Công nhận 4 Di sản văn hóa phi vật thể mới tại ĐBSCL
(NSMT) - Mới đây, tại khu vực ĐBSCL đã có thêm 04 Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia được công nhận bởi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VH-TT&DL). Trong đó Đồng Tháp và Trà Vinh mỗi tỉnh 01 di sản, còn lại 02 di sản thuộc về Cà Mau.
Nghề làm nem Lai Vung
Nghề làm nem Lai Vung thuộc xã Tân Thành và TT Lai Vung, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp là nghề truyền thống lâu đời của bà con nhân dân, tiếng thơm vang xa. Nghề nem Lai Vung đã ra đời và phát triển trong hơn 60 năm qua cùng nhiều thế hệ người dân xứ này, ở ĐBSCL nếu nhắc đến nem chua người ta sẽ nhanh nhảu trả lời “y boong” nem Lai Vung. Làng nghề truyền thống nem Lai Vung không chỉ sản xuất nem chua mà còn có nem bì cùng các loại giò, chả tương tự. Các sản phẩm đều rất có tiếng và được cung cấp đi khắp các nơi cả trong và ngoài vùng. Đặc biệt tại các địa điểm du lịch ở miền Tây, hay các trạm dừng nghỉ trên đường quốc lộ, ít chỗ nào thiếu mặt nem Lai Vung.

Nem Lai Vung là một trong những đặc sản trứ danh Đất sen hồng. (Ảnh: Internet)
Nem Lai Vung mang hương vị đặc trưng quê hương Đồng Tháp khó có thể hòa lẫn. Làng nghề nem Lai Vung đã có những bước tiến khá vững trên con đường phát triển và hội nhập thời kỳ mới. Nhiều cơ sở sản xuất nem Lai Vung đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao. Mới đây nhất, nghề làm nem Lai Vung (Đồng Tháp) đã được Bộ VH-TT&DL đưa và Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia về loại hình nghề thủ công truyền thống. Đây cũng chính là những tín hiệu đáng mừng cho các sản phẩm du lịch địa phương tại ĐBSCL.
Đại lễ Vu lan thắng hội tại Trà Vinh

Đại lễ Vu lan thắng hội là tín ngưỡng dân gian đặc biệt của cộng đồng người Hoa sống ở Trà Vinh. (Ảnh: Internet)
Đối với loại hình Lễ hội truyền thống trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Lễ Vu lan thắng hội tại Cầu Kè (Trà Vinh) đã được công nhận. Đại lễ Vu lan thắng hội tại Cầu Kè, Trà Vinh còn có tên khác là Lễ hội cúng Ông Bổn thường diễn ra trong cả tháng 7 âm lịch và lễ chính vào ngày 27-28/7 âm lịch. Ở miền Tây, Trà Vinh cũng là một địa phương có nét văn hóa dân tộc vô cùng đặc sắc khi có cả 3 cộng đồng người Kinh, Khmer và người Hoa cùng chung sống hòa hợp. Vu lan thắng hội ở Trà Vinh là một Lễ hội được du nhập từ người Triều Châu, họ đến đây sinh sống và góp phần tạo nên đặc sắc văn hóa cho địa phương từ hàng vài trăm năm nay.
Lễ hội vía Bà Thủy Long tại Cà Mau

Vía Bà Thủy Long là Lễ hội truyền thống ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. (Ảnh: Báo Cà Mau)
Cũng là loại hình Lễ hội truyền thống, tại xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau có Lễ hội vía Bà Thủy Long cùng nằm trong danh sách Di sản văn hóa phi vật thể được ký duyệt công nhận vào ngày 10/11 vừa qua. Miếu Bà Thủy Long hay Thủy Long Cung Thần nữ đã tọa lạc ở địa phương vào khoảng đầu thế kỉ XIX. Miếu Bà như trở thành nơi ghi dấu tất cả kể từ khi cộng đồng dân cư người Việt đến vùng đất mới khẩn hoang, mở cõi qua bao đời nay. Xấp xỉ 200 năm, Miếu Bà Thủy Long không chỉ là “chứng nhân lịch sử” mà còn là một tín ngưỡng văn hóa tâm linh, là trụ cột để người dân xứ này đặt niềm tin cầu mong những điều lành. Mọi người đến tham gia vui chơi và cầu chúc cho mưa thuận gió hòa để làm ăn suôn sẻ, cầu mong bình an cho gia đình và những người thân. Lễ hội hàng năm được tổ chức trong 3 ngày từ 15-17/2 âm lịch với những nghi lễ trang nghiêm cùng phần hội hè nhộn nhịp thu hút người dân địa phương cùng các vùng lân cận.
Nghề làm tôm khô tại Cà Mau

Nghề làm tôm khô là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trở thành niềm tự hào của người dân Cà Mau. (Ảnh: camau.gov)
Tại Cà Mau còn có thêm một nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian cùng được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cùng đợt này chính là nghề làm tôm khô. Tôm khô Cà Mau luôn được biết đến là một sản phẩm đặc trưng quê hương xứ sở, đủ loại tôm khô được chế biến bởi người dân vùng đất miệt thứ. Các Di sản khác đều có tên của từng địa phương nhưng riêng tôm khô lại gọi chung tôm khô Cà Mau bởi lẽ đây là một nghề truyền thống trong dân gian địa phương mà hầu hết ai cũng biết làm và làm đều ngon dẫu mỗi người một bí quyết. Tôm khô làm từ tôm đất được đánh giá là ngon nhất, màu tôm khô thành phẩm đỏ au, hương vị thơm ngọt khó có thể nhầm lẫn. Nghề làm tôm khô đã gắn bó với nhiều thế hệ người dân Cà Mau, giờ đây còn trở thành một niềm tự hào to lớn mỗi khi nhắc đến. Từ đây tạo nên nhiều cơ hội giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, cùng với đó là phát triển kinh tế địa phương, đổi mới quê hương thêm giàu mạnh.
Vì sao du khách miền Tây thích đi núi Bà Đen?
Được mệnh danh là "nóc nhà Nam Bộ", núi Bà Đen được xem là điểm hội tụ linh khí đất trời, thế nên hàng năm, từ tháng Giêng cho đến tháng 3, rất nhiều du khách từ các tỉnh miền Tây Nam bộ đổ về đây tham quan, dâng lễ.
Du khách miền Tây ‘rục rịch’ lên kế hoạch đi Tây Bắc ngắm hoa ban
Tháng 3 là thời điểm hoa ban - biểu tượng cho vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng bắc đầu nở rộ.
Mỹ Quỳnh Safari – Thế giới hoang dã giữa đồng bằng
Từ một chi tiết rất nhỏ liên quan đến tuổi thơ của cô con gái, ông Ngô Trí Dũng, Chủ tịch Hội đồng Công ty Cổ phần vườn thú Mỹ Quỳnh (Mỹ Quỳnh Safari) đã biến vùng đầm lầy đầy phèn chua ở xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, thành một 'thế giới hoang dã' giữa đồng bằng.
Thắt chặt quản lý hoạt động du lịch tại Chợ nổi Cái Răng nhằm đảm bảo an toàn và trật tự
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ vừa gửi văn bản đề nghị UBND quận Cái Răng chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc quận, tiến hành kiểm tra, xác minh, nhắc nhở, chấn chỉnh các hoạt động du lịch đối với các ghe, tàu, bè đang hoạt động tại khu vực chợ nổi Cái Răng trong việc tuân thủ các quy định pháp luật hoạt động kinh doanh.
Festival Nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025: Nâng tầm quan trọng của muối trong đời sống mỗi gia đình
(NSMT) - Festival Nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025 là dịp đặc biệt để tôn vinh và giới thiệu giá trị của muối trong các lĩnh vực như du lịch, y tế và ẩm thực. Sự kiện này không chỉ khẳng định vai trò thiết yếu của muối mà còn góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nó trong đời sống hàng ngày của mỗi gia đình.
Phú Quốc là điểm đến có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á
Mới đây, chuyên trang du lịch nổi tiếng Travel Off Path (Mỹ) đã công bố danh sách 5 điểm đến có sự phát triển du lịch nhanh nhất tại Đông Nam Á và đứng đầu danh sách này chính là đảo Phú Quốc. Các địa danh khác có mặt trong danh sách bao gồm Phuket và Bangkok (Thái Lan), Singapore (Singapore), cùng với Kuala Lumpur (Malaysia).
Tàu AIDAstella đưa hơn 2.000 du khách vào Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc
Sáng ngày 14/2, tàu AIDAstella (Italy) có trọng tải hơn 71.300 tấn đã đến cảng hành khách quốc tế Phú Quốc. Đây là chuyến tàu đưa du khách quốc tế đầu tiên đến Phú Quốc trong năm nay bằng đường biển. Trên tàu có 620 thủy thủ đoàn và 2.130 du khách đến từ các nước châu Âu.