Phòng mạch

Cụ bà 69 tuổi bị đột quỵ cấp khi chuẩn bị ngủ

Thứ sáu, 14/06/2024, 10:51 AM

(NSMT) - Đột quỵ cấp luôn là vấn đề được quan tâm bởi nếu việc cấp cứu bị trì hoãn có thể gây ra những mối nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng.

Ngày 14/6, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết vừa điều trị thành công cho một cụ bà 69 tuổi bị đột quỵ cấp trong giờ vàng.

Trong lúc đang nằm trên giường chuẩn bị ngủ, cụ bà H. T. N (69 tuổi, địa chỉ ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) đột ngột đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, tê bì tay chân, liệt hoàn toàn nửa người phải, người nhà phát hiện và nghi ngờ cụ bà đột quỵ nên nhanh chóng đưa đến Bệnh viện cấp cứu. Thông tin từ gia đình, bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, đái tháo đường type 2, đang uống thuốc điều trị định kỳ.

Tỷ lệ đột quỵ cấp tính đang ngày càng gia tăng ở mức báo động, là nguyên nhân gây tử vong hay thương tật ở rất nhiều người trên thế giới. Đây cũng là nguyên nhân gây giảm tuổi thọ cho người cao tuổi.

Tỷ lệ đột quỵ cấp tính đang ngày càng gia tăng ở mức báo động, là nguyên nhân gây tử vong hay thương tật ở rất nhiều người trên thế giới. Đây cũng là nguyên nhân gây giảm tuổi thọ cho người cao tuổi.

Ngay sau khi tiếp nhận bệnh, ekip bác sĩ trực đánh giá người bệnh có dấu hiệu đột quỵ cấp nên đã kích hoạt Code Stroke (quy trình cấp cứu bệnh nhân đột quỵ cấp). Bệnh nhân lập tức được chỉ định chụp cắt lớp vi tính MSCT sọ não, kết quả không thấy tổn thương do xuất huyết não. Các bác sĩ chẩn đoán: Bệnh nhân bị nhồi máu não cấp giờ thứ 4 nghĩ do tắc nghẽn mạch máu não. Ekip bác sĩ tiến xử trí dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch (thuốc làm tan cục máu đông).

Sau tiêm thuốc tiêu sợi huyết 30 phút, dấu hiệu đau đầu, hoa mắt, tê bì, chóng mặt giảm dần, tay chân bên phải dần cử động được khá hơn. Sau điều trị 5 ngày, bệnh nhân đã hồi phục, nói chuyện, đi lại được gần như bình thường. Hiện đã được xuất viện và tái khám theo dõi ngoại trú.

BS.CKI. Đỗ Văn Phẩm, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực & Chống độc (ICU), Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết: Trường hợp của bệnh nhân này là đột quỵ nhồi máu não do tắc nghẽn mạch máu não (có cục máu đông trong lòng của mạch máu não). Bệnh nhân may mắn được gia đình phát hiện sớm và đưa đến bệnh viện kịp thời trong giờ vàng. Nếu trường hợp người bệnh bị đột quỵ trong lúc ngủ, một trong những khó khăn khiến việc cấp cứu là người bệnh và người xung quanh khó nhận biết cơn đột quỵ đang xảy ra hay xảy ra từ lúc nào. Người bị đột quỵ lúc ngủ dễ bỏ qua “thời gian vàng” để cấp cứu, làm gia tăng nguy cơ gặp biến chứng nặng nề, thậm chí là tử vong.

Quay lại trường hợp cụ bà này, thời gian từ khi bệnh nhân vào khoa cấp cứu đến khi được sử dụng thuốc tiêu sợi huyết để tái thông mạch máu là dưới 30 phút. Điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả "thần kỳ" cho người bệnh bị nhồi máu não cấp do tắc nghẽn mạch máu não trong những giờ đầu sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên, thường trong khoảng 4,5 giờ. Khi quá 4,5 giờ sẽ không còn chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết, khi đó bác sĩ có thể chuyển sang phương pháp điều trị khác để lấy cục máu đông trong lòng mạch máu não như hút huyết khối bằng dụng cụ, hoặc nong mạch máu não bằng cách nong bóng (nếu mạch máu não bị hẹp gây tắc), hoặc kết hợp đặt stent (một dụng cụ giá đỡ để nong mạch máu chỗ hẹp/tắc cho rộng ra), tất cả đi qua một dụng cụ dây dẫn từ đường mạch máu (không cần phải phẫu thuật).

Đột quỵ não là căn bệnh cấp tính nguy hiểm và tỷ lệ mắc ngày càng cao trong những năm gần đây. Đột quỵ não có 2 loại là nhồi máu não và xuất huyết não, trong đó có tới 80% người bị đột quỵ do nhồi máu não gây ra. Nếu không được điều trị đúng và kịp thời sẽ tử vong rất cao, nếu sống cũng để lại những di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến người bệnh, gia đình và xã hội. 

Bác sĩ Phẩm cũng khuyến cáo thêm với bà con, khi đột ngột có những dấu hiệu như: méo miệng, liệt mặt, tê bì, yếu nửa người, môi lưỡi tê cứng, nói khó hoặc không nói được, mắt nhìn mờ, đau đầu… cần phải đưa người bệnh ngay trung tâm đột quỵ chuyên sâu gần nhất để được chẩn đoán và xử trí nhanh nhất. Tuyệt đối không nên mất thời gian chờ người bệnh tự phục hồi hay sử dụng các phương pháp dân gian truyền miệng để điều trị tại nhà. 

----> Triển lãm tranh gây quỹ " Vì bệnh nhân nghèo đột quỵ - Vì cuộc sống tươi đẹp hơn"

Thảo Nguyên  
Nhiệt độ cao tác động gì đến não?

Nhiệt độ cao tác động gì đến não?

Nhiệt độ cực cao làm suy yếu chức năng nhận thức và làm trầm trọng thêm các rối loạn thần kinh, tâm thần như bệnh Alzheimer và tâm thần phân liệt.

Thói quen khi rửa bát làm vi khuẩn gia tăng 70 lần

Thói quen khi rửa bát làm vi khuẩn gia tăng 70 lần

Sau khi rửa, nhiều gia đình thường xếp bát đĩa chồng chéo lên nhau, rồi lấy ra khi cần dùng. Tuy nhiên, đây lại là sai lầm có thể làm tăng số lượng vi khuẩn lên gấp nhiều lần.

Điều trị thành công ca bệnh với tỷ lệ mắc chỉ từ 0,013 – 0,3%

Điều trị thành công ca bệnh với tỷ lệ mắc chỉ từ 0,013 – 0,3%

(NSMT) - Các bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long tại TP Cần Thơ vừa can thiệp đặt stent thành công, giữ nguyên vẹn ruột cho người bệnh bị bóc tách động mạch mạc treo tràng trên hiếm gặp.

7 thói quen xấu làm tổn hại thận và tăng nguy cơ mắc ung thư

7 thói quen xấu làm tổn hại thận và tăng nguy cơ mắc ung thư

Dưới đây là một số thói quen trong lối sống hàng ngày có thể gây tổn hại cho thận và làm tăng khả năng nguy cơ mắc ung thư.

8 lầm tưởng khiến kính râm gây hại nhiều hơn lợi

8 lầm tưởng khiến kính râm gây hại nhiều hơn lợi

Kính râm không chỉ là một phụ kiện thời trang mà còn giúp ngăn ngừa tác hại của ánh mặt trời với mắt. Tuy nhiên, nếu đeo kính râm không đúng cách có thể làm hỏng mắt.

Nguy cơ ngạt nước ở trẻ em: Mối đe dọa thường trực trong dịp hè

Nguy cơ ngạt nước ở trẻ em: Mối đe dọa thường trực trong dịp hè

(NSMT) - Dù chỉ mới bắt đầu mùa hè nhưng gần đây đã có không ít trường hợp đuối nước đầy bi thảm, cướp đi sinh mạng của các em nhỏ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, điều quan trọng nhất vẫn là sự quan tâm và giám sát từ gia đình.