Cựu chiến binh Trương Văn Hùng - Một điển hình làm theo gương Bác
Phát huy phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ, những năm qua trên địa bàn xã Khánh Lâm, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đã xuất hiện nhiều tấm gương cựu chiến binh tiêu biểu, làm kinh tế giỏi, tích cực thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Trong đó, cựu chiến binh Trương Văn Hùng, ở Ấp 5, xã Khánh Lâm, huyện U Minh là một điển hình.
Năm 1962, chú Trương Văn Hùng tham gia du kích ở xã Khánh Lâm, huyện U Minh. Năm 1975, khi đất nước hòa bình, thống nhất, chú Trương Văn Hùng xuất ngũ trở về sống bên gia đình ở Ấp 5, xã Khánh Lâm, huyện U Minh cho đến ngày nay.
Sau khi xuất ngũ và thấy địa phương cần, chú Trương Văn Hùng tiếp tục tham gia công tác ở cơ sở. Năm 1977, chú được bầu làm Trưởng Ban nhân dân Ấp 5, xã Khánh Lâm. Đến năm 1983, chú được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Chi bộ Ấp 5, xã Khánh Lâm. Đầu năm 1989 chú Hùng được cấp trên đề bạc và bầu làm Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Khánh Lâm. Đến năm 1990, do sức khỏe yếu và thường hay bệnh tật nên chú Hùng xin nghỉ công tác để lo tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế gia đình và an dưỡng trong lúc tuổi già.
Trước đây, hoàn cảnh gia đình chú Hùng gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhà đông nhân khẩu, đất sản xuất chỉ có 3 ha. Trong khi đồng đất của gia đình chú thường xuyên bị nhiễm phèn nặng, chăn nuôi, trồng trọt, cấy lúa cho thu nhập thấp, cuộc sống lúc nào cũng khó khăn, túng thiếu. Nhưng với bản chất của anh bộ đội Cụ Hồ và nhờ cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, chú Hùng không chùn bước trước những khó khăn mà quyết phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
Để sản xuất đạt hiệu quả cao, nhiều năm liền chú Hùng phải bỏ ra không biết bao nhiêm mồ hôi và công sức để cải tạo đồng đất, đào kênh mương để tháo úng, xổ phèn. Chỉ trong một thời gian ngắn, mảnh đất của gia đình chú Hùng bắt đầu trở nên màu mỡ, sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhờ vậy, cuộc sống gia đình chú từng bước ổn định hơn.
Do Ấp 5, xã Khánh Lâm là vùng đất được quy hoạch ngọt hóa nên chú Hùng chỉ tập trung trồng lúa, nuôi cá, trồng hoa màu, cây ăn trái. Những năm gần đây, với 3 ha đất sản xuất của gia đình, mỗi năm chú Hùng trồng 2 vụ lúa thần nông và có thu hoạch trên 1.000 giạ lúa mỗi năm. Sau khi để lại cho gia đình ăn khoảng 100 giạ, số còn lại chú bán được gần 100 triệu đồng. Có năm thời tiết thuận lợi, trồng lúa được mùa, bán được giá cao, năm đó gia đình chú Hùng có thu nhập trên 120 triệu đồng.
Ngoài trồng lúa, chú Hùng còn tận dụng diện tích mặt nước kênh mương, ao đìa sẵn có để thả nuôi các loại cá lóc, cá rô, cá bổi, cá tra, mỗi thứ vài chục ký cá giống và có thu nhập từ 50 đến 60 triệu đồng/năm. Tận dụng diện tích đất trống xung quanh nhà, chú Hùng còn xây chuồng nuôi heo, gà, vịt, mỗi năm gia đình chú Hùng cũng có thu nhập từ 20 đến 30 triệu đồng. Trên các liếp bờ xung quanh nhà, chú Hùng trồng nhiều loại cây ăn trái, hoa màu như cải xanh, cải ngọt, dưa leo, đậu bắp, đậu đũa… Số hoa màu và cây ăn trái này không chỉ đủ cung cấp cho gia đình ăn hàng ngày, không phải tốn tiền để mau, mỗi tuần chú còn thu hoạch bán để kiếm thêm nguồn thu nhập. Nhờ thực hiện mô hình sản xuất đa canh kết hợp này, mỗi năm gia đình chú Hùng có thu nhập từ 250 đến 300 triệu đồng. Nhờ đó, kinh tế gia đình chú ngày một khấm khá, vươn lên và không còn phải trông chờ, ỷ lại vào các chế độ, chích sách trợ cấp của Nhà nước. Sau nhiều năm tích lũy, chú Hùng đã xây dựng được ngôi nhà ở khang trang, trị giá hàng trăm triệu đồng.
Chú Trương Văn Hùng cho biết: “Học tập ở Bác, tôi cố gắng rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành một công dân gương mẫu. Tích cực tuyên truyền, vận động con cháu trong gia đình sống tiết kiệm, giản dị, gần gũi với bà con chòm xóm, thực hiện tốt các phong trào do địa phương phát động. Đồng thời, thực hiện các mô hình sản xuất có hiệu quả để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình và không phải trông chờ vào các chế độ, chính sách của nhà nước. Tôi còn đóng góp được gì cho địa phương thì tôi ra sức làm. Trước mắt, tôi tích cực thực hiện các công trình, phần việc do từng hộ dân đảm trách như trồng hàng rào cây xanh, trồng hoa, cây cảnh, làm cột cờ kiểu mẫu, chỉnh trang nhà cửa gọn gàng ngăn nắp để tạo thêm phong cảnh đẹp cho nơi ở của gia đình. Qua đó, góp phần cùng địa phương thực hiện đạt chuẩn các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch đã đề ra”.
Chi hội trưởng Chi hội cựu chiến binh Ấp 5, xã Khánh Lâm Trần Thanh Quang nhận xét: “Đồng chí Trương Văn Hùng là hội viên hội cựu chiến binh gương mẫu trong sản xuất kinh doanh giỏi, trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Những năm qua, năm nào gia đình đồng chí Trương Văn Hùng cũng sản xuất trúng mùa bội thu, thu nhập, kinh tế gia đình đồng chí ngày một ổn định vươn lên. Cá nhân đồng chí Hùng nhiều năm liền được các cấp tặng giấy khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ về công tác hội. Đồng chí Trương Văn Hùng xứng đáng là hội viên Hội cựu chiến binh sản xuất kinh doanh giỏi và là tấm gương tiến tiến, điển hình trong học tập và làm theo gương Bác ở địa phương”.
Những “bông hoa khuyết” tỏa sáng trên đường chạy
(NSMT) - “Những đoá hoa khuyết” phá rào cản, vượt qua giới hạn bản thân để tỏa sáng trên đường chạy “Bước chân hòa nhập 2024” – Mùa 2 do Hội Người khuyết tật TP. Cần Thơ (CAPD) tổ chức.
Tài không vào cửa gấp, phú không vào cửa lệch
Phát tài cũng có rất nhiều điểm khác biệt, trong đó có cả tiền của bất chính, loại tài sản này không ổn định, hơn nữa còn dễ dẫn đến rắc rối.
Lặng lẽ nghề pháp y
(NSMT) - Cũng khoác áo blouse để mưu sinh và cống hiến, thế nhưng chẳng mấy ai biết bác sĩ pháp y - nghề “lên tiếng thay người đã khuất” vẫn thầm lặng tìm công lý bên những xác chết, phục vụ công tác điều tra phá án. Và, đâu đó góc khuất của nghề chưa được kể, hiểu đúng cũng như cảm thông.
Chuyện về người thương binh “tàn nhưng không phế” ở Cà Mau
(NSMT) - Thương binh hạng 2/4 Nguyễn Văn Chà, sinh năm 1963, ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, luôn giữ được phẩm chất của người lính bộ đội Cụ Hồ "tàn nhưng không phế”, tích cực phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng và có nhiều đóng góp tích cực cho quê hương.
Lễ hội Oóc Om Bóc
Đua ghe Ngo Sóc Trăng, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024 diễn ra trong 7 ngày.
Bữa cơm 0 đồng: San sẻ yêu thương với bà con khó khăn TP Cần Thơ
(NSMT) - Gần 3000 suất cơm "0 đồng” được phát cho bà con khó khăn, người lao động, học sinh sinh viên tại quán cà phê Ngọc Trương (Số 372D, đường Nguyễn Văn Cừ Nối Dài, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) trong hơn 2 tháng qua. “Bữa cơm 0 đồng” san sẻ yêu thương, phần nào giúp họ vơi bớt nhọc nhằn, “ấm bụng no lòng” nhất là trong những ngày mưa, triều cường ngập nặng, buôn bán chật vật…
Người trẻ sợ ngày cuối tuần
(NSMT) - Thay vì tận hưởng ngày nghỉ cuối tuần, hầu hết mọi người lại có cảm giác uể oải, chán nản vào ngày Chủ nhật vì hôm sau là một tuần làm việc mới.