Con dâu không hoàn hảo, mẹ chồng phải làm sao?
Khi nói đến mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, hình tượng mẹ chồng thường gợi lên nhiều ác cảm hơn. Nhưng nếu ngược lại thì sao, cư xử với con dâu độc hại thế nào?
Đụng độ mẹ chồng, con dâu xảy ra trong nhiều thời đại, bắt nguồn từ tính chiếm hữu của cả hai phụ nữ với một người đàn ông. Trong các cuộc đối đầu này, con dâu không thích mẹ chồng vì cảm thấy bà can thiệp và kiểm soát, trong khi mẹ chồng không ưa con dâu vì cảm giác “mất quyền lực”.
Thế nào là con dâu độc hại?
Theo tác giả Anne Kathryn Killinger, Mỹ, con dâu độc hại thường có những tính cách cơ bản: thái độ nữ quyền, thành kiến, thiếu tự tin, không có khả năng xử lý các mối quan hệ với gia đình chồng, ghen tuông, không chấp nhận truyền thống gia đình chồng, tỏ ra thù hận với các thành viên trong nhà, tìm cách để con trai quay lưng lại với bố mẹ...
Điều quan trọng là gia đình chồng, đặc biệt là mẹ chồng cần phải nắm bắt cảm xúc này của con dâu và giúp con dâu loại bỏ những mầm mống tiêu cực đó.
Chấp nhận sự lựa chọn của con trai
Nhiều khi con dâu có suy nghĩ tiêu cực khi cảm nhận thấy mẹ chồng chưa hoàn toàn chấp nhận mình là thành viên trong gia đình.
Là một người mẹ chồng, bạn cần hiểu rằng con dâu là sự lựa chọn của con trai bạn, con dâu bây giờ là một phần của gia đình. Vì thế, nên cho con cảm thấy được yêu thương và được chấp nhận. Con dâu vừa mới bước vào gia đình, có lẽ cũng đang lo lắng về việc gây ấn tượng với bố mẹ chồng.
Nếu con trai bạn chọn kết hôn với cô gái đó, lý do đơn giản bởi vì cô gái đó đã làm cho con trai bạn hạnh phúc. Hãy chấp nhận điều đó thay vì đi soi mói, đánh giá rồi chỉ ra những dấu hiệu rằng con dâu "khó ưa".
Đối xử tốt với con dâu
Trong những ngày đầu thích nghi với gia đình mới, con dâu thậm chí có thể có những hành động phản kháng. Mẹ chồng nên cho con dâu một chút thời gian để học cách hòa nhập. Nên đáp lại sự phản kháng đó với lòng tốt, sự tử tế.
Đa phần con dâu có suy nghĩ rằng mẹ chồng là những người thường cứng nhắc và hay kiểm soát, nên nảy sinh tâm lý cảnh giác. Một khi thấy rằng không có gì phải sợ hãi, con dâu sẽ dần bình tĩnh và học cách sống thuận hòa. Điều quan trọng, mẹ chồng nên giúp con dâu hiểu rằng mình không đe dọa mối quan hệ của vợ chồng con.
Hãy nghĩ đến những đứa cháu của bạn
Ông bà nội quý cháu nhưng không ưa con dâu là một sai lầm, điều này có thể biến con dâu của họ thành một phụ nữ "độc hại".
Cha mẹ cần nhớ rằng con dâu đóng một vai trò quan trọng trong mối quan hệ của bạn với các cháu. Những suy nghĩ tiêu cực của con dâu về bố mẹ chồng sẽ có tác động tiêu cực đến suy nghĩ của đứa trẻ về ông bà.
Đừng nghe những điều người khác nói về con dâu
Theo các chuyên gia, nên cố gắng tìm hiểu về con dâu thay vì đưa ra những đánh giá, cảm nhận chủ quan dựa trên những gì người khác nói.
Việc tự mình tiếp xúc với con dâu sẽ giúp mẹ chồng có một đánh giá khách quan hơn, từ đó có cách ứng xử phù hợp.
Cho các con không gian và thiết lập ranh giới
Nhiều cha mẹ chồng cho rằng con cái ở riêng không quan tâm đến mình, hoặc nếu ở chung thì không dành nhiều thời gian hỏi han bố mẹ. Trên thực tế, người trẻ có đời sống độc lập và không phải lúc nào cũng muốn gắn bó với cuộc sống của người lớn tuổi. Do đó, một cô con dâu không gần gũi bạn không có nghĩa rằng cô ấy xấu tính.
Tốt hơn, bố mẹ chồng nên chủ động tạo ra một số ranh giới. Giống như việc bố mẹ không muốn con can thiệp vào cuộc sống của mình, cảm xúc của con dâu là tương tự. Hãy cứ vui vẻ dù con dâu và con trai ít lui tới, thăm bạn thường xuyên thay vì trách móc. Cách ứng xử này của mẹ chồng sẽ khiến con dâu đánh giá cao bạn vì đã tôn trọng quyền riêng tư của họ.
Không nói xấu sau lưng
Nếu có xích mích nào đó giữa bạn và con dâu, bạn cũng đừng nên nói với con trai. Thay vào đó, nên nói trực tiếp với con dâu để con hiểu rằng bạn không đang tìm kiếm đồng minh và chĩa mũi nhọn về phía cô ấy. Đừng tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy cô là một cô con dâu tồi, nên nhìn vào những mặt tích cực của con. Hãy khoan dung hơn với những khuyết điểm của con dâu.
Chấp nhận thực tế con dâu không hoàn hảo
Mặc dù mẹ chồng đã cố gắng nhiều lần nhưng con dâu không muốn thay đổi hành vi của mình, điều đó có nghĩa là cô ấy là người như vậy. Mẹ chồng cũng sẽ nhận ra rằng mình không thể thay đổi con dâu. Do đó, bạn cần phải chấp nhận không ai là hoàn hảo và con trai bạn có thể đã không có lựa chọn tốt nhất.
Chấp nhận thực tế, thỏa hiệp và giữ hòa khí với con dâu để ấm êm cửa nhà.
Giao tiếp kết nối yêu thương
Đối thoại, giao tiếp rất quan trọng trong đời sống gia đình, bởi có nói mới hiểu để chia sẻ, cảm thông. Các thành viên cùng một mái nhà hãy tăng cường tương tác, mở lòng trò chuyện cùng nhau. Khi có tiếng nói chung, sẽ giảm bớt những bất đồng, tình cảm thêm gắn kết.
Bạn ghen tị với người khác giới điều gì?
Đàn ông ghen tị với khả năng mang lại sự sống mới cho thế giới của phụ nữ, một số còn ghen tị cả với vai trò làm mẹ. Trong khi đó phụ nữ ghen tị với những điều bất ngờ khác.
Ước mơ làm mẹ của cô gái bại não
Một phụ nữ Trung Quốc mắc bệnh bại não quyết tâm bảo vệ mong muốn được làm mẹ của mình trước những lời chỉ trích trực tuyến.
Phong thủy bàn làm việc giúp sự nghiệp “thăng hoa" trong năm mới
Sự hài hòa trong việc sắp xếp bàn làm việc theo phong thủy sẽ giúp tâm trạng, sức khỏe, tiền tài và vận may trong công việc và sự nghiệp của gia chủ.
Tết vui, tiết kiệm
Còn hơn tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, các gia đình đã bắt đầu sắm sửa để chuẩn bị đón mừng năm mới. Với sự chu đáo, vén khéo, nhiều chị em lên kế hoạch chi tiêu hợp lý, tiết kiệm để cả nhà có một mùa vui ý nghĩa.
Giáo dục con truyền thống gia đình qua dịp lễ Noel
Giáng sinh đang dần trở nên quan trọng khi là dịp để mỗi gia đình đoàn tụ yêu thương, chia sẻ và tận hưởng không khí vui tươi bên bạn bè, người thân.
Cùng nhau vượt khó
(NSMT) - Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, thuận lợi mà có những “khúc quanh” đột ngột như mất việc làm, ốm đau… Ðiều quan trọng, người trong cuộc đừng bi quan mà hãy suy nghĩ tích cực, tìm cách vượt qua nghịch cảnh. Sẽ đáng quý hơn nếu như trong lúc thắt ngặt, thất bại, có sự chung tay trợ giúp của gia đình.