Xưa - Nay

Đình Hòa Tú - Nơi diễn ra cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ ở Sóc Trăng

Thứ hai, 27/03/2023, 14:00 PM

(NSMT) - Cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ ở Sóc Trăng là cuộc khởi nghĩa được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ, tích cực tham gia và đạt thắng lợi. Dù sự thắng lợi chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng cuộc khởi nghĩa đã để lại cho phong trào đấu tranh cách mạng của Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng nhiều dấn ấn không phai.

Chấp hành sự chỉ đạo của Xứ uỷ, Tỉnh uỷ Lâm thời Sóc Trăng nhanh chóng triển khai kế hoạch tập trung ở các địa phương như An Lạc Thôn, Ba Trinh (Kế Sách); Lạc Hòa (Vĩnh Châu); Châu Khánh, Trường Khánh, Tân Thạnh (Long Phú)... Đặc biệt, Tỉnh uỷ quyết định chọn địa bàn Hòa Tú làm điểm chỉ đạo khởi nghĩa giành chính quyền.

Ngày 23/11/1940, nhận được lệnh khởi nghĩa của Xứ ủy, chậm hơn 14 tiếng so với thời gian quy định khởi nghĩa chung của toàn Nam Kỳ, nhưng các đồng chí trong Chi bộ Hòa Tú vẫn tiến hành tổ chức huy động lực lượng khởi nghĩa. Một cuộc họp khẩn đã được triệu tập tại nhà đồng chí Văn Ngọc Chính đi đến quyết định ba vấn đề lớn trong đó có việc tập hợp lực lượng khởi nghĩa ở Xóm Đình. Lực lượng khởi nghĩa khoảng trên 100 người đã nhanh chóng tiến công vào các điểm trọng yếu của địch như nhà Việc, đồn Cổ Cò, nhà Hương quản Tệt, nhà địa chủ Nguyễn Tấn Lễ, đồn điền Trương Vĩnh Khánh. Kết quả đã tiêu huỷ nhiều hồ sơ quan trọng của địch, thu 7 khẩu súng và một số đạn dược.

Đình Hòa Tú

Ngày 24/11/1940, Chủ tỉnh Sóc Trăng cùng viên hiến binh (người Pháp) và viên sĩ quan (người Việt) tập trung quân lính có trang bị vũ khí đầy đủ để đàn áp, hòng dập tắt cuộc khởi nghĩa. Tuy nhiên, với những vũ khí thô sơ và ít ỏi, tổ chiến đấu của lực lượng khởi nghĩa đã chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, không sợ hy sinh.

Trong cuộc chiến đấu không cân sức ấy, chiến sĩ Nguyễn Văn Lời đã anh dũng hy sinh, nhiều nghĩa quân và nhân dân bị địch vây bắt và tra khảo hết sức dã man. Nhiều người trong Ban Chỉ huy khởi nghĩa bị địch truy lùng gắt gao, chúng liên tiếp mở các cuộc càn quét, đốt phá các nơi; theo thống kê, số người bị bắt ở vùng Hòa Tú lên đến hàng trăm, trong đó có các ông Văn Ngọc Chính, Văn Ngọc Tố, Văn Ngọc Nhụy, Lương Đơn Quế và nhiều quần chúng tích cực.

Đình Hòa Tú xưa

Qua nhiều lần xét xử tại tòa án quân sự Sài Gòn và tòa án tiểu hình Sóc Trăng, đã có 36 đảng viên và quần chúng Sóc Trăng bị kết án đày đi Côn Đảo, trong đó có 16 người vĩnh viễn nằm xuống tại nơi được gọi là “địa ngục trần gian”.

Nơi xuất phát cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở Sóc Trăng chính là đình Hòa Tú, tọa lạc tại ấp Hòa Trực, xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên. Sau Nam Kỳ khởi nghĩa năm 1940, đình Hòa Tú đã bị thực dân Pháp san bằng. Nhân dân làng Hòa Tú lại chung tay xây dựng lại ngôi đình. Qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đình Hòa Tú là căn cứ địa cách mạng, nên hứng chịu nhiều bom đạn, bị phá hủy rất nhiều.

Theo các cụ cao niên, đình Hòa Tú nguyên là đình thần của làng Hòa Tú, được xây dựng năm 1852 dưới thời Vua Tự Đức và được tu sửa nhiều lần. Sau giải phóng 30/4/1975, UBND tỉnh Sóc Trăng đã vài lần tiến hành trùng tu, lần gần đây nhất là vào năm 2010 với tổng kinh phí khoảng 390 triệu đồng.

Đình Hòa Tú sau nay

Ngôi đình gồm ba gian song song (chữ tam), cổng đình nhìn ra hướng Đông Bắc, mái lợp ngói âm dương. Trong đình từ cột kèo, bài vị, bàn thờ, liễn thờ đều được chạm trỗ rất khéo léo. Gian đầu là nhà võ ca, gian giữa là nhà khách, gian sau là điện thờ Thần. Trên nóc của gian nhà võ ca dọc theo đòn dông là tượng “Lưỡng long triều nguyệt” - hai con rồng chầu mặt trăng, được đúc tròn bằng xi măng, trang trí bằng sơn dầu, mỗi con dài 1,2m, rồng trong tư thế lượn cong, sừng ngắn, vi lưng và đuôi ngắn.

Bên trong của Đình được trang trí như sau: bệ thờ Thần ở giữa treo một bảng nền đỏ gắn chữ Thần bằng gỗ sơn dầu, nhũ vàng, một bộ tam sư gồm bình gốm cắm hương và hai chân nến bằng gỗ hai bên. Mặt trước của bệ thờ thần là hình tượng hai con hạc cưỡi lưng quy vẽ bằng sơn dầu. Góc trái của điện thờ là bệ thờ đồng chí Văn Ngọc Chính và các liệt sỹ hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940. Góc phải thờ các liệt sỹ và nhân dân Hòa Tú hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Bốn cột tròn to giữa chính điện được trang trí sơn dầu. Hai cột phía trong vẽ hình rồng cuốn xung quanh, hai thân cột phía ngoài là hai câu đối viết theo dạng liễn, chữ vàng, nền đen, câu bên trái: "Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại"; câu bên phải: "Vô cùng thương tiếc Chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến".

Đình Hòa Tú được công nhận là Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia theo Quyết định số 734/QĐ ngày 16/6/1992 của Bộ Văn hóa – Thông tin.

Đình Hòa Tú được công nhận là Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia theo Quyết định số 734/QĐ ngày 16/6/1992 của Bộ Văn hóa – Thông tin.

Từ nhiều năm nay, cứ đến ngày rằm tháng 2 hàng năm là ngày người dân Hòa Tú và các địa phương ở Mỹ Xuyên nói riêng, Sóc Trăng nói chung tổ chức cúng “lịnh thần”. Đông đảo nhân dân địa phương đến tham dự. Họ trang phục ghe thuyền cờ lộng, trống phách, đờn, kèn nhạc lễ đến rước Sắc phong và chánh điện đình thần an vị, sau đó là phần khai lễ, cúng bái. Trước cúng linh thần cùng chiến sĩ, đồng bào Hòa Tú “vị quốc vong thân” và cầu an cho bá tánh, cho bà con ở địa phương.

Sao Khuê  
Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc

Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc

Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc khi ngày vía Thần Tài năm Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ Sáu, ngày 7/2 Dương lịch, ngày làm việc trong tuần.

Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?

Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?

Ngày vía Thần Tài nhiều người thường có thói quen đi mua vàng nên thường xảy ra tình trạng chen chúc, giá tăng vọt. Vậy có thể mua vàng trước ngày vía Thần Tài hay không?

Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa

Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa

(NSMT) - Nhiều người cứ than thở Tết trong mắt con trẻ bây giờ “nhạt” lắm, chẳng còn háo hức và mong ngóng như xưa…

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.

Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer

Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer

(NSMT) - Lễ cúng Trăng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, phản ánh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Với hoạt động đặc trưng là đút cốm dẹp, hay còn gọi là Oóc Om Bóc trong tiếng Khmer, lễ cúng Trăng còn được biết đến rộng rãi với cái tên Lễ Oóc Om Bóc.

Lung linh đêm hội sông Trăng

Lung linh đêm hội sông Trăng

(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.