Đi lễ chùa: Cần hành xử văn minh
Những năm gần đây, nhân những ngày nghỉ tết người ta hay đi viếng nhiều chùa. Đến đó ngoài việc thắp nhang lễ Phật, bà con còn gửi chút tiền gọi là làm công đức hay bố thí cho những người cơ nhỡ. Cuộc sống đẹp hơn khi điều thiện lành được ghi nhận, được tôn vinh. Tuy nhiên, đôi lúc người có thiện tâm vô tình tạo ra hành vi xấu, bị lợi dụng.
Trong những năm gần đây, nhiều chùa chiền uy nghi mọc lên ở nhiều nơi. Tại những nơi vốn là danh lam thắng cảnh, có thêm ngôi chùa hoành tráng, khiến địa điểm du lịch vốn đã đẹp, nay thu hút thêm nhiều du khách. Có nơi đầy cỏ năn, cỏ lác nay mọc lên cơ sở thờ tự, đưa một vùng quê nghèo thành một địa điểm hành hương có tiếng.
Như một khách thập phương đến viếng các nơi ấy, chúng ta không khó để thấy bên bàn thờ có thùng công đức, thùng phước sương có khi được ghi chữ cúng dường tam bảo. Chuyện đó cũng là bình thường, khi biết rằng ngay từ lúc đức Phật còn tại thế, Ngài và tăng đoàn đều được bá tánh phụng dưỡng để xây cất chốn tu hành, giảng dạy kinh kệ và nuôi nấng tăng chúng. Nhưng Phật cũng có giới luật để không người nào có thể chiếm dụng của bố thí của bá tánh làm của riêng.
Người tu hành chỉ được có những vật dụng tối cần thiết để sống và hành đạo. Ở Việt Nam, chúng ta cũng thấy nhiều tấm gương sáng của các bậc chân tu, như Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ, vừa mới tạ thế. Trong suốt cuộc đời, ngoài giờ hành lễ hay đi hoằng pháp, Ngài luôn cùng môn đệ cần cù cày cấy đến tận năm 80 tuổi. Khi tuổi cao sức yếu, không còn ra đồng trồng lúa được nữa, hằng ngày Đại lão Hòa thượng vẫn làm vườn, dọn dẹp trong chùa.
Đến nhiều chùa chiền hiện nay, ta thường thấy các tượng Phật, tượng La hán, những bàn thờ, am nhỏ rải đầy những tờ tiền lẻ, dù thùng tiền công đức vẫn có, thuận tiện cho mọi người cúng dường. Chuyện bố thí cho người ăn xin dọc đường vào chùa mà thấp thoáng phía sau có người chăn dắt. Chuyện phóng sinh chim mà xa xa có người lăm le bắt lại để tiếp tục bán. Chắc mọi người cũng đều biết.
Dẫu biết nhân quả có ở đời ai làm ác sẽ nhận điều chẳng lành, nhưng biết đâu hành động dễ dãi, vô tư của chúng ta vô tình tiếp tay cho ai đó làm điều xấu.
Xuân về, Tết đến nên giúp đỡ người thân, người khó khăn có hoàn cảnh nghiệt ngã gần mình (chí ít chúng ta còn có thể tìm hiểu, tiền của chúng ta có làm được điều chúng ta mong muốn hay không). Những chương trình như “Cặp lá yêu thương”, “bữa ăn có thịt” hay những quán cơm 2 ngàn… đã được cộng đồng thẩm định và tin tưởng từ nhiều năm, luôn sẵn sàng đón nhận sự tiếp sức của chúng ta. Còn khi đã vào chùa, nên gửi tấm lòng của mình đến nơi tiếp nhận nghiêm túc, lịch sự.
Theo Nguyễn Huỳnh Đạt
Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc
Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc khi ngày vía Thần Tài năm Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ Sáu, ngày 7/2 Dương lịch, ngày làm việc trong tuần.
Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?
Ngày vía Thần Tài nhiều người thường có thói quen đi mua vàng nên thường xảy ra tình trạng chen chúc, giá tăng vọt. Vậy có thể mua vàng trước ngày vía Thần Tài hay không?
Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa
(NSMT) - Nhiều người cứ than thở Tết trong mắt con trẻ bây giờ “nhạt” lắm, chẳng còn háo hức và mong ngóng như xưa…
Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.
Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer
(NSMT) - Lễ cúng Trăng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, phản ánh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Với hoạt động đặc trưng là đút cốm dẹp, hay còn gọi là Oóc Om Bóc trong tiếng Khmer, lễ cúng Trăng còn được biết đến rộng rãi với cái tên Lễ Oóc Om Bóc.
Lung linh đêm hội sông Trăng
(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.