Con lười ăn rau phải làm sao?
Khi nhắc đến vấn đề trẻ không thích ăn rau, nhiều bà mẹ đau đầu không biết phải làm thế nào.
Một số mẹ hỏi, nếu thay rau củ bằng trái cây cho trẻ ăn có được không. Câu trả lời là không, bởi vì trái cây và rau củ chứa các chất dinh dưỡng khác nhau. Không hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Rau tươi rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ, ít năng lượng nên không dễ gây béo phì. Rau cũng là nguồn cung cấp beta- caroten, vitamin C, folate, canxi, magie và kali.
Các loại rau sẫm màu (như cải bó xôi , cải dầu, cà rốt , cà chua , bắp cải tím) chứa hàm lượng β- caroten nên ăn nhiều hơn mỗi ngày.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhiều rau có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư thực quản và ung thư ruột kết.
Nếu trẻ không ăn hoặc ăn rất ít rau trong các bữa ăn hàng ngày, về lâu dài có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe như táo bón, thiếu vi chất dinh dưỡng, dễ nhiễm trùng, hệ vi sinh đường ruột kém phát triển, tăng trưởng và phát triển kém.
Carbohydrate, axit hữu cơ và chất thơm trong trái cây nhiều hơn rau tươi, những chất này cũng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em.
Ngoài ra, trong trái cây còn chứa một thành phần dễ gây nghiện đó là đường, nếu ăn nhiều trái cây trẻ cũng sẽ hấp thụ nhiều đường, không những dễ béo phì mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường và gút.
Vì vậy, trẻ không thích ăn rau thì không thể dùng trái cây để thay thế. Tương tự, rau không thể thay thế trái cây, cách tốt nhất là ăn cả hai để cân bằng dinh dưỡng.
Thực ra, nguyên nhân khiến trẻ không thích ăn rau không phải tự nhiên chúng không thích mà là do chúng ta bắt đầu từ việc cho trẻ ăn bổ sung, rất nhiều cách làm của chúng ta đã sai lầm.
Rau không được cho vào kịp thời hoặc lượng rau cho vào quá ít
Chúng ta biết rằng trẻ bắt đầu ăn dặm sau 6 tháng, giai đoạn này chức năng vị giác của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, chưa nhạy cảm lắm với các vị lạ, nên bổ sung rau củ một cách hợp lý. Có thể ép rau củ thành nước ép hoặc cắt nhỏ, khuấy đều trong thức ăn dặm để trẻ hấp thu dinh dưỡng trong rau củ cùng với thức ăn dặm.
Khi vị giác của trẻ nhạy cảm, đã quen với mùi vị và việc ăn rau củ, trẻ sẽ tự nhiên không cưỡng lại việc ăn rau củ.
Thường xuyên thay đổi các loại rau củ
Rau củ có rất nhiều loại và mẹ phải liên tục thay đổi công thức khi nấu món ăn cho con, khi trẻ không thích ăn một loại rau nào đó thì mẹ có thể dùng loại rau khác để thay thế. Nhiều loại rau chứa các thành phần dinh dưỡng giống nhau và hoàn toàn có thể tìm được loại mà trẻ thích ăn.
Khi chức năng vị giác của trẻ dần hoàn thiện, nhu cầu ăn uống của trẻ cũng sẽ ngày càng cao hơn.
Thử nhiều cách nấu khác nhau
Mẹ có thể thử nấu nhiều món ngon theo nhiều cách khác nhau để thu hút khẩu vị của trẻ em.
Ví dụ như rau củ có thể ép lấy nước cốt trộn vào bột làm bánh rau củ, mì rau củ, bánh hấp rau củ, bánh nhỏ nhiều hình dạng khác nhau và các món ngon khác sẽ thu hút bé dần tiếp nhận rau củ.
Cho trẻ tự tay nấu ăn để tăng thêm niềm vui
Trẻ em luôn dễ chấp nhận những món ăn do chúng tự làm, vì vậy, bạn có thể để trẻ giúp làm rau cùng nhau, chẳng hạn như nhặt rau, không chỉ rèn luyện khả năng thực hành mà còn tăng thêm niềm vui.
Hầu hết thói quen ăn uống của trẻ đều bắt nguồn từ sự rèn luyện ban đầu của cha mẹ, vì vậy hãy rèn luyện cho trẻ thói quen ăn uống tốt ngay từ đầu để tránh tình trạng kén ăn, sau này không phải lo lắng quá nhiều về việc trẻ không ăn được cái này hay cái kia.
Tác hại khi cho trẻ xem TV trước 6 tuổi
Việc để trẻ em xem tivi, điện thoại quá sớm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho trẻ như khả năng phát triển ngôn ngữ, giao tiếp, trí nhớ ngắn hạn…
Trẻ sinh mùa nào khoẻ mạnh và thông minh nhất?
Những đứa trẻ được sinh ra ở các mùa khác nhau có sức khỏe, chiều cao, thậm chí là chỉ số thông minh (IQ) khác nhau.
Lên cơn đau tim khi dạy con ôn thi vào THPT
Một người đàn ông Trung Quốc đã quá tức giận khi đang kèm cặp con trai làm bài tập về nhà đến nỗi lên cơn đau tim và suýt mất mạng.
Vì sao trẻ nói dối cha mẹ, cần làm gì khi phát hiện?
Các bậc làm cha mẹ không ai muốn con mình nói dối. Tuy nhiên, về mặt khoa học, đôi khi việc nói dối thể hiện sự phát triển về não bộ, nhận thức và hành vi của trẻ.
Cần Thơ: “Ði từng ngõ, gõ từng nhà” để nói chuyện dân số
Lực lượng cộng tác viên dân số ở phường Trà An, quận Bình Thủy thời gian qua đã làm tốt vai trò là cầu nối đưa chính sách về dân số - kế hoạch hóa gia đình đến với người dân. Với phương châm “Ði từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, sự cần mẫn của đội ngũ này rất đáng trân trọng.
Có con thành đạt nhưng nhiều cha mẹ hối tiếc vì 4 điều này
Dù nuôi dạy con thành tài nhưng nhiều phụ huynh cảm thấy hối tiếc khi chưa thể dạy con những điều quan trọng hơn điểm số.
Trẻ có IQ cao mang 5 tật xấu khi còn nhỏ khiến không ít cha mẹ bực mình
Những “thói quen xấu” của trẻ có thể là biểu hiện chỉ số IQ cao. Mặc dù bố mẹ lo lắng và bực bội nhưng nhiều hành vi mà người lớn coi là không đúng mực thực ra có thể phản ánh sự sáng tạo, trí tưởng tượng và khả năng tư duy của trẻ.