhiều tiêu chí, yêu cầu của du khách. Trong đó, du lịch nông nghiệp là một thế mạnh của khu vực này.

Du lịch nông nghiệp trở thành yếu tố góp phần thỏa mãn nhu cầu ăn uống xanh, sống xanh, giải trí xanh, mua sắm sản phẩm xanh cũng như nhu cầu được thâm nhập vào đời sống người dân nông thôn, hiểu người nông dân và môi trường tự nhiên. Du lịch nông nghiệp cũng giúp tăng thu nhập xã hội, tạo cung và cầu tự nguyện giữa nông dân với khách du lịch và nhà tổ chức. Đồng thời, du lịch nông nghiệp cũng là một kênh hữu hiện phân phối sản phẩm OCOP của địa phương.

Chủ tịch Công ty Du lịch Vòng Tròn Việt- Phan Đình Huê- chuyên gia tư vấn phát triển du lịch ĐBSCL, cho rằng: ĐBSCL chính là vùng phát triển du lịch mạnh của cả nước, với nhiều mô hình đa dạng, phong phú như du lịch trên cánh đồng sen, tham quan vườn cây ăn trái, vuông tôm, rừng đước, rừng tràm ngập ngọt, cấy lúa… Du lịch nước ta từ chỗ “rón rén” thử nghiệm, giờ đã trở thành đề án lớn của Bộ Nông nghiệp- PTNT, quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL giai đoạn 2021- 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, du lịch nông nghiệp được đề cập là loại hình dịch vụ cần được phát huy, đẩy mạnh trong thời gian tới.

Rừng tràm miệt bưng ở huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang).

Rừng tràm miệt bưng ở huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang).

Đồng bằng hình thành những vùng thổ nhưỡng, hoạt động sản xuất nông nghiệp gắn với đặc trưng miệt ruộng, vườn, bưng, biền. Mỗi vùng có miền sinh thái nuôi trồng khác nhau. Như miệt ruộng trồng lúa, miệt vườn chuyên về cây ăn trái, miệt bưng là vùng ngập nước, hay ven biển là rừng ngập mặn. Từ đó, hình thành sản vật, ẩm thực đặc trưng riêng của từng miệt khác nhau. Du lịch nông nghiệp cần phát huy tính đặc trưng này, làm thành sự hấp dẫn riêng biệt của từng địa phương, tiểu vùng du lịch.

Những kết quả bước đầu

Nhìn chung tất cả các tỉnh- thành đồng bằng đều phát triển du lịch gắn liền ít nhiều với các hoạt động, các sản phẩm nông nghiệp. Nhiều năm qua, Vĩnh Long đã khai thác sản phẩm nhà vườn trên 4 xã cù lao (Long Hồ); Trà Vinh với cồn Chim, cồn Hô; Long An với các trang trại, vườn ngập ngọt ở Đồng Tháp Mười; hay trải nghiệm lấy mật ong ở rừng U Minh Hạ (Cà Mau). Nhiều chủ cơ sở đầu tư các nhà nghỉ, khu nghỉ nhỏ và vừa ven sông, rạch, nhà vườn dạng bungalow hay farmstay ở Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Cần Thơ… với giá bán phòng ngủ có khi còn cao hơn các khách sạn 4- 5 sao trên địa bàn cùng thời điểm. Những năm gần đây, Đồng Tháp đặc biệt phát triển mạnh mô hình “Hội quán làm du lịch”, đã tạo ra được chuỗi liên kết năng động giữa hàng trăm hội quán ở khắp các địa bàn trong tỉnh.

Theo số liệu của ông Phan Đình Huê, thì những khảo sát gần đây của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ tại các điểm du lịch nông nghiệp ở quận Thốt Nốt và khảo sát của Đồng Tháp tại tất cả các huyện- thị, kết quả cho thấy các trang trại, nhà vườn tham gia làm du lịch, đều có thu nhập tăng lên khoảng 30- 40%, so với chỉ đơn thuần làm nông. Đặc biệt, vuông tôm làm điểm du lịch nông nghiệp tại Sân Tiên farmstay ở vùng gần cửa sông Hậu (xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng), có thu nhập từ 300- 400 triệu đồng/tháng chỉ từ dịch vụ tham quan, ăn uống, lưu trú của khách nội địa.

Cái lợi trước mắt của du lịch nông nghiệp là nông sản được bán thông qua dịch vụ nên tăng cao lợi nhuận cho nông dân. Thông qua làm du lịch, góp phần làm đẹp thêm cảnh quan môi trường, nhà ở nông thôn do thường xuyên được chăm sóc, vệ sinh chu đáo, nâng cao ý thức của người dân nông thôn. Vấn đề lớn đặt ra là cần đẩy mạnh sự liên kết trong quá trình phát triển du lịch đồng bằng, trong đó, TP Hồ Chí Minh được xem là mối liên kết mang tính đột phá cho du lịch nông nghiệp ở ĐBSCL.

Bài, ảnh: NGỌC TRẢNG

Bài gốc tại Báo Vĩnh Long Online

Tour chay miền Tây: 5 món lẩu chay “nghe lạ tai”  nhưng thơm ngon, thanh lành

Tour chay miền Tây: 5 món lẩu chay “nghe lạ tai” nhưng thơm ngon, thanh lành

Giữa cuộc sống hối hả, nhiều người thích rủ nhau đến không gian bình yên để thư giãn và thưởng thức những món chay tịnh. Gợi ý cho bạn dịp lễ này, 5 món lẩu chay “nghe lạ tai” nhưng vô cùng thơm ngon và thanh lành!

Cảnh báo 5 thủ đoạn lừa đảo du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Cảnh báo 5 thủ đoạn lừa đảo du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa đưa ra cảnh báo một số hình thức lừa đảo trực tuyến dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 để người dân phòng tránh.

Thị trấn Hoàng Hôn Phú Quốc - Điểm đến gần hấp dẫn nhất cho khách phía Nam dịp 30/4

Thị trấn Hoàng Hôn Phú Quốc - Điểm đến gần hấp dẫn nhất cho khách phía Nam dịp 30/4

Thay vì trải nghiệm toàn đảo Phú Quốc, du khách thông thái đang truyền tai nhau dành trọn 3 ngày tại Thị trấn Hoàng Hôn khám phá thiên nhiên, trải nghiệm những dịch vụ đẳng cấp với chi phí chỉ từ 4-7 triệu đồng/người.

Tour chay miền Tây: Khám phá du lịch bản địa và thưởng chay

Tour chay miền Tây: Khám phá du lịch bản địa và thưởng chay

(NSMT) - Đổ xăng đầy bình rồi vòng vèo, vừa khám phá miệt vườn sông nước xứ Tây Đô, vừa thưởng thức những món chay ngon dành cho người ăn chay hoặc thích lối sống xanh, hẳn “tour không ăn thịt” này sẽ là một ý tưởng khá hay ho gợi ý cho bạn trong dịp lễ?

Cần Thơ đón khoảng 870.000 lượt khách tham gia các hoạt động dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Cần Thơ đón khoảng 870.000 lượt khách tham gia các hoạt động dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

(NSMT) - Từ ngày 17-21/4, các hoạt động nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024, Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ đã thu hút khoảng 870.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm tại TP. Cần Thơ.

Gìn giữ, lan tỏa hương vị bánh quê

Gìn giữ, lan tỏa hương vị bánh quê

Trong nhiều lần tổ chức Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ (DGNB), Hội thi Bánh DGNB là một trong điểm nhấn không thể thiếu. Hội thi không chỉ là sân chơi để nghệ nhân giới thiệu các loại bánh gia truyền, đặc sản quê nhà mà còn là không gian kết nối, lan tỏa tình yêu chiếc bánh quê đến du khách gần xa. Những chiếc bánh không chỉ mang tinh túy truyền thống mà còn được sáng tạo, góp phần làm nên sức hút mới cho bánh DGNB.

Trải nghiệm du lịch thể thao tại Vườn quốc gia U Minh Hạ

Trải nghiệm du lịch thể thao tại Vườn quốc gia U Minh Hạ

(NSMT) - Ban lãnh đạo Vườn quốc gia U Minh Hạ chuẩn bị tổ chức các hoạt động thể thao, du lịch Sự kiện “Hương rừng U Minh” trong chương trình sự kiện “Cà Mau - Điểm đến năm 2024”. Sự kiện sẽ diễn ra vào lúc 07 giờ, ngày 27/4/2024 tại Vườn quốc gia U Minh Hạ, ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.